Giáo án ngữ văn 6: Bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết :
Đọc hiểu:
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
(Tiết 2)
- Xi-át-tơn -
I. TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Thấy được văn bản xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước, đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường.
- Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩ và biểu hiện tình cảm, đặc biệt là phép nhân hoá, yếu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu nội dung văn bản nhật dụng.
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-at-tơn.
- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
4. Thái độ:
Ý thức tự giác tích cực trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, tình cảm yêu thiên nhiên quê hương đất nước.
Tích hợp kĩ năng sống
- Tự nhận thức về giá trị của lối sống tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, môi trường; xác định cách ứng xử, yêu quý, trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên…
- Làm chủ bản thân, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bức thư.
Tích hợp giáo dục môi trường gắn với thực tiễn cuộc sống:
- Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới.
- Thực trạng môi trường:
- Những giải pháp bảo vệ môi trường.
- Quan điểm và suy nghĩ của bản thân học sinh trước vấn đề môi trường.
Tích hợp giáo dục đạo đức:
- Giáo dục lòng yêu Tổ quốc; yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Rèn phẩm chất tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, nhân loại.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Câu hỏi: Hãy trình bày những hiểu biết về tác giả, tác phẩm? Cho biết mối quan hệ giữa người da đỏ với đất?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 2 phút
- GV dẫn dắt: Trong tiết học trước, chúng ta đã hiểu về tình cảm chân thành của người da đỏ với mảnh đất quê hương của họ, bộc lộ tình cảm yêu quý, thái độ trân trọng biết ơn ... đối với thiên nhiên, đất đai. Vậy còn người da trắng thì sao? Họ có dành tinh cảm trân quý ấy đối với mảnh đất nơi họ đang sinh sống?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 25 p
* HĐ 2: đọc hiểu văn bản ( tiếp)
- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc đoạn giữa của bức thư: Từ “Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi – Tr136 -> hương hoa đồng cỏ – Tr137” và trả lời câu hỏi: Đoạn văn nói về chuyện gì?
- GV gợi ý: Nhận xét về thái độ và cách đối xử của người da trắng và người da đỏ đối với thiên nhiên, đất đai. Sự khác biệt đó được thể hiện trên những vấn đề gì.
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Đạo đức - Cách cư xử của người da trắng với đất đai, môi trường.
- Bước 2: Gv yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi (2 phút): Hãy tìm các chi tiết trong văn bản chỉ ra sự khác biệt đó.
- HS thảo luận trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

Người da đỏ Người da trắng
- Đất là mẹ, là anh em ruột thịt, gắn bó, máu thịt, tình nghĩa.
- Lắng nghe, thấu hiểu những âm thanh, hình ảnh của đất đai của môi trường. - Đất không phải là anh em của họ, là kẻ thù của họ, mồ mả của họ mà họ còn quên.
- Lấy đi những gì họ cần, cư xử với đất và môi trường như vật mua được bán đi, tàn phá môi trường, lạnh lùng vô trách nhiệm.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Từ đó phản ánh sự đối lập nào trong cách sống của người da đỏ và người da trắng?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- Bước 3: Đoạn văn lôi cuốn người đọc bởi các biện pháp: so sánh, đối lập, nhân hoá. Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đó trong từng câu văn cụ thể? Tác dụng của nghệ thuật đó.
- HS xác định trong đoạn văn, phát biểu ý kiến
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Nêu bật sự khác biệt giữa 2 cách sống của người da trắng và người da đỏ  Thể hiện rõ thái độ tôn trọng, bảo vệ đất đai, môi trường đồng thời bộc lộ những nỗi lo âu của người da đỏ về môi trường và thiên nhiên khi đất đai của họ thuộc về người da trắng.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Từ những lo âu đó cho ta hiểu gì về cách sống của người da đỏ?
- HS bộc lộ suy nghi, GV bổ sung: Tôn trọng sự hoà hợp với tự nhiên, yêu qúy, đầy ý thức bảo vệ môi trường, tự nhiên như mạng sống của mình.
- Bước 4: GV yêu cầu HS đọc phần 3 và trả lời câu hỏi: Những lời kiến nghị nào được nhắc tới ở phần cuối của bức thư?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
+ Phải biết kính trọng đất đai
+ Hãy khuyên bảo chúng: đất là mẹ.
+ Điều gì xảy ra với đất đai... tức là xảy ra với những đứa con của đất.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Em hiểu thế nào về câu nói "đất là mẹ"?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
+ Đất là nơi sản sinh ra muôn loài, là nguồn sống của muôn loài.
+ Cái gì con người làm cho đất đai là làm cho ruột thịt của mình.
+ Con người phải biết sống hoà hợp với môi trường, đất đai, phải biết cách bảo vệ nó.
- Bước 5: GV yêu cầu HS: Nhận xét về giọng điệu trong đoạn thư này có gì khác trước? Tại sao người viết phải thay đổi giọng điệu như vậy?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
+ Vừa thống thiết, vừa đanh thép, hùng hồn (người phải dạy, phải bảo, phải kính trọng đất đai...)
+ Khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai, môi trường sống, dạy cho người da trắng biết cư xử đúng đắn với đất đai môi trường.
3.2. Sự khác biệt trong cách sống và thái độ đối với đất và thiên nhiên của người da đỏ và người da trắng.

- Người da đỏ: cách sống tôn trọng giá trị tinh thần.
- Người da trắng: cách sống vật chất thực dụng.

3.3. Kiến nghị của người da đỏ.

- Phải biết kính trọng đất đai

- Giọng văn thống thiết, đanh thép, khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai, môi trường sống.

- Bước 6: GV yêu cầu HS hãy rút ra những đặc điểm nghệ thuật và nội dung của văn bản?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- Bước 7: GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời: Tại sao "Bức thư..." cách đây hơn một thế kỉ vẫn được xem là một trong những văn bản hay nhất nói về môi trường?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

+ Đề cập đến một vấn đề chung cho mọi thời đại, mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên. Viết bằng sự am hiểu, tình yêu đất đai, môi trường mãnh liệt.
+ Lời văn giàu hình ảnh với các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ và thủ pháp đối lập được sử dụng phong phú, đa dạng tạo nên sức hấp dẫn thuyết phục của bức thư.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Theo em, "Bức thư..." quan tâm và khẳng định điều quan trọng nào trong cuộc sống của con người?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
+ Tình cảm gắn bó thiêng liêng, tình yêu thiên nhiên đất nước, sự trân trọng “đất mẹ” của người dân da đỏ.
+ Bức thư gửi tới chúng ta thông điệp: Con người biết sống hoà hợp với thiên nhiên, phải chăm lo, bảo vệ môi trường thiên nhiên như mạng sống của mình.
? Văn bản có ý nghĩa gì.
- Bước 9: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/140.
? Từ văn bản "Bức thư..." em có suy nghĩ gì về bản thân đối với môi trường. 4, Tổng kết.
4.1 – Nghệ thuật.

4.2 – Nội dung – ý nghĩa.
- Nội dung:
- Ý nghĩa:
Nhận thức về vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực và lâu dài: Để chăm lo và bảo vệ mạng sống của mình, con người phải biết bảo vệ thiện nhiên và môi trường sống xung quanh.

4.3 – Ghi nhớ: SGK.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 p
Câu 1: Bức thư đã phê phán những hành động và thái độ gì của người da trắng thời đó?
A.Tàn sát những người da đỏ.
B.Hủy hoại nền văn hóa của người da đỏ.
C.Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống.
D.Xâm lược các dân tộc khác.
Câu 2: Trong đoạn trích trên, tác giả coi mình là:
A. Người văn minh.
B. Kẻ hoang dã.
C. Người chủ của vùng đất mà người da đỏ đang sống.
D. Người trung thành với lợi ích của người da đỏ.
Câu 3: Thông điệp mà Bức thư của thủ lĩnh da đỏ muốn nhấn mạnh là gì?
A. Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
B. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác.
C. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống.
D. Hãy khuyên bảo chúng tôi như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. 
Câu 4: Sự khác biệt của người da đỏ với người da trắng được thể hiện qua khía cạnh nào?
A.Thái độ với đất đai
B. Sự khác biệt về lối sống
C. Thái độ với tự nhiên
D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Trong đoạn trích, tác giả bức thư đã sử dụng kết hợp những biện pháp tu từ nào?
A. So sánh, nhân hóa và ẩn dụ.
B. So sánh, nhân hóa và hoán dụ.
C. So sánh, hoán dụ và ẩn dụ.
D. So sánh, nhân hóa và điệp ngữ.
Câu 6: Cụm từ "tôi là kẻ hoang dã" được lặp lại nhiều lần trong bức thư có ý nghĩa như thế nào ?
A. Thể hiện sự khiêm tốn của vị thủ lĩnh.
B. Nhấn mạnh sự khác biệt của về lối sống của người da trắng và da đỏ.
C. Nói lên người da đỏ chỉ biết một cách sống là hoà hợp với thiên nhiên.
D. Tất cả đều đúng
Câu 7: Khái niệm Ngựa sắt nhả khói trong đoạn trích dùng để chỉ:
A. Con ngựa do Thánh Gióng cưỡi ra trận tiêu diệt giặc Ân.
B. Những con ngựa chạy không biết mệt.
C. Tàu hỏa.
D. Máy hơi nước.
Câu 8: Giá trị bức thư của Xi-át-tơn viết ở thế kỷ XIX cho tới hôm nay là gì ?
A. Tình yêu thiên nhiên và bảo vệ môI trường.
B. Đề cao quá trình đô thị hoá.
C. Thái độ chống chiến tranh.
D. Tất cả đều đúng
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- Trao đổi, thảo luận theo nhóm về những nội dung sau:
a) Các khu vực như ao ,hồ,sông ,biển , đường phố , xóm làng,... nơi em sống có bị ô nhiễm không? Nếu có thì hiện tượng cụ thể là gì ?
b) Em thấy thái độ của mọi người như thế nào khi chứng kiến sự ô nhiễm đó ?
c) Địa phương/nhà trường nơi em sống/học tập đang thực hiện những hành động cụ thể nào để góp phần bảo vệ môi trường?
- Các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến. Các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy, ôn tập kiến thức bài học.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ: Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết tiêu biểu, những hình ảnh đặc sắc trong bài. Sưu tầm một số bài viết, tranh ảnh về bảo vệ thiên nhiên môi trường.
- Chuẩn bị bài mới: Xem bài “Ôn tập về dấu câu”.
+ HS ôn lại các dấu câu mà em đã học
+ Tìm hiểu công dụng của các loại dấu câu.
+ Tìm hiểu các ngữ liệu trong SGK (T149)

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.