Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng nhất?
-
A. Mỗi tam giác luôn có một đường tròn ngoại tiếp
-
B. Mỗi tứ giác luôn có một đường tròn nội tiếp
-
C. Cả A và B đều đúng
-
D. Đường tròn tiếp xúc với các đường thẳng chứa các cạnh của tam giác là đường tròn nội tiếp tam giác đó
Câu 2: Số đường tròn nội tiếp của một đa giác đều là:
-
A. 1
-
B. 2
-
C. 3
-
D. 0
Câu 3: Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là giao điểm của các đường:
-
A. Trung trực
-
B. Phân giác trong
-
C. Trung tuyến
-
D. Đáp án khác
Câu 4: Tâm đường tròn nội tiếp của một tam giác là giao của các đường:
-
A. Trung trực
-
B. Phân giác trong
-
C. Phân giác ngoài
-
D. Đáp án khác
Câu 5: Đường tròn ngoại tiếp đa giác là đường tròn:
-
A. Tiếp xúc với tất cả các cạnh của đa giác đó.
-
B. Đi qua tất cả các đỉnh của đa giác đó
-
C. Cắt tất cả các cạnh của đa giác đó
-
D. Đi qua tâm của đa giác đó
Câu 6: Đường tròn nội tiếp hình vuông cạnh a có bán kính là:
-
A. $a\sqrt{2}$
-
B. $\frac{a\sqrt{2}}{2}$
-
C. $\frac{a}{2}$
-
D. $\frac{a\sqrt{3}}{2}$
Câu 7: Đường tròn ngoại tiếp hình vuông cạnh bằng 2 có bán kính là:
-
A. 1
-
B. 2
-
C. √2
-
D. 2√2
Câu 8: Đường lục giác đều ABCDEF nội tiếp đường tròn tâm O. Tính số đo góc AOB
-
A. $60^{0}$
-
B. $120^{0}$
-
C. $30^{0}$
-
D. $240^{0}$
Câu 9: Tính cạnh của một ngũ giác đều nội tiếp đường tròn bán kính 4cm (làm tròn đến chữ số thập phân tứ nhất).
-
A. 4,702cm
-
B. 4,7cm
-
C. 4,6cm
-
D. 4,72cm
Câu 10: Tính cạnh của một ngũ giác đều nội tiếp đường tròn bán kính 5cm (làm tròn đến chữ số thập phân tứ nhất).
-
A. 5,9cm
-
B. 5,8cm
-
C. 5,87cm
-
D. 6cm
Câu 11: Tính cạnh của một ngũ giác đều ngoại tiếp đường tròn bán kính 4cm (làm tròn đến chữ số thập phân tứ nhất).
-
A. 5,8cm
-
B. 5,81cm
-
C. 11,01cm
-
D. 11,0cm
Câu 12: Tính cạnh của một ngũ giác đều ngoại tiếp đường tròn bán kính 5cm (làm tròn đến chữ số thập phân tứ nhất).
-
A. 7,26cm
-
B. 7,3cm
-
C. 7,2cm
-
D. 13,7cm
Câu 13: Cho lục giác đều ABCDEF cạnh a nội tiếp đường tròn tâm O. Tính bán kính đường tròn (O) theo a
-
A. $\sqrt{2}a$
-
B. 2a
-
C. a
-
D. A. $\frac{a}{2}$
Câu 14: Tính cạnh của hình vuông nội tiếp (O; R)
-
A. $\frac{R}{\sqrt{2}}$
-
B. 2R
-
C. $\sqrt{2}R$
-
D. $2\sqrt{2}R$
Câu 15: Tính cạnh của hình vuông nội tiếp (O; 3)
-
A. $3\sqrt{2}$
-
B. 6
-
C. $\frac{3}{2}$
-
D. $\frac{3}{\sqrt{2}}$0
Câu 16: Tính độ dài cạnh của tam giác đều nội tiếp (O; R) theo R
-
A. $\frac{R}{\sqrt{3}}$
-
B. $\sqrt{3}R$
-
C. $R\sqrt{6}$
-
D. 3R
Câu 17: Tính diện tích tam giác đều nội tiếp đường tròn (O; 2cm)
-
A. $6cm^{2}$
-
B. $6\sqrt{3}cm^{2}$
-
C. 3$cm^{2}$
-
D. $3\sqrt{3}cm^{2}$
Câu 18: Cho (O; 4) có dây AC bằng cạnh hình vuông nội tiếp và dây BC bằng cạnh tam giác đều nội tiếp đường tròn đó (điểm C và A nằm cùng phía với BO). Tính số đo góc ACB
-
A. $30^{0}$
-
B. $45^{0}$
-
C. $60^{0}$
-
D. $15^{0}$
Câu 19: Cho ngũ giác đều ABCDE. Gọi K là giao điểm của AC và BE. Khi đó hệ thức nào dưới đây là đúng?
-
A. $CB^{2}$ = AK. AC
-
B. $OB^{2}$ = AK. AC
-
C. AB + BC = AC
-
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 20: Gọi R và r lần lượt là bán kính đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một hình vuông. Tỉ số $\frac{R}{r}$ là:
-
A. $\frac{1}{\sqrt{2}}$
-
B. 2
-
C. $\frac{\sqrt{3}}{2}$
-
D. Đáp án khác