Câu 1: Góc nội tiếp nhỏ hơn hoặc bằng $90^{0}$ có số đo:
-
A. Bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn một cung
-
B. Bằng số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung
-
C. Bằng số đo cung bị chắn
-
D. Bằng nửa số đo cung lớn
Câu 2: Góc nội tiếp có số đo
-
A. Bằng hai lần số đo góc ở tâm cùng chắn một cung
-
B. Bằng số đo góc ở tâm cùng chắn một cung
-
C. Bằng số đo cung bị chắn
-
D. Bằng nửa số đo cung bị chắn
Câu 3: Khẳng định nào sau đây là sai?
-
A. Trong một đường tròn, góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.
-
B. Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp bằng nhau chắn hai cung bằng nhau
-
C. Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau
-
D. Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp bằng nhau thì cùng chắn một cung
Câu 4: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, đường cao AH và nội tiếp đường tròn tâm (O), đường kính AM. Gọi N là giao điểm của AH với đường tròn (O). Tứ giác BCMN là hình gì?
-
A. Hình thang
-
B. Hình thang vuông
-
C. Hình thang cân
-
D. Hình bình hành
Câu 5: Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O). Hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H. Vẽ đường kính AF. Hai đoạn thẳng nào sau đây bằng nhau?
-
A. BF = FC
-
B. BH = HC
-
C. BF = CH
-
D. BF = BH
Câu 6: Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O). Hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H. Vẽ đường kính AF. Gọi M là trung điểm BC. Khi đó:
-
A. AH = 2.OM
-
B. AH = 3. OM
-
C. AH = 2.HM
-
D. AH = 2. FM
Câu 7: Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O). Hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H. Vẽ đường kính AF. Chọn câu đúng:
-
A. BH = BE
-
B. BH = CF
-
C. BH = HC
-
D. HF = BC
Câu 8: Cho (O), đường kính AB, điểm D thuộc đường tròn. Gọi E là điểm đối xứng với A qua D. Tam giác ABE là tam giác gì?
-
A. ∆BAE cân tại E
-
B. ∆BAE cân tại A
-
C. ∆BAE cân tại
-
B D. ∆BAE đều
Câu 9: Cho (O), đường kính AB, điểm D thuộc đường tròn. Gọi E là điểm đối xứng với A qua D. Gọi K là giao điểm của EB với (O). Chọn khẳng định sai?
-
A. OD // EB
-
B. OD ⊥ AK
-
C. AK ⊥ BE
-
D. OD ⊥ AE
Câu 10: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O; R), đường cao AH, biết AB = 9cm, AC = 12cm, AH = 4cm. Tính bán kính của đường tròn (O)
-
A. 13,5cm
-
B. 12cm
-
C. 18cm
-
D. 6cm
Câu 11: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O; R), đường cao AH, biết AB = 12cm, AC = 15cm, AH = 6cm. Tính đường kính của đường tròn (O)
-
A. 13,5cm
-
B. 12cm
-
C. 15cm
-
D. 30cm
Câu 12: Hình nào dưới đây biểu diễn góc nội tiếp?
-
A. Hình 1
-
B. Hình 2
-
C. Hình 3
-
D. Hình 4
Câu 13: Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn bằng bao nhiêu độ?
-
A. $45^{0}$
-
B. $90^{0}$
-
C. $60^{0}$
-
D. $120^{0}$
Câu 14: Cho đường tròn (O) và điểm I nằm ngoài (O). Từ điểm I kẻ hai dây cung AB và CD (A nằm giữa I và B, C nằm giữa I và D). Cặp góc nào sau đây bằng nhau?
-
A. $\widehat{ACI}$; $\widehat{IBD}$
-
B. $\widehat{CAI}$; $\widehat{IBD}$
-
C. $\widehat{ACI}$; $\widehat{IDB}$
-
D. $\widehat{ACI}$; $\widehat{IAC}$
Câu 15: Cho đường tròn (O) và điểm I nằm ngoài (O). Từ điểm I kẻ hai dây cung AB và CD (A nằm giữa I và B, C nằm giữa I và D) sao cho $\widehat{CAB}$=$120^{0}$
-
A. $\widehat{IAC}$=$\widehat{CDB}$=$70^{0}$
-
B. $\widehat{IAC}$=$\widehat{CDB}$=$60^{0}$
-
C. $\widehat{IAC}$=$60^{0}$; $\widehat{CDB}$=$70^{0}$
-
D. $\widehat{IAC}$=$70^{0}$; $\widehat{CDB}$=$60^{0}$
Câu 16: Cho đường tròn (O) và điểm I nằm ngoài (O). Từ điểm I kẻ hai dây cung AB và CD (A nằm giữa I và B, C nằm giữa I và D) sao cho $\widehat{CAB}$=$120^{0}$ Hai tam giác nào sau đây đồng dạng?
-
A. IAC ~ IDB
-
B. IAC ~ IBD
-
C. CAI ~ ACD
-
D. BAC ~ DBI
Câu 17: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, đường cao AH và nội tiếp đường tròn tâm (O), đường kính AM. Góc $\widehat{OAC}$ bằng
-
A. $\widehat{AMC}$
-
B. $\widehat{BAH}$
-
C. $\widehat{OCM}$
-
D. $\widehat{ABH}$
Câu 18: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, đường cao AH và nội tiếp đường tròn tâm (O), đường kính AM. Số đo góc $\widehat{ABM}$ là:
-
A. $90^{0}$
-
B. $80^{0}$
-
C. $110^{0}$
-
D. $120^{0}$
Câu 19: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, đường cao AH và nội tiếp đường tròn tâm (O), đường kính AM. Gọi N là giao điểm của AH với đường tròn (O). Chọn câu sai.
-
A. MN//BC
-
B. BM>CN
-
C. BM=CN
-
D. $\widehat{ANM}=90^{0}$
Câu 20: Cho đường tròn (O) và hai dây cung AB, AC bằng nhau. Qua A vẽ một cát tuyến cắt dây BC ở D và cắt (O) ở E. Khi đó DA. DE bằng
-
A. $DC^{2}$
-
B. $DB^{2}$
-
C. DB.DC
-
D. AB.AC