Câu 1: Tính t = $\frac{1}{1-\sqrt[4]{2}}$
- A. $({1-\sqrt[4]{2}})(2-\sqrt{2})$
- B. $({1-\sqrt[4]{2}})(1+\sqrt{2})$
- C. $({1-\sqrt[4]{2}})(1-\sqrt{2})$
-
D. -$({1+\sqrt[4]{2}})(1+\sqrt{2})$
Câu 2: Cho đường thẳng y = (m + 5)x – 2. Đường thẳng này vuông góc với đường thẳng x – 2y = 3 khi:
- A. m = -6
- B. m = -3
-
C. m = -7
- D. m = -4
Câu 3: Cho hàm số y = (m - 1)x + m – 1. Kết luận nào sau đây là đúng ?
-
A. Với m > 1, hàm số y là hàm số đồng biến.
- B. Với m > 1, hàm số y là hàm số nghịch biến.
- C. Với m = 0, đồ thị hàm số đi qua gốc tọa độ.
- D. Với m = 2, đồ thị hàm số đi qua điểm có tọa độ ($\frac{-1}{2}$; 1)
Câu 4: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Biết AB = 5; AC = 7, BH = x, CH = y. Chỉ ra một hệ thức sai:
-
A. $5^{2} = x^{2}(x+y)^{2}$
- B. $5^{2}$ = x(x+y)
- C. $7^{2}$ = y(x+y)
- D. $5^{2} +7^{2} = (x+y)^{2}$
Câu 5: Cho cosα = 0,8. Tính sin α ( với α là góc nhọn)
-
A. sinα = 0,6
- B. sinα = ±0,6
- C. sinα = 0,4
- D. Kết quả khác
Câu 6: Cho hai đường thẳng xy và x’y’ vuông góc với nhau tại O. Một đoạn thẳng AB = 8 chuyển động sao cho A luôn nằm trên xy và B luôn nằm trên x’y’. Khi đó trung điểm M của đoạn AB di chuyển trên đoạn nào?
- A. Đường thẳng song song với xy cách xy một đoạn là 4
- B. Đường thẳng song song với x’y’ cách x’y’ một đoạn là 4
-
C. Đường tròn tâm O bán kính là 4
- D. Đường tròn tâm O bán kính là 8
Câu 7:Cho biết $\sqrt{5}$ là số vô tỉ. Suy ra $(\frac{\sqrt{5}+1}{2})^{2}$ + $(\frac{\sqrt{5}-1}{2})^{2}$ là số
- A. Vô tỉ
- B. Hữu tỉ
-
C. Số nguyên
- D. Số thập phân
Câu 8: Đường thẳng đi qua A(1; -2) và song song với đường thẳng y + $\sqrt{2}$x - 3 = 0 có phương trình là:
- A. y = $\sqrt{2}$x + $\sqrt{2}$- 2
-
B. y = -$\sqrt{2}$x - 2 - $\sqrt{2}$
- C. y = -$\sqrt{2}$x + $\sqrt{2}$ - 2
- D. Cả ba đều sai
Câu 9: Với giá trị nào của x thì biểu thức $9x^{2} + 6x + 1$ có căn bậc hai? Câu nào sau đây đúng nhất?
- A. Với mọi x>0
-
B. Với mọi x
- C. x=0
- D. x=−13
Câu 10: Nếu đồ thị y = mx + 2 song song với đồ thị y = -2x + 1 thì:
- A. Đồ thị hàm số y = mx + 2 cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 1
- B. Đồ thị hàm số y = mx + 2 cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 2
- C. Hàm số y = mx + 2 đồng biến
-
D. Hàm số y = mx + 2 nghịch biến
Câu 11: Bộ ba nào sau đây không phải là độ dài 3 cạnh của tam giác vuông?
- A. (6; 8; 10)
- B. (7; 24; 25)
- C.(2–√,3–√,5–√)
-
D.(13,14,15)
Câu 12: Cho đường tròn (O; 25). Khi đó dây lớn nhất của đường tròn (O; 25) có độ dài là:
- A. 12,5
-
B. 25
- C. 50
- D. 20
Câu 13: Đường tròn là hình:
- A. Không có trục đối xứng
- B. Có một trục đối xứng
- C. Có hai trục đối xứng
-
D. Có vô số trục đối xứng
Câu 14: Cho tam giác ABC. Biết AB = 21, AC = 28, BC = 35. Tam giác ABC là tam giác gì?
- A. Δ cân tại A
-
B. Δ vuông ở A
- C. Δ thường
- D. Cả 3 đều sai.
Câu 15: Cho (O; 15cm) có dây AB = 24 cm thì khoảng cách từ tâm O đến dây AB là:
- A. 12 cm
-
B. 9 cm
- C. 8 cm
- D. 6 cm
Câu 16: Cho O(0; 0) và B(-3; 1). Độ dài đoạn OB là:
-
A. $\sqrt{10}$
- B. $\sqrt{7}$
- C. $\sqrt{4}$
- D. $\sqrt{8}$
Câu 17: Tính A = $\frac{1}{\sqrt{5}-\sqrt{2}} - \frac{1}{\sqrt{5}+\sqrt{2}} + 1$ . Kết quả cho như sau, hãy chọn kết quả đúng:
- A.$\frac{2\sqrt{2}}{3}$
- B. $\frac{-1}{2}$
- C. 4
-
D. $\frac{3+ 2\sqrt{2}}{3}$
Câu 18: Cho đường thẳng (k1 ): y = 4x - 5; (k2 ): y = 3x - 5. Đường thẳng (k2) cắt đường thẳng (k2) thì tọa độ là:
- A. M(-5; 0)
- B. N(0; 5)
-
C. P(0; -5)
- D. Q(5; 0)
Câu 19: Cho tam giác MNP vuông tại M, đường cao MK. Biết MN = x, MP = y, NK = 2, PK = 6. Chỉ ra một hệ thức sai:
- A. $8^{2}$ = $x^{2}$ + $y^{2}$
- B. $x^{2}$ =2.8
- C. 6.8 = $y^{2}$
-
D. x.y = 2.6
Câu 20: Cho tam giác ABC có BH, CE là các đường cao. Gọi M là giao điểm BH và CE. I là trung điểm BC. Khi đó B, C, E, H cùng thuộc đường tròn nào?
- A. (I; R = IA)
-
B. (I; R = IB)
- C. (M; R = MB)
- D. (M; R = MA)
Câu 21: Gọi d là khoảng cách hai tâm của hai đường tròn (O, R) và (O', r) (với 0 < r < R). Để (O) và (O') ở ngoài nhau thì
- A. d < R – r
- B. d = R – r
- C. d = R + r
-
D. d > R + r
Câu 22: Khi x = 8, giá trị của $\frac{\sqrt{x^{2}+4x+4}}{x^{2}-16}(x^{2}-8x+16)$ là:
- A. $\frac{10}{3}$
- B. $\frac{1}{2}$
- C. $\frac{1}{3}$
- D. $\frac{-1}{3}$.
Câu 23: Cho đường thẳng: d1: y = 2x + 3; d2: y = -2x - 3 cùng nằm trong mặt phẳng tọa độ Oxy. Đường thẳng d1 cắt đường thẳng d2 tại điểm có tọa độ là:
- A. (0;3)
- B. (0; -3)
- C. ($\frac{3}{2}$; 0)
-
D.($\frac{-3}{2}$; 0)
Câu 24: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Biết AB = 7, AC = 9, AH = x, BC = y. Chỉ ra một hệ thức sai:
- A.$\frac{1}{x^{2}}$ = $\frac{1}{7^{2}}$ +$\frac{1}{9^{2}}$
- B. xy = 7.9
- C.$7^{2}$ + $9^{2}$ = $y^{2}$
-
D. 72 = x.y
Câu 25: Cho đường tròn (O; 12) có đường kính CD. Dây MN qua trung điểm I của OC sao cho góc NID bằng 30 độ. MN = ?
-
A. 6√15
- B. 6√2
- C. 9
- D. 6
Câu 26: Cho (O; 6cm) và đường thẳng a. Gọi d là khoảng cách từ tâm O đến a. Điều kiện để a cắt (O) là:
-
A. Khoảng cách d < 6cm
- B. Khoảng cách d = 6 cm
- C. Khoảng cách d ≤ 6cm
- D. Khoảng cách d > 6 cm
Câu 27: Khi a ≥ 0,b ≥ 0 và a ≠ b tính giá trị của $\frac{\sqrt{a}}{\sqrt{a}-\sqrt{b}}-\frac{\sqrt{b}}{\sqrt{a}+\sqrt{b}}-\frac{2b}{(a-b)}$
- A. 1,5
- B. 2,4
-
C. 1
- D. 2
Câu 28: Cho đường thẳng 2y - x - 4 = 0 cắt các trục tọa độ lần lượt tại A; B. Khi đó phương trình đường trung tuyến OM của tam giác OAB là:
- A. y = -2x
- B. y = 2x
- C. y = $\frac{-1}{2}$.x
-
D. y = $\frac{1}{2}$.x
Câu 29: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Biết AC = 14, BC = 16, BH = x, CH = y. Chỉ ra một hệ thức sai:
- A. $14^{2}$ = y.16
- B. 16 = x + y
-
C. xy = 16
- D. A và B đúng
Câu 30: Cho đường tròn (O; R) và 2 dây AB và CD bằng nhau và vuông góc với nhau tại I. Giả sử IA = 2, IB = 4. Khoảng cách từ tâm O tới AB là d và tới CD là d’
Giá trị của d và d’
- A. d = 2; d′ = 1
-
B. d = d′ = 1
- C. d = d′ = 2
- D. d = 1; d′ = 2
Câu 31: Tính $(\sqrt{2+\sqrt{3}}+ \sqrt{2-\sqrt{3}})^{2}$. Kết quả là:
- A. -5
-
B. 6
- C. 12
- D. 7
Câu 32: Nếu hai đường thẳng y = -3x + 4 (d1) và y = (m + 1)x + m (d2) song song với nhau thì m bằng
- A. – 2.
- B. 3.
-
C. - 4.
- D. – 3.
Câu 33: Nếu tam giác có góc tù thì tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là điểm nằm ở:
-
A. Ngoài tam giác
- B. Trong tam giác
- C. Là trung điểm của cạnh nhỏ nhất
- D. Là trung điểm của cạnh lớn nhất
Câu 34: Cho tam giác ABC có góc B bằng 45, góc C bằng 30. Nếu AC = 8 thì AB bằng:
- A. 4
-
B. 4√2
- C. 4√3
- D. 4√6
Câu 35: Cho ΔABC đều, đường cao AH. Biết HC = 3, độ dài AC và AH là:
- A. AC = 3√3; AH = 4
- B. AC = 6√3 ; AH = 6
-
C. AC = 6; AH = 3√3
- D. Cả 3 đều sai
Câu 36: Gọi α,β lần lượt là góc tạo bởi đường thẳng y = -3x + 1 và y = -5x + 2 với trục Ox. Khi đó:
- A. 90 < α < β
- B. α < β < 90
- C. β < α < 90
-
D. 90 < β < α
Câu 37: Biết $\sqrt{(x+2)} = 2$, giá trị $(x+2)^{2}$ bằng:
- A. $\sqrt{2}$
- B. 4
- C. 8
-
D. 16
Câu 38: Hai đường thẳng y = x + $\sqrt{3}$ và y = 2x + $\sqrt{3}$ trên cùng một mặt phẳng tọa độ có vị trí tương đối là:
- A. Trùng nhau
- B. Cắt nhau tại điểm có tung độ $\sqrt{3}$
- C. Song song
-
D. Cắt nhau tại điểm có hoành độ là $\sqrt{3}$
Câu 39: Cho đường thẳng: d1: y = $\sqrt{2}$x - 1 và d2: y = ax + b cùng nằm trong mặt phẳng tọa độ Oxy. Đường thẳng d1 cắt đường thẳng d2 khi:
-
A. a ≠ $\sqrt{2}$
- B. a ≠ $\sqrt{2}$ và b = -1
- C. a = $\sqrt{2}$
- D. a ≠ $\sqrt{2}$ và b ≠ -1
Câu 40: Vì a>0, ta có:
-
A. $\sqrt{a+1} -\sqrt{a} < \frac{1}{2\sqrt{a}}$
-
B. $\sqrt{a+1} -\sqrt{a} = \frac{1}{2\sqrt{a}}$
-
C. $\sqrt{a+1} -\sqrt{a} > \frac{1}{2\sqrt{a}}$
- D. $\sqrt{a+1} -\sqrt{a} < \frac{10}{2\sqrt{a}}$