Câu 1: Phương trình $\sqrt{x}=a$ vô nghiệm khi ?
- A. a = 0
- B. a > 0
-
C. a < 0
- D. a ≠ 0
Câu 2: Đồ thị hàm số y=f(x) là:
-
A. Tập hợp tất cả các điểm có tọa độ (x;f(x)), với x chạy trên tất cả các giá trị của tập X.
- B. Tập hợp tất cả các điểm có tọa độ (x;y), với y chạy trên tất cả các giá trị của tập Y.
- C. Tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;y) trên mặt phẳng tọa độ, với x là số tùy ý.
- D. Tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;y) trên mặt phẳng tọa độ, với y là một số thuộc Y.
Câu 3: Với giá trị nào của x thì biểu thức $\sqrt{9x^{2}+6x+ 1}$ có căn bậc hai? Câu nào sau đây đúng nhất?
- A. Với mọi x > 0
-
B. Với mọi x
- C. x = 0
- D. x = 13
Câu 4: Đường tròn là hình:
- A. Không có trục đối xứng
- B. Có một trục đối xứng
- C. Có hai trục đối xứng
-
D. Có vô số trục đối xứng
Câu 5: Cho biểu thức $\sqrt{x-3} + \sqrt{y-4}$ biết x + y = 8. Giá trị lớn nhất của biểu thức là ?
- A. 1
-
B. $\sqrt{2}$
- C. $\sqrt{3}$
- D. $\sqrt{5}$
Câu 6: Tính N = $\frac{\sqrt{\sqrt{5}+2}+\sqrt{\sqrt{5}+2}}{\sqrt{\sqrt{5}+1}}-\sqrt{3-2\sqrt{2}}$
-
A. 1
- B. $2\sqrt{2}$ -1
- C. $\frac{\sqrt{5}}{2}$
- D. $\sqrt{\frac{5}{2}}$
Câu 7: Nếu f(x) = 2x−3, thì f(x+1)−f(x) bằng:
- A. -4
- B. -2
-
C. 2
- D. 4
Câu 8: Phương trình $\sqrt{4(1+x)^{2}}$=6 có:
- A. Vô nghiệm
- B. Vô số nghiệm
- C. 1 Nghiệm
-
D. 2 Nghiệm
Câu 9: Biết $\sqrt{x^{2}-2x+1}- \sqrt{x^{2}+2x+1} = -2$. Giá trị của x là:
-
A. x ≥ 1
- B. x < 1
- C. x > −1
- D. x > −2
Câu 10: Đường thẳng đi qua hai điểm M(-2;4) và N(1;1) có tung độ gốc là:
- A. 1
- B. 2
- C. 3
-
D. Một đáp số khác
Câu 11: Giá trị lớn nhất của biểu thức A = $\sqrt{x-2} + \sqrt{4-x}$ là ?
-
A. 2.
- B. 1.
- C. $2\sqrt{2}$.
- D. 4.
Câu 12: Cho đường tròn tâm O đường kính AB, dây CD vuông góc với OA tại H nằm giữa O và A.Gọi E là điểm đối xứng tâm O' đường kính EB.Câu nào sau đây sai?
- A.Đường tròn (O) tiếp xúc với đường tròn (O').
-
B.Tứ giác ACED là hình vuông.
- C.Điểm I thuộc đường tròn (O').
- D.HI là tiếp tuyến của đường tròn (O').
Câu 13: Cho tam giác ABC có độ dài các cạnh AB = 7 cm; AC = 24 cm; BC = 25 cm. Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là:
- A. 10 cm
-
B. 12,5 cm
- C. 12 cm
- D. Một số khác
Câu 14: Giá trị của biểu thức $\sqrt{9a^{2}(b^{2}+4-4b)}$ khi a = 2 và b= $-\sqrt{3}$, bằng giá trị nào sau đây ?
-
A. 6(2+$\sqrt{3}$)
- B. 6(2−$\sqrt{3}$)
- C. 3(2+$\sqrt{3}$)
- D. 3(2−$\sqrt{3}$)
Câu 15: Cho đường tròn (O;R) dây BC<2R.Các tiếp tuyễn của đường tròn tại B và C cắt nhau tại A;H là trung điểm của BC;AB cắt CO tại M,AC cắt BO tại .Câu nào sau đây đúng?
- A. O,H,A thẳng hàng.
- B. HB.HC=HO.HA
- C. BCNM là hình thang cân
-
D. Cả a,b,c đều đúng
Câu 16: Tập xác định của hàm số f(x) = $\sqrt{x+2}$ là:
- A. Tập hợp các số thực x mà x >−2
- B. Tập hợp các số dương x mà x ≥−2
-
C. Tập hợp các số thực x mà x ≥−2
- D. Tập hợp tất cả các số thực
Bài 17: Phương trình đường thẳng (d) đi qua O (0; 0) và (d) hợp bởi tia Ox một góc 45 là:
- A. y = -x
-
B. y = x
- C. y = $\sqrt{2}x$
- D. y = -$\sqrt{2}x$
Câu 18: Cho đường tròn (O; 25). Khi đó dây lớn nhất của đường tròn (O; 25) có độ dài là:
- A. 12,5
-
B. 25
- C. 50
- D. 20
Câu 19: Các phát biểu nào sau đây đúng:
-
A. $A\sqrt{B}$ = $\sqrt{A^{2}B}$ (A ≥ 0, B ≥ 0)
- B. $A\sqrt{B}$ = $\sqrt{A^{2}B}$ (A<0,B≥0)
-
C. $A\sqrt{B}$ = $\sqrt{A^{2}B}$ (A≥0,∀B)
-
D. $A\sqrt{B}$ = $\sqrt{A^{2}B}$ (A≠0,B≠0)
Câu 20: Tam giác ABC vuông tại B có AB = 6,BC = 8. Giá trị của sinA là:
- A. $\frac{2}{3}$
- B. $\frac{3}{4}$
-
C. $\frac{4}{5}$
- D. $\frac{3}{5}$
Câu 21: Tìm câu sai trong các câu sau:
- A. Tâm của đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó.
- B. Bất kì đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn
- C. Đường kính vuông góc với dây cung thì chia dây cung đó thành hai phần bằng nhau.
- D. Đường kính đi qua trung điểm của một dây cung không đi qua tâm thì vuông góc với dây cung ấy.
-
E. Trong các câu trên, có ít nhất một câu sai
Câu 22: Cho điểm A(1;-2) và đường thẳng (d) có phương trình y = 4x + 11. Phương trình của đường thẳng (k) đi qua A và song song với (d) là
- A. y = -4x-6
- B. y = 2x-6
-
C. y = 4x-6
- D. y = 4x-12
Câu 23: Đường thẳng y = (4 – m)x + 3 tạo với trục Ox một góc nhọn khi:
- A. m < - 4
- B. m > - 4
- C. m > 4
-
D. m < 4
Câu 24: Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH, với BH = 1, BC = 2 (đơn vị độ dài). Khi đó:
- A. Độ dài cạnh AB là số hữu tỉ
- B. Độ dài cạnh AB là số nguyên
-
C. Độ dài cạnh AB là số vô tỉ
- D. Độ dài cạnh AB bằng 7
Câu 25: Hai đường thẳng y = (m−1)x + 2(m≠1) và y = 3x−1 cắt nhau khi m bằng:
- A. -4
- B. ≠−4
- C. 4
-
D. ≠4
Câu 26: Phương trình đường thẳng đi qua M(2;3) và song song với đường thẳng y=2x+3 là:
- A. y = -2x+1
- B. y = -x+2
- C. y = -2x+6
-
D. y = 2x-1
Câu 28: Cho một tam giác vuông có góc nhọn α. Câu nào sau đây sai?
-
A. Tỉ số giữa cạnh đối và cạnh huyền được gọi là cosin của góc α, kí hiệu cosα
- B. Tỉ số giữa cạnh kề và cạnh huyền được gọi là cosin của góc α, kí hiệu cosα
- C. Tỉ số giữa cạnh đối và cạnh kề được gọi là tang của góc α, kí hiệu tanα
- B. Tỉ số giữa cạnh kề và cạnh đối được gọi là cotang của góc α, kí hiệu cotα
Câu 29:Giải tam giác vuông ABC, biết cạnh huyền BC bằng 7, góc nhọn $\widehat{B}=36^{0}$
- A. $\widehat{C}=32^{0}$
- B. AB = 23,4
- C. AC = 11,5
- D. $\widehat{C}=32^{0}$, AB = 5,663
-
E. Tất cả các câu trên đều sai
Câu 30: Cho đường tròn tâm O, bán kính R và một điểm P cố định nằm ngoài đường tròn. Qua P, một đường thẳng di động, cắt đường tròn này tại A và B
- A. Quỹ tích trung điểm M của AB là đường tròn đường kính PO
- B. Quỹ tích trung điểm M của AB là đường tròn tâm O, bán kính PO
- C. Quỹ tích trung điểm M của AB là đường tròn tâm P, bán kính PM
-
D. Tất cả các câu trên đều sai
Câu 31: Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH, với HB = 4, HC = 16. Tính đường cao AH.
- A. 5
- B. 5,5
- C. 6
-
D. Một kết quả khác
Câu 32: Cho tam giác ABC vuông ở A. Đường tròn tâm I nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc với AB, AC ở D và E. Số đo góc $\widehat{BIC}$ là
- A. 120$^{0}$
-
B. 135$^{0}$
- C. 150$^{0}$
- D. Một đáp số khác
Câu 33: Giá trị của biểu thức $\sqrt{32(1-\sqrt{2})^{2}}$ bằng:
- A. 4(1−$\sqrt{2}$)
- B. 4($\sqrt{2}$−1)
- C. 8$\sqrt{2}$
-
D. 4(2−$\sqrt{2}$)
Câu 34: Cho (O; 6cm) và đường thẳng a. Gọi d là khoảng cách từ tâm O đến a. Điều kiện để a cắt (O) là:
-
A. Khoảng cách d < 6cm
- B. Khoảng cách d = 6 cm
- C. Khoảng cách d ≤ 6cm
- D. Khoảng cách d > 6 cm
Câu 35: Trong đường tròn (O;r) cho hai dây AB = r$\sqrt{2}$, AC = r$\sqrt{3}$ (B,C năm phía khác đối với AO). Góc $\widehat{BAC}$ là
- A. 30$^{0}$
- B. 45$^{0}$
- C. 60$^{0}$
-
D. 75$^{0}$
Câu 36: Cho số a < 0. Câu nào sau đây là câu sai?
- A. $a^{2}$ là căn bậc hai số học của số không âm a
- B. Số a có căn bậc hai là $a^{2}$ > 0 và $-a^{2}$ <0
-
C. Một trong hai câu A và B là câu sai
- D. Có ít nhất một trong hai câu A và B là câu đúng.
Câu 37: Cho đường tròn (O;R) đường kính AB. M là một điểm nằm giữa A và B. Qua M vẽ dây CD vuông góc với AB. Biết AM = 4, R = 6,5. Giá trị diện tích tam giác BCD là bao nhiêu?
- A. 50
- B. 52
-
C. 54
- D. 56
Câu 38: Đường thẳng qua hai điểm A(-1;1) và B(2;4) có hệ số góc là:
-
A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. Một đáp số khác
Câu 39: Cho hàm số y=(m−2)x+1. Với giá trị nào của m thì hàm số đồng biến trên R? Nghịch biến trên R?
- A. Với m≠2 thì hàm số đồng biến trên R; m<2 thì hàm số nghịch biến trên R.
- B. Với m< 2 thì hàm số đồng biến trên R; m=2 thì hàm số nghịch biến trên R
- C. Với m = 2 thì hàm số đồng biến trên R; m < 2 thì hàm số nghịch biến trên R
-
D. Tất cả các câu trên đầu sai
Câu 40: Giá trị nhỏ nhất của biểu thức A = $\sqrt{2x^{2}-4x+5}$ là ?
- A. 3
- B. 1
-
C. $\sqrt{3}$
- D. $\sqrt{2}$