Bài 1: Cho đường thẳng y = (m + 5)x – 2. Đường thẳng này vuông góc với đường thẳng x – 2y = 3 khi:
- A. m = -6
- B. m = -3
-
C. m = -7
- D. m = -4
Bài 2: Đường thẳng đi qua A(1; -2) và song song với đường thẳng y + √2x - 3 = 0 có phương trình là:
- A. y = √2x + √2 - 2
-
B. y = -√2x - 2 - √2
- C. y = -√2x + √2 - 2
- D. Cả ba đều sai
Bài 3: Có bao nhiêu khẳng định sai trong các khẳng định sau:
Cho đường thẳng (d) : y = 1/√3.x + √3. Khi đó:
- 1) (d) vuông góc với đường thẳng y = -√3x + 2
- 2) (d) song song với đường thẳng y = x + √3
- 3) (d) cắt đường thẳng y = √3/3.x
- 4) (d) tạo với tia Ox một góc 30.
- 5) (d) song song với đường thẳng y = (m-1)x + 2 khi 1/√3 = m - 1
- A. 0
- B.1
-
C.2
- D.3
Bài 4: Cho đường thẳng (k1 ): y = 4x - 5;(k2 ): y = 3x - 5. Đường thẳng (k1) cắt đường thẳng (k2) thì tọa độ là:
- A. M(-5; 0)
- B. N(0; 5)
-
C. P(0; -5)
- D. Q(5; 0)
Bài 5: Cho đường thẳng 2y - x - 4 = 0 cắt các trục tọa độ lần lượt tại A; B. Khi đó phương trình đường trung tuyến OM của tam giác OAB là:
- A. y = -2x
- B. y = 2x
- C. y = -1/2.x
-
D. y = 1/2.x
Bài 6: Cho đường thẳng: d1: y = 2x + 3; d2: y = -2x - 3 cùng nằm trong mặt phẳng tọa độ Oxy. Đường thẳng d1 cắt đường thẳng d2 tại điểm có tọa độ là:
- A. (0;3)
- B. (0; -3)
- C. (3/2; 0)
-
D.(-3/2; 0)
Bài 7: Cho đường thẳng: k1: y = mx + n; k2: y = -x + √5 cùng nằm trong mặt phẳng tọa độ Oxy. Đường thẳng k1 song song với đường thẳng k2 khi:
- A. m = -1
- B. m = -1 và n = √5
-
C. m = -1 và n ≠ √5
- D. m = 1 và n ≠ √5
Bài 8: Cho O(0; 0) và B(-3; 1). Độ dài đoạn OB là:
-
A. √10
- B. √7
- C. √4
- D. √8
Bài 9: Cho đường thẳng: d1: y = √2x - 1 và d2: y = ax + b cùng nằm trong mặt phẳng tọa độ Oxy. Đường thẳng d1 cắt đường thẳng d2 khi:
-
A. a ≠ √2
- B. a ≠ √2 và b = -1
- C. a = √2
- D. a ≠ √2 và b ≠ -1
Bài 10: Nếu đồ thị y = mx + 2 song song với đồ thị y = -2x + 1 thì:
- A. Đồ thị hàm số y = mx + 2 cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 1
- B. Đồ thị hàm số y = mx + 2 cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 2
- C. Hàm số y = mx + 2 đồng biến
-
D. Hàm số y = mx + 2 nghịch biến
Bài 11: Cho hàm số y = (m - 1)x + m – 1. Kết luận nào sau đây là đúng ?
-
A. Với m > 1, hàm số y là hàm số đồng biến.
- B. Với m > 1, hàm số y là hàm số nghịch biến.
- C. Với m = 0, đồ thị hàm số đi qua gốc tọa độ.
- D. Với m = 2, đồ thị hàm số đi qua điểm có tọa độ ((-1)/2; 1)
Bài 12: Nếu hai đường thẳng y = -3x + 4 (d1) và y = (m + 1)x + m (d2) song song với nhau thì m bằng
- A. – 2.
- B. 3.
-
C. - 4.
- D. – 3.
Bài 13: Gọi α,β lần lượt là góc tạo bởi đường thẳng y = -3x + 1 và y = -5x + 2 với trục Ox. Khi đó:
- A. 90 < α < β
- B. α < β < 90
- C. β < α < 90
-
D. 90 < β < α
Bài 14: Hai đường thẳng y = (m - 3)x + 3 và y = (1 - 2m)x + 1 cắt nhau khi:
- A. m = 4/3
-
B. m ≠ 3, m ≠ 1/2, m ≠ 4/3
- C. m ≠ 3; m ≠ 4/3; m = 1/2
- D. m = 3, m ≠ 1/2, m ≠ 4/3
Bài 15: Hai đường thẳng y = x + √3 và y = 2x + √3 trên cùng một mặt phẳng tọa độ có vị trí tương đối là:
- A. Trùng nhau
- B. Cắt nhau tại điểm có tung độ √3
- C. Song song
-
D. Cắt nhau tại điểm có hoành độ là √3