Câu 1: Đồ thị của hàm bậc nhất $y=ax+b (a \neq 0)$:
- A. Là đường thẳng đi qua gốc tọa độ
- B. Là đường thẳng đi qua hai điểm $(b;0)$ và $(0;\frac{-b}{a})$
- C. Là đường thẳng đi qua hai điểm $(0;-b)$ và $(\frac{-b}{a};0)$
-
D. Là đường thẳng đi qua hai điểm $(0;b)$ và $(\frac{-b}{a};0)$
- E. Là đường thẳng đi qua hai điểm $(0;a)$ và $(\frac{-b}{a};0)$
Câu 2: Cho đường thẳng y=ax+b$. Khi đó, ta gọi a là:
- A. hệ số biến thiên của đường thẳng này
-
B. hệ số góc của đường thẳng này
- C. hệ số cố định của đường thẳng này
- D. hệ số hiển thị độ nghiêng của đường thẳng này
- E. một tên gọi tùy ý
Câu 3:
- A.Đồ thị hàm y=ax+b còn gọi là đường ax+b. Số b được gọi là tung độ gốc của đường thẳng
- B.Đồ thị hàm y=ax+b còn gọi là đường ax+b. Số b được gọi là hệ số góc của đường thẳng
-
C.Đồ thị hàm y=ax+b còn gọi là đường ax+b. Số b được gọi là tung độ gốc của đường thẳng
- D.Đồ thị hàm y=ax+b còn gọi là đường ax+b. Số b được gọi là tung độ cố định của đường thẳng
- E.Đồ thị hàm y=ax+b còn gọi là đường ax+b. Số a được gọi là hệ số góc của đường thẳng
Câu 4: Đồ thị hàm số y=-2007x+2005 đi qua hai điểm:
- A.(0;2005) và (1;4012)
- B.(0;2005) và (-2007;0)
- C.(0;2005) và ($-\frac{2005}{2007}$;0)
- D.(0;2005) và (0;15)
-
E.(1;-2) và ($\frac{2005}{2007}$;0)
Câu 5: Cho hàm số y=f(x)=(m-2)x-2m+3 với m là số thực số định khác 2. Câu nào sau đây đúng?
- A. Nếu f(0)=4 thì hàm số nghịch biến trên R
- B. Nếu f(1)=-2 thì hàm số đồng biến trên R
- C. Cả a và b đều sai
-
D. Cả a và b đều đúng
Câu 6: Cho 2 hàm số $f(x)=ax+\sqrt{3}(a \neq 0)$, $g(x)=(a^{2}+1)x-1$. Các mệnh đề sau:
- f(x) +g(x) đồng biến
- f(x)-g(x) đồng biến
- g(x)-f(x) nghịch biến
- A. Chỉ 1
- B. Chỉ 2
-
C. Chỉ 3
- D. Chỉ 1 và 2
Câu 7: Mệnh đề nào dưới đây đúng với hàm số bậc nhất:
- A.Xác định với $\forall x \in R$
- B.Đồng biến khi a > 0
- C.Nghịch biến khi a < 0
-
D.Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 8: Cho hàm số $y=f(x)=ax(a \neq 0)$. Xét các hệ thức:
- $f(kx)=kf(x)$
- $f(x_{1}+x_{2})=f(x_{1})+f(x_{2})$
- $f(x_{1}.x_{2})=f(x_{1}).f(x_{2})$
-
A. Chỉ 1 và 2
- B. Chỉ 1 và 3
- C. Chỉ 2 và 3
- D. Tất cả đều sai
Câu 9: Cho hàm số $y=f(x)=(\sqrt{3}-\sqrt{5})x+\sqrt{5}+\sqrt{3}$
Biết $f(x_{0})=1, vậy $x_{0}$ bằng:
- A.$\frac{\sqrt{5}+\sqrt{3}}{\sqrt{3}-\sqrt{5}}$
- B.$\frac{\sqrt{5}+\sqrt{3}}{\sqrt{5}-\sqrt{3}}$
- C.$\frac{(\sqrt{3}+\sqrt{5})(\sqrt{3}-\sqrt{5}+1)}{2}$
-
D.$\frac{(\sqrt{3}+\sqrt{5})(\sqrt{3}+\sqrt{5}+1)}{2}$
Câu 10: Cho hàm số $y=3\sqrt{x^{2}-10x+25}-2x+4$. Câu nào sau đây đúng?
-
A.Hàm số đồng biến khi x > 5
- B.Hàm số nghịch biến khi x > 5
- C.Hàm số đồng biến trên R
- D.Hàm số nghịch biến trên R
Câu 11: Cho hàm số $y =\sqrt{x^{2}-4x+4}+2x+7$
Câu nào sau đây đúng?
- A.Hàm số nghịch biến khi x > 2
- B.Hàm số nghịch biến khi x < 2
-
C.Hàm số đồng biến trên R
- D.Hàm số nghịch biến trên R
Câu 12: Hàm số f(x) xác định với mọi $x \in R$, biết rằng f(a+b)=f(ab) với mọi a,b và f(-1)=-1. Vậy f(2003) bằng:
- A.1
-
B.-1
- C.2003
- D.-2003
- E.Đáp số khác
Câu 13: Với mọi số thực x, gọi f(x) là giá trị nhỏ nhất trong các số 4x+1, x+2 và -2x+4, thì giá trị lớn nhất của f(x) là:
- A.$\frac{1}{3}$
- B.$\frac{1}{2}$
- C.$\frac{2}{3}$
-
D.$\frac{8}{3}$
Câu 14: Nếu điểm $(1;y_{1})$ và $(-1;y_{2})$ ở trên đường (D): y=ax+b và $y_{1}+y_{2}=4$ thì (D) bằng:
- A.-2
- B.0
-
C.2
- D.4
Câu 15: Trong các mệnh đề sau đây mệnh đề nào đúng?
- A.Tổng của hai hàm số bậc nhất là một hàm số bậc nhất
- B.Hiệu của hai hàm số bậc nhất là một hàm số bậc nhất
- C.Tích của hai hàm số bậc nhất là một hàm số bậc nhất
-
D. Tất cả đều sai