Trắc nghiệm đại số 9 bài 2: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Một hệ phương trình bậc nhất hai ẩn có dạng $\left\{\begin{matrix}ax+by=c (1)\\ a'x+b'y=c (2)\end{matrix}\right.$, trong đó (1) và (2) là hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

  • A.Vì (1) và (2) đều có vô số nghiệm nên hệ cũng luôn có vô số nghiệm 
  • B.Nếu 2 phương trình (1) và (2) có nghiệm chung thì nghiệm chung đó phải bằng 0
  • C.Nếu 2 phương trình (1) và (2) có nghiệm chung thì nghiệm chung đó được gọi là nghiệm của hệ 
  • D.Giải một hệ phương trình là tìm một nghiệm nào đó của hệ đã cho 
  • E.Tất cả các câu trên đều sai 

Câu 2: Xét hệ phương trình $\left\{\begin{matrix}3x-2y=2 (1)\\ x+y=-6 (2)\end{matrix}\right.$

  • A.(1) và (2) được viết lại thành y=-x-6,y=3x-2. Hai đường thẳng này chứa vô số điểm, nên hệ có vô số nghiệm 
  • B.(1) và (2) được viết lại thành y=-x-6,y=3x-2. Hai đường thẳng này song song, nên hệ có vô số nghiệm 
  • C.(1) và (2) được viết lại thành y=-x-6,y=3x-2. Hai đường thẳng này cắt nhau tại 1 điểm, nên hệ có duy nhất một nghiệm
  • D.(1) và (2) được viết lại thành y=-x-6,y=-x-2. Hai đường thẳng này không cắt nhau, nên hệ vô nghiệm 
  • E.(1) và (2) được viết lại thành y=-x-6,y=-x-6. Hai đường thẳng này trùng nhau, nên hệ có vô số nghiệm 

Câu 3: Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix}2x+2y=9\\ 2x-3y=4\end{matrix}\right.$

  • A.Nghiệm của hệ là $x=\frac{7}{2},y=1$
  • B.Nghiệm của hệ là $x=\frac{7}{2},y=-1$
  • C.Nghiệm của hệ là x=4,y=1
  • D.Nghiệm của hệ là x=3,y=1
  • E.Nghiệm của hệ là x=6,y=1

Câu 4: Xét hệ phương trình $\left\{\begin{matrix}2x+10y=9 (1) \\ 3x+15y=2 (2) \end{matrix}\right.$

  • A.(1) và (2) có các hệ số khác nhau nên hệ có vô số nghiệm 
  • B.(1) và (2) được viết lại thành hai đường thẳng mà hai đường thẳng này trùng nhau, nên hệ có vô số nghiệm 
  • C.Không cần giải hệ cũng có thể biết hệ có duy nhất nghiệm 
  • D.Không cần giải hệ cũng có thể biết hệ vô nghiệm 
  • E.Tất cả các câu trên đều sai 

Câu 5: Xác định a,b để hệ có nghiệm x=y=1: $\left\{\begin{matrix}ax+5y=11\\ 2x+by=3\end{matrix}\right.$

  • A.a=b=112
  • B.a=5;b=18
  • C.a=b=95
  • D.a=15,b=76
  • E.Tất cả các câu trên đều sai 

Câu 6: Tìm số nghiệm của hệ phương trình $\left\{\begin{matrix}x+7y=-\sqrt{5} (1) \\ 3x+21y=-3\sqrt{5} (2)\end{matrix}\right.$

  • A.Hệ phương trình trên có vô số nghiệm 
  • B.Hệ phương trình trên có 1 nghiệm duy nhất 
  • C.Hệ phương trình trên vô nghiệm 
  • D.Không cần giải hệ cũng có thể biết hệ chỉ có 2 nghiệm 
  • E.Tất cả các câu trên đều sai

Câu 7: Không giải hệ phương trình,xác định số nghiệm sooss của các hệ phương trình sau đây :

(I) $\left\{\begin{matrix}5x+8y=11\\ -x+\sqrt{12}y=6\end{matrix}\right.$

(II) $\left\{\begin{matrix}x+\sqrt{7}y=-\sqrt{12}\\ -2x+2\sqrt{7}y=\sqrt{11}\end{matrix}\right.$

  • A.Hệ(I) vô nghiệm, hệ (II) vô nghiệm 
  • B.Hệ (I) có 1 nghiệm duy nhất, hệ (II) vô nghiệm 
  • C.Hệ (I) có vô số nghiệm, hệ (II) vô nghiệm 
  • D.Hệ (I) có 1 nghiệm duy nhất,hệ (II) có vô số nghiệm 
  • E.Hệ (I) vô nghiệm,hệ (II) có vô số nghiệm 

Câu 8: Nghiệm của hệ phương trình $\left\{\begin{matrix}3x-y=1\\ 3x+8y=19\end{matrix}\right.$ là: 

  • A.(1;2)
  • B.(2;5)
  • C.(0;-1)
  • D.(7;$\frac{-1}{4}$)

Câu 9: Hệ $\left\{\begin{matrix}2x-y=-m\\ -4x+2y=4\end{matrix}\right.$ vô nghiệm khi: 

  • A.$m \neq 1$
  • B.$m \neq -1$
  • C.$m \neq 2$
  • D.$m \neq -2$

Câu 10:Hệ $\left\{\begin{matrix}2x-y=0\\ mx+y=2\end{matrix}\right.$ có nghiệm duy nhất khi: 

  • A.$m \neq 2$
  • B.$m \neq -2$
  • C.$m \neq 1$
  • D.$m \neq -1$

Câu 11: Hệ phương trình $\left\{\begin{matrix}ax+ay=3\\ x-y=3\end{matrix}\right.$ có vô số nghiệm khi 

  • A.1
  • B.2
  • C.-1
  • D.-2

Câu 12: Chọn phát biểu sai:

  • A.Nếu hệ phương trình (I) có vô số nghiệm, đồng thời hệ phương trình (II) cũng có vô số nghiệm thì hệ (I) và hệ (II) tương đương nhau.
  • B.Từ một hệ hai phương trình đã cho ta có thể có được một hệ tương đương với nó nếu thực hiện: Thay một phương trình trong hệ bằng phương trình tương đương với nó
  • C.Từ một hệ hai phương trình đã cho ta có thể có được một hệ tương đương với nó nếu thực hiện: Thay một phương trình trong hệ bởi phương trình có được bằng các cộng (hoặc trừ) vế theo vế hai phương trình đã cho 
  • D.Nếu hệ (I) tương đương với hệ (II) và hệ (II) tương đương với hệ (III) thì hệ (I) và hệ (III) tương đương nhau 
  • E.Hai hệ phương trình được gọi là tương đương nhau nếu chúng có cùng tập nghiệm, nghĩa là mội nghiệm của hệ này cũng là nghiệm của hệ kia và ngược lại

Xem thêm các bài Trắc nghiệm toán 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm toán 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM TOÁN 9 - TẬP 1

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: CĂN BẬC HAI. CĂN BẬC BA

CHƯƠNG 2: HÀM SỐ BẬC NHẤT

CHƯƠNG 1: HÊ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG

CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG TRÒN

TRẮC NGHIỆM TOÁN 9 - TẬP 2

CHƯƠNG 3: HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

CHƯƠNG 4: HÀM SỐ Y= AX2 (A#0) - PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN

CHƯƠNG 3: GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN

CHƯƠNG 4: HÌNH TRỤ - HÌNH NÓN - HÌNH CẦU

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.