Ngày dạy :
Tuần 12 - Tiết 59
Tiếng Việt: TỔNG KẾT TỪ VỰNG
( Luyện tập tổng hợp )
A. Mục tiêu bài dạy:
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức:
+ Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng.
+ Tác dụng của việc sử dụng các pháp tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kỹ năng:
+ Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản.
+ Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản.
3. Đánh giá năng lực:
+ Giao tiếp, hợp tác, lắng nghe tích cực, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề
4. Thái độ:
+ Yêu thích, chú ý sử dụng tốt từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Chuẩn bị các dạng bài tập theo yêu cầu, máy tính và máy chiếu
* Học sinh: Ôn tập, giải các bài tập theo yêu cầu.
C. Phương pháp:
+ Vấn đấp, phân tích, thuyết trình, qui nạp.
+ Kĩ thuật thực hành, động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút...
D. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút:
* Đề bài:
1. Tìm 4 từ tượng thanh, 4 từ tượng hình? (2 điểm)
2. Đặt 3 câu trong đó có sử dụng từ tượng thanh hoặc từ tượng hình?(3 điểm)
3. Viết đoạn văn ngắn từ 5-7 câu trong đó có sử dụng ít nhất hai phép tu từ đã học. Xác định các phép tu từ và tác dụng của nó?
* Đáp án:
Câu Nội dung cần đạt Biểu điểm
1 Tìm 4 từ tượng thanh, 4 từ tượng hình: mỗi từ tìm đúng 0.25 đ 2
2 Đặt 3 câu trong đó có sử dụng từ tượng thanh hoặc từ tượng hình 3
3 * Viết đoạn văn:
* Về kĩ năng
- Đảm bảo kết cấu đoạn văn, đủ số lượng câu
- Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt lưu loát, câu văn đúng ngữ pháp, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
- Trình bày sạch đẹp, khoa học.
1
* Về nội dung: Đảm bảo các ý cơ bản sau :
- Các câu tập trung chủ đề( tự chọn)
- Xác định phép tu từ
- Tác dụng của phép tu từ trong văn cảnh cụ thể 4
3 Bài mới: Giáo viên nêu lại những kiến thức đã tổng kết ở các tiết trước & nội dung tiết tổng kết –luyện tập tổng hợp.
Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dung
* Giáo viên chiếu bài tập số 1,2,3,4,5,6 cho học sinh đọc và nêu yêu cấu của các bài tập
Làm nhóm(5 phút)
Nhóm 1: bài 1,2
Nhóm 2: bài 3,4
Nhóm 3: 5,6
+ Đáp án( bên) và các phương án gợi ý kèm các bài tập
Bài 1:
+ Gật đầu: Cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý
+ Gật gù: Gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng
? Như vậy, trong 2 từ gật gù và gật đầu thì từ nào thích hợp hơn với ý nghĩa của bài ca dao? Bài tập số 1 ( SGK- 158)
- Dùng từ "gật đầu" thích hợp hơn
* Ý nghĩa biểu đạt: Tuy món ăn đơn sơ, đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo vẫn ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.
Bài 2:
? Hãy nhận xét cách hiểu từ ngữ của người vợ trong câu chuyện trên?
? Câu chuyện gây cười từ yếu tố từ ngữ nào? Bài tập số 2 (SGK- 158)
+ Người vợ không hiểu cách nói chuyển nghĩa (bằng phương thức hoán dụ).
" chỉ có 1 chân sút": Cách nói này có nghĩa là cả đội bóng chỉ có 1 người giỏi ghi bàn thôi.
Bài 3:
GV đặt các câu hỏi gợi dẫn :
? Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ trong văn bản và chỉ rõ phương thức chuyển nghĩa của từ?
? Trong các từ " vai, miệng, chân, tay" từ nào được dùng theo nghĩa gốc ? Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
? Nghĩa của các từ ngữ đó đã được chuyển bằng phương thức nào?
+ ? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ? Bài tập số 3 ( SGK- 158)
+ Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay
- Những từ được dùng theo nghĩa chuyển:
+ Vai: phương thức hoán dụ (lấy bộ phận chỉ toàn thể)
+ Đầu: phương thức ẩn dụ (dùng trong từ đầu súng) so sánh ngầm với tinh thần chiến đấu trong sự lãng mạn.
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập?
? Tìm các từ cùng trường từ vựng?
? Cho biết những từ cùng nhóm trường từ vựng nào?
Bài tập số 4 (SGK-159 )
+ Nhóm 1: Đỏ, xanh, hồng
-> Trường từ vựng chỉ màu sắc
+ Nhóm 2: Lửa, cháy, tro
-> Trường từ vựng liên quan đến lửa
Cái hay trong cách dùng từ trên là: 2 trường từ vựng cộng hưởng với nhau về ý nghĩa để tạo nên 1 hiện tượng về chiếc áo đỏ bao trùm cả không gian.
? Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở đoạn thơ ?
* Giáo viên: Các từ thuộc 2 trường từ vựng có liên quan chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa ra con người làm anh say đắm, ngất ngây (đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc (cây xanh... theo hồng)-> Bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện độc đáo 1 tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng.
? Vận dụng kiến thức về từ mới để giải thích cách đặt tên sự vật, hiện tượng ?
? Tìm 5 ví dụ về sự vật, hiện tượng được gọi tên dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng?
* Giáo viên: Với cách đặt tên mới-> Làm tăng số lượng vốn từ.
Bài tập số 5 ( SGK-159)
+ Cách đặt tên: Dùng từ ngữ có sẵn để đặt tên với nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.
Ví dụ: Rạch -> Rạch mái ngầm
Ví dụ: Kênh -> Kênh 3 khía,...
* 5 ví dụ:
+ Cà tím (Quả cà tím, màu tím hoặc nửa tím nửa trắng)
+ Cá kìm (cá biển có hàm dưới nhô ra, nhỏ và dài như cái kìm)
+ Chè móc câu (chè búp nhọn, cánh săn, nhỏ và cong như hình cái móc câu)
+ Chim lợn (cú có tiếng kêu eng éc như lợn)
+ Ớt chỉ thiên (ớt quả nhỏ, quả chỉ thẳng lên trời)
+ Ong ruồi (ong mật, nhỏ như ruồi)
? Hãy phát hiện ra sự vô lí của thói sánh dùng chữ?
+ Thay vì dùng từ "bác sĩ", kẻ sắp chết cứ đòi dùng từ "đốc tờ"
? Qua đó, câu chuyện muốn phê phán điều gì? Bài tập số 6 ( SGK- )
+ Ông sánh chữ đang trong tình thế nguy cấp vẫn bày trò phân biệt tiếng tây, tiếng ta -> Phê phán thói sánh dùng chữ không đúng lúc đúng chỗ.
? Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân khi sử dụng từ mượn ? => Cần hiểu rõ nghĩa của từ để sử dụng đúng. Khi đã có từ Thuần Việt biểu đạt đúng sắc thái, tình cảm, ý nghĩa thì không cần dùng từ mượn.
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Xem lại toàn bộ các bài tổng kết từ vựng đã học
+ Tập viết đoạn văn có sử dụng một trong số các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,
hoán dụ, nói quá, nói giảm, núi tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
+ Đọc & chuẩn bị bài: " Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận".
* Phiếu hoc tập:
Câu Yếu tố NL Vai trò của yếu tố NL Bài học
* Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố NL
* Thống kê điểm kiểm tra 15 phút:
Lớp Sĩ số 9- 10 7- 8 5- 6 3- 4 1- 2
`