Giáo án vnen bài Danh từ

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Danh từ. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn :…/…/20… Ngày dạy: …/…/20…

BÀI 8: DANH TỪ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Nhận diện được danh từ, xác định được ngôi kể, chỉ ra vai trò của ngôi kể và biết lựa chọn ngôi kể trong văn tự sự.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng danh từ. Lựa chọn ngôi kể trong văn tự sự.
3.Thái độ: có ý thức sử dụng từ chính xác khi nói và viết.
4. Phẩm chất, năng lực: ngôn ngữ, tư duy sáng tạo, hợp tác, tự chủ, tự học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, phiếu học tập, máy chiếu.
2. Học sinh: Xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: nhóm, cặp đôi, thuyết trình vấn đáp...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG
MT, ND hoạt động, CTTC Sản phẩm DK tình huống
Tuần 8 – Tiết 29
- Mục đích: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới
- PP, KT: giao và giải quyết vấn đề.
- PTHĐ: nhóm
+ PP Trò chơi : Kẻ giấu mặt
Mỗi HS chuẩn bị 2 câu dố dùng ngôn ngữ để miêu tả đặc điểm của sự vật hiện tượng hoặc người nào đó.
+ Cách chơi : Một bạn ra câu đố bằng cách nói to phần chuẩn bị của mình . Các bạn trong nhóm sẽ đoán gọi tên sự vật hiện tượng con người được miêu tả . Rồi cả nhóm lần lượt đổi vai.
VD:
- Tên em chẳng thiếu chẳng thừa
Ăn vào ngon ngọt cho vừa lòng nhau
Là quả gì?
- Mùa gì mà rét căm căm
Đi học bé phải quàng khăn đi giày
Là mùa gì?

+ GV gọi 4 HS lên thực hiện trò chơi trước lớp để tìm ra những đáp án
? Những đáp án mà các em vừa tìm được thuộc từ loại gì mà em đã học ?
+ HS trả lời
+ GV gọi HS khác nhận xét
+ NL giao tiếp, tự tin, trình bày
+ PC tự chủ
Chuyển ý: Như vậy thế nào là danh từ? Danh từ giữ chức vụ gì trong câu ? Danh từ có thể kết hợp với những từ nào để tạo thành cụm danh từ ? thì chúng ta cùng đi vào phần

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm danh từ và chức vụ chủ yếu của danh từ ở trong câu
- PPKT: nêu và giải quyết vấn đề,KT động não
- PTHĐ: HĐ nhóm, cá nhân

+ Gv cho h/s hoạt động nhóm lớn theo yêu cầu mục B.1a,b/53, 54.
+ GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
+ GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
+ GV kết luận.
Bài tập: Cho Hs xác đinh danh từ trong đoạn cuối truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng trang 63.
+ HS xác định GV chữa.
- HD về nhà: Tìm hiểu trước về ngôi kể trong văn tự sự.

- Mục tiêu: HS xác định được ngôi kể trong văn tự sự chỉ ra vai trò của ngôi kể và biết lựa chọn ngôi kể trong văn tự sự.
- PPKT: nêu và gải quyết vấn đề, KT giao nhiệm vụ
- PTHĐ: cả lớp
+ GV cho h/s hoạt động chung cả lớp theo yêu cầu mục B.2a/53,54

+ GV cho h/s hoạt động cá nhân theo yêu cầu mục B.2b/54
Yêu cầu các nhóm trưởng lấy phiếu học tập ,h/s điền thông tin
Gv yêu cầu h/s trình bày ,gv chốt

- Gv cho h/s hoạt động nhóm lớn theo yêu cầu mục B.2c
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV kết luận.
Bài tập: Trong giờ trước: Để kể lại truyện Lương Thế Vinh em đã chon ngôi kể nào?
Từng HS chia sẻ.
- HD về nhà:

- Mục tiêu: củng cố lại kiến thức về danh từ , ngôi kể và cách kể chuyện
- PPKT: nêu và giải quyết vấn đề, trình bày một phút, trò chơi
- PTHĐ: cá nhân, cặp đôi, nhóm
Cho h/s làm việc theo cặp theo yêu cầu mục C.1/54

+ GV quan sát sửa những lỗi sai hoặc chỗ chưa tốt cho HS. Tuyên dương những em kể tốt. Động viên khích lệ những em kể chưa tốt.
+ HD về nhà: chuẩn bị giờ sau thi kể chuyện trước lớp.Khuyến khích sự sáng tạo của HS ( nhập vai nhân vật bất kì trong các truyện đã học hoặc đọc)

+ Yêu cầu h/s thay đổi ngôi kể cho phù hợp
+ Gv hướng dẫn h/ s thực hiện
+ HS thục hiện GV gọi HS khác nhận xét GV chấm theo bảng hướng dân trong SGK
+ GV ngợi khen những HS làm tốt kể tốt. Khích lệ những em chưa tốt A. Hoạt động khởi động

- quả đu đủ
- mùa đông
- cái khăn
- bạn Hằng

 danh từ

B. Hoạt động hình thành kiến thức
1.Tìm hiểu về danh từ

a.
- Danh từ là những từ chỉ người vật hiện tượng, khái niệm …
- Thường làm chủ ngữ khi làm vị ngữ có từ là đứng trước

b. Khả năng kết hợp : Những từ chỉ số lượng ở phía trước và các từ này,ấy ,đó ,nọ ,kia…ở phía sau tạo thành cụm danh từ

2.Tìm hiểu về ngôi kể trong văn tự sự
a.
- Đoạn 1 :A. người kể giấu mình
-> Có thể kể tự do mọi chuyện xảy ra với các nhân vật
- Đoạn 2: B.nhân vật Dế Mèn
-> Chỉ kể được những gì mình nghe ,mình thấy ,mình trải qua và có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng ,suy nghĩ của bản thân

b.
-…….vị trí giao tiếp …….
- Ngôi kể một :người kể xưng tôi…………..
- Ngôi kể 3: người kể tự giấu mình đi………..
- Người kể …………………….tác giả
c.
Cần lựa chọn ngôi kể cho thích hợp vì đó là vị trí giao tiếp mà người kể dùng để kể chuyện
Khi muốn kể về những gì mình từng trải qua từng chứng kiến sẽ chọn ngôi 1, khi muốn kể linh hoạt tự do những gì diễn ra với các nhân vật chọn ngôi 3

Tuần 8 – Tiết 30
C. Hoạt động luyện tập

1. Liệt kê các loại từ
- a. Đứng trước danh từ chỉ người : Ông,vị,cô,viên,bác,chú,anh….
- b. Đứng trước danh từ chỉ đồ vật
Cái,bức,tấm,mảnh,đôi,chiếc,….
2. Thay đổi ngôi kể từ ngôi 1 sang ngôi 3 và kể lại đoạn văn

3. Thi nhập vai kể chuyện

D. Hoạt động vận dụng.
1.Dùng ngôi kể thứ nhất kể cho người thân nghe về buổi học ở trường hôm nay.
2. Tìm 5-10 danh từ chỉ thời gian, đơn vị,khái niệm.

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Học kĩ bài nắm được : Danh từ là gì ,chức vụ ngữ pháp của danh từ ,hiểu được ngôi kể ,vai trò của ngôi kể ,lựa chọn ngôi kể khi viết văn tự sự
- Xem trước : Bài 9 Thứ tự kể trong văn tự sự

Có thể có HS còn chưa tích cực GV quan tâm khuyến khích

Có thể có HS điền sai từ. GV gợi mở thêm

Có thể có HS xây dựng nội dung câu chuyện chưa được tốt hoặc giọng kể còn chưa diễn đạt GV hướng gợi mở thêm.

Duyệt ngày … tháng … năm 20…

III. Nhật kí giờ lên lớp

…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.