Câu 1: Cho đường tròn (O; 25). Khi đó dây lớn nhất của đường tròn (O; 25) có độ dài là:
- A. 12,5
-
B. 25
- C. 50
- D. 20
Câu 2: Cho hai đường thẳng xy và x’y’ vuông góc với nhau tại O. Một đoạn thẳng AB = 8 chuyển động sao cho A luôn nằm trên xy và B luôn nằm trên x’y’. Khi đó trung điểm M của đoạn AB di chuyển trên đoạn nào?
- A. Đường thẳng song song với xy cách xy một đoạn là 4
- B. Đường thẳng song song với x’y’ cách x’y’ một đoạn là 4
-
C. Đường tròn tâm O bán kính là 4
- D. Đường tròn tâm O bán kính là 8
Câu 3: Cho tam giác ABC có BH, CE là các đường cao. Gọi M là giao điểm BH và CE. I là trung điểm BC. Khi đó B, C, E, H cùng thuộc đường tròn nào?
- A. (I; R = IA)
-
B. (I; R = IB)
- C. (M; R = MB)
- D. (M; R = MA)
Câu 4: Cho đường tròn tâm A đường kính BC. Gọi D là trung điểm AB. Dây EF vuông góc với AB tại D. Tứ giác EBFA là hình gì?
- A. Hình chữ nhật
- B. Hình vuông
-
C. Hình thoi
- D. Chưa đủ dữ kiện để kết luận
Câu 5: Cho đường tròn (O; R) và 2 dây AB và CD bằng nhau và vuông góc với nhau tại I. Giả sử IA = 2, IB = 4. Khoảng cách từ tâm O tới AB là d và tới CD là d’
Giá trị của d và d’
- A. d = 2; d′ = 1
-
B. d = d′ = 1
- C. d = d′ = 2
- D. d = 1; d′ = 2
Câu 6: Cho đường tròn (O; 12) có đường kính CD. Dây MN qua trung điểm I của OC sao cho góc NID bằng 30 độ. MN = ?
-
A. 6√15
- B. 6√2
- C. 9
- D. 6
Câu 7: Cho đường tròn (O; R) và một dây CD. Từ O kẻ tia vuông góc với CD tại M, cắt (O) tại H. Biết CD = 16, MH = 4.R = ?
- A. 8
- B. 9
-
C. 10
- D. 11
Câu 8: Đường tròn là hình:
- A. Không có trục đối xứng
- B. Có một trục đối xứng
- C. Có hai trục đối xứng
-
D. Có vô số trục đối xứng
Câu 9: Cho (O; 15cm) có dây AB = 24 cm thì khoảng cách từ tâm O đến dây AB là:
- A. 12 cm
-
B. 9 cm
- C. 8 cm
- D. 6 cm
Câu 10: Nếu tam giác có góc tù thì tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là điểm nằm ở:
-
A. Ngoài tam giác
- B. Trong tam giác
- C. Là trung điểm của cạnh nhỏ nhất
- D. Là trung điểm của cạnh lớn nhất
Câu 11: Cho đoạn thẳng OI = 8 cm. Vẽ các đường tròn (O; 10cm); (I; 2cm). Hai đường tròn (O) và (I) có vị trí tương đối như thế nào với nhau?
- A. (O) và (I) cắt nhau
- B. (O) và (I) tiếp xúc ngoài với nhau
-
C. (O) và (I) tiếp xúc trong với nhau
- D. (O) và (I) không cắt nhau
Câu 12: Cho (O; 6cm) và đường thẳng a. Gọi d là khoảng cách từ tâm O đến a. Điều kiện để a cắt (O) là:
-
A. Khoảng cách d < 6cm
- B. Khoảng cách d = 6 cm
- C. Khoảng cách d ≤ 6cm
- D. Khoảng cách d > 6 cm
Câu 13: Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là:
- A. Giao của 3 đường trung tuyến
- B. Giao của 3 đường phân giác
-
C. Giao của 3 đường trung trực
- D. Giao của 3 đường cao
Câu 14: Gọi d là khoảng cách hai tâm của hai đường tròn (O, R) và (O', r) (với 0 < r < R). Để (O) và (O') ở ngoài nhau thì
- A. d < R – r
- B. d = R – r
- C. d = R + r
-
D. d > R + r
Câu 15: Cho tam giác ABC có độ dài các cạnh AB = 7 cm; AC = 24 cm; BC = 25 cm. Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là:
- A. 10 cm
-
B. 12,5 cm
- C. 12 cm
- D. Một số khác
Câu 16: Cho hai đường tròn (O;5) và (O’;5) cắt nhau tại A và B. Biết OO’=8. Độ dài dây cung chung AB là:
- A. 4
- B. 5
-
C. 6
- D.7
Câu 17: Cho đường tròn (O;R) đường kính AB. M là một điểm nằm giữa A và B. Qua M vẽ dây CD vuông góc với AB
Biết AM = 4, R = 6,5. Giá trị diện tích tam giác BCD là bao nhiêu?
- A. 50
- B. 52
-
C. 54
- D. 56
Câu 18: Cho 2 đường tròn (O;R) và (O’;r), R > r
Trong các phát biểu sau phát biểu nào là phát biểu sai
- A. Hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau khi và chỉ khi R - r < OO' < R + r
-
B. Hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài khi và chỉ khi OO’ = R - r
- C. Hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc trong khi và chỉ khi OO’ = R - r
- D. Hai đường tròn (O) và (O’) gọi là ngoài nhau khi và chỉ khi OO’ > R + r
Câu 19: Cho đường thẳng d. Tâm các đường tròn có bán kính là 2 và tiếp xúc với d nằm trên đường nào
- A. Một đường thẳng song song với d và cách d một khoảng là 1
-
B. Một đường thẳng song song với d và cách d một khoảng là 2
- C. Hai đường thẳng song song với d và cách d một khoảng là 4
- D. Hai đường thẳng song song với d và cách d một khoảng là 2
Câu 20: Cho (O; 5cm) và đường thẳng d. Gọi OH là khoảng cách từ tâm O đến a. Điều kiện để a và O có 2 điểm chung là:
- A. Khoảng cách OH ≤ 5 cm
- B. Khoảng cách OH = 5 cm
- C. Khoảng cách OH > 5 cm
-
D. Khoảng cách OH < 5 cm
Câu 21: Cho tam giác ABC có độ dài các cạnh AB = 12 cm; AC = 16 cm; BC = 20 cm. Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là:
- A. 6 cm
- B. 8 cm
-
C. 10 cm
- D. 12 cm
Câu 22: Cho (O, 15 cm), dây AB cách tâm 9 cm thì độ dài dây AB là:
- A. 12 cm
- B. 16 cm
- C. 20 cm
-
D. 24 cm
Câu 23: Gọi d là khoảng cách 2 tâm của (O, R) và (O', r) với 0 < r < R. Để (O) và (O') tiếp xúc trong thì:
- A. R - r < d < R + r
-
B. d = R - r
- C. d > R + r
- D. d = R + r
Câu 24: Cho (O; 25), dây AB = 40. Vẽ dây CD song song với AB và có khoảng cách tới AB là 22. Độ dài dây CD là?
- A. 42
- B. 44
- C. 46
-
D. 48
Câu 25: Cho đường tròn (O; 25) và hai dây MN // PQ có độ dài theo thứ tự là 40 và 48. Khi đó khoảng cách giữa MN và PQ là:
- A. 22
- B. 8
- C. 30
-
D. 22 hoặc 8
Câu 26: Câu nào trong các câu sau đây là câu đúng:
- A. Đường thẳng tiếp xúc với đường tròn khi đường thẳng đó có 2 giao điểm với đường tròn
- B. Đường thẳng cắt đường tròn khi đường thẳng đó có 1 giao điểm với đường tròn
- C. Đường thẳng không giao nhau với đường tròn khi nó chỉ có 1 giao điểm với đường tròn
-
D. Đường thẳng cắt đường tròn khi đường thẳng đó có 2 giao điểm với đường tròn
Câu 27: Cho tam giác ABC có AH là đường cao (H thuộc BC). Đường tròn (A; AH) sẽ có vị trí như thế nào với các cạnh của tam giác ABC
- A. (A; AH) tiếp xúc với AB,AC và cắt BC
- B. (A; AH) tiếp xúc với BC, AC và không cắt AB
-
C. (A; AH) cắt AB, AC và tiếp xúc với BC
- D. (A; AH) cắt AB và tiếp xúc với BC, AC
Câu 28: Trong các phát biếu dưới đây phát biểu nào đúng:
- A. Đường thẳng d được gọi là tiếp tuyến của (O) khi chúng có điểm chung
- B. Đường thẳng d được gọi là tiếp tuyến khi d vuông góc với bán kính OA và OA < R
-
C. Đường thẳng d được gọi là tiếp tuyến của (O) khi d vuông góc với bán kính OA và A thuộc đường tròn
- D. Đường thẳng d được gọi là tiếp tuyến của (O) khi d vuông góc với OA tại A và OA > R
Câu 29: Cho đường tròn (O). A, B, C là 3 điểm thuộc đường tròn sao cho tam giác ABC cân tại A. Phát biểu nào sau đây đúng
Tiếp tuyến của đường tròn tại A là
- A. Đi qua A và vuông góc AB
-
B. Đi qua A và song song BC
- C. Đi qua A và song song AC
- D. Đi qua A và vuông góc BC
Câu 30: Cho tam giác ABC có AB = 3, AC = 4, BC = 5. Khi đó:
-
A. AC là tiếp tuyến của (B; 3)
- B. AB là tiếp tuyến của (C; 3)
- C. AB là tiếp tuyến của (B; 4)
- D. AC là tiếp tuyến của (C; 4)
Câu 31: Phát biểu nào sau đây là đúng
- A. Có 3 đường tròn nội tiếp một tam giác
- B. Có chỉ một đường tròn bàng tiếp một tam giác
- C. Giao điểm của các đường phân giác trong chính là tâm đường tròn bàng tiếp tam giác đó
-
D. Giao điểm của phân giác trong góc A và phân giác ngoài tại B là tâm đường tròn bầng tiếp trong góc A
Câu 32: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3, AC = 4. Đường tròn (I; r) nội tiếp tam giác ABC. Giá trị của r là:
-
A. 1
- B. 2
- C.3
- D.4
Câu 33: Cho tam giác ACB vuông tại A. O là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC. D, E, F lần lượt là các tiếp điểm trên AB, AC, BC. Hệ thức nào đúng
- A. AD = AC + AB - BC
-
B. 2AD = AB + AC - BC
- C. 2EC = AB + AC - BC
- D. 2BD = AC + BC - AB
Câu 34: Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (O). Biết góc AOC bằng 1300, góc OCA bằng 300. So sánh OB và OC
-
A. OB < OC
- B. OB > OC
- C. OB = OC
- D. Chưa đủ dữ kiện để so sánh
Câu 35: Cho đường tròn (O; 10) và (O’; 3). Biết OO’ = 8. Vị trí tương đối của hai đường tròn là
- A. (O) chứa (O’)
-
B. Cắt nhau
- C. Tiếp xúc trong
- D. Tiếp xúc ngoài