Trắc nghiệm Hình học 9 Bài 5: Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Trên đường tròn (O) lấy ba cung liên tiếp AB=BC=CD sao cho số đo của chùng đều bằng $50^{\circ}$.Gọi I là giao điểm của hai tia AB và DC,H là gia điểm của hai dây AC và BD.Khẳng định nào sau đây sai?

  • A.$\widehat{AHD}=140^{\circ}$
  • B.$\widehat{AHD}=80^{\circ}$
  • C.$\Delta IAB$ là tam giác cân 
  • D.Chỉ có A sai 

Câu 2: Với giả thiết ở bài 1. 

  • A.$\Delta HBC$ là tam giác cân 
  • B.$\Delta IBC$ là tam giác cân 
  • C.IH là đường trung trực của dây BC
  • D.A,B,C đều đúng 

Câu 3: Với giả thiết ở bài 1.Tứ giác ABCD là hình gì?

  • A.Hình thang 
  • B.Hình thang cân 
  • C.Hình thang vuông 
  • D.A,B,C đều sai 

Câu 4: Cho nữa đường tròn tâm O đường kính AB,C là điểm tùy ý trên nữa đường tròn.Tiếp tuyến của (O) tại A cắt tia BC tại D.Tia phân giác của góc BAC cắt dây BC tại M và cung BC tại N. $\Delta DAM$ là tam giác gì?

  • A.Tam giác vuông 
  • B.Tam giác vuông cân 
  • C.Tam giác cân 
  • D.Tam giác đều

Câu 5: Với đề bài 4,gọi H là giao điểm của tia phân giác của góc ADM và dây AC.Xác định vị trí của H trong $\Delta DAM$

  • A.H là trọng tâm 
  • B.H là trực tâm 
  • C.H là tâm đường tròn nội tiếp 
  • D.H là tâm đường tròn ngoại tiếp 

Câu 6: Trong đường tròn (O;R) cho dây AC =$R\sqrt{3}$.Các tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B và C cắt nhau ở A.Tam giác ABC là:

  • A.Tam giác cân 
  • B.Tam giác vuông 
  • C.Tam giác vuông cân 
  • D.Tâm giác đều 

Câu 7: Cho đường tròn (O;R) các đường kính AB và CD vuông góc với nhau.Gọi I là trung điểm của OB. Tia CI cắt đường tròn ở E.EA cắt CD ở K.Độ dài DK là:

  • A.$\frac{1}{3}R$
  • B.$\frac{2}{3}R$
  • C.R
  • D.$\frac{4}{3}R$

Câu 8: Các đường phân giác AD, CE của các góc ở đáy của tam giác cân ABC cắt nhau ở I.Tâm O đường tròn ngoại tiếp tam giác IDC ở trên AC.Số đo góc $\widehat{BAC}$ bằng:

  • A.41
  • B.43
  • C.45
  • D.60

Câu 9: Cho tam giác đều ABC nội tiếp trog đường tròn tâm O;M là một điểm trên cung nhỏ AC (M khác A và C). Số đo cung AMB là: 

  • A.45
  • B.60
  • C.65
  • D.75
  • E.90

Câu 10: Cho đường tròn tam O.A,B,C là ba điểm nằm trên đường tròn.Gọi H là trực tâm của $\Delta ABC$ .AH cắt (O) tại E,kẻ đường kính AOF.Nếu số đo góc CAF bằng $\alpha$ thì số đo góc BCE là:

  • A.$\alpha$
  • B.$\frac{1}{2}\alpha$
  • C.$\alpha+ 30$
  • D.$\alpha -10$
  • E.$\alpha+ 60$

Câu 11: Cho tứ giác ABCD nội tiếp trong đường tròn. Kéo dài AB về phía B mội đoạn BE.Biết góc BAD =92.Số đo góc EBC là:

  • A.66
  • B.68
  • C.70
  • D.88
  • E.92

Câu 12: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính BC=2R và một điểm A trên nữa đường tròn ấy sao cho AB=R.M là một điểm trên cung nhỏ AC,BM cắt AC tại I.Tia AB cắt tia CM tại D.Số đo góc ADI là : 

  • A.45
  • B.60
  • C.65
  • D.75
  • E.Một kết quả khác 

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm toán 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm toán 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM TOÁN 9 - TẬP 1

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: CĂN BẬC HAI. CĂN BẬC BA

CHƯƠNG 2: HÀM SỐ BẬC NHẤT

CHƯƠNG 1: HÊ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG

CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG TRÒN

TRẮC NGHIỆM TOÁN 9 - TẬP 2

CHƯƠNG 3: HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

CHƯƠNG 4: HÀM SỐ Y= AX2 (A#0) - PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN

CHƯƠNG 3: GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN

CHƯƠNG 4: HÌNH TRỤ - HÌNH NÓN - HÌNH CẦU

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.