Giáo án ngữ văn 6: Bài Tính từ và cụm tính từ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tính từ và cụm tính từ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết :

Tiếng việt
TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ

I. MỤC TIÊU BÀ HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
Học sinh nhận biết, nắm được các đặc điểm của tính từ và cụm tính từ:
- Ý nghĩa khái quát của tính từ; Đặc điểm ngữ pháp, công dụng của tính từ; Khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp của tính từ.
- Nắm được các loại tính từ.
- Cụm tính từ: Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm tính từ; nghĩa của cụm tính từ; Chức năng ngữ pháp và cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ.
2. Kỹ năng
- Nhận biết tính từ trong văn bản.
- Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
- Sử dụng tính từ, cụm tính từ trong khi nói và viết.
3. Thái độ
- GD HS thái độ yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách nhận biết, tạo lập và sử dụng tính từ, cụm tính từ trong khi nói, viết.
- Năng lực ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng tính từ, cụm tính từ trong thực tiễn giao tiếp của bản thân...
II. PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, thảo luận, phân tích các tình huống mẫu, thực hành có hướng dẫn, chơi trò chơi...
- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về dùng từ, đặt câu...; Các kĩ thuật khác: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày một phút ...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Giáo án, SGK, SGV, Chuẩn KTKN, bảng phụ...
- HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn về nhà
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu đặc điểm của cụm động từ ? Đặt câu có sử dụng cụm động từ?
Đáp án:
- Cụm ĐT do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành.
- Cụm động từ có‎ ý nghĩa đầy đủ và cấu tạo phức tạp hơn động từ.
- Cụm động từ hoạt động trong câu giống như một động từ.
- Đặt câu: Con ngựa đang chạy như bay.
CĐT
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: đàm thoại gợi mở
- Thời gian:1phút
GV dẫn dắt: Ở Tiểu học, các em đã được học về tính từ. Bài học hôm nay giúp các em hiểu rộng hơn về đặc điểm của tính từ và cụm tính từ.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết, nắm được các đặc điểm về chỉ từ; Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 30 p
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của tính từ
- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc ví dụ mục I/ SGK 153, 154. Tìm các tính từ trong ví dụ a, b?
- HS đọc và suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV đặt câu hỏi: Những tính từ trên có ý nghĩa gì?
- HS đọc và suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Bước 2: GV yêu cầu HS: Kể thêm một số tính từ mà em biết? Đặt câu có tính từ đó?
- HS lên bảng đặt câu, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
GV dẫn dắt: tính từ + đã, đang, sẽ, vẫn, cũng => cụm tinh từ
- GV yêu cầu: Tìm tính từ kết hợp với: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng?
VD: đã lớn, sẽ cố gắng hơn...
- Bước 3: GV yêu cầu HS quan sát bảng phụ. So sánh khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, hãy, chớ, đừng của tính từ và động từ.
- đã, đang, sẽ + đi
- cũng, vẫn + đi
- hãy, đừng, chớ + đi
- đã, đang, sẽ + đẹp
- cũng, vẫn + đẹp
- hãy, chớ, đừng không kết hợp với đẹp
- GV đặt câu hỏi: Từ đó em có nhận xét gì về khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, vẫn, cũng, hãy, chớ, đừng của tính từ với động từ?
- HS đọc và suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Bước 4: GV yêu cầu HS xác định tính từ và CN – VN trong các câu sau:
+ ... Nó thì oai như một vị chúa tể.
+ ... Từng chiếc lá mít vàng ối ...
+ Ngôi nhà đẹp quá.
+ Vụng về vốn là bản tính của nó.
+ Vàng ối là màu của ổi chín.
- HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp hoàn thành vào vở.
- GV nhận xét và đặt tiếp câu hỏi: Từ đó em có nhận xét gì về chức vụ ngữ pháp của tính từ?
Thường làm VN giống như động từ.
-Bước 5: GV yêu cầu HS so sánh các tổ hợp từ sau: Em bé ngã / Em bé thông minh?
+ Em bé ngã => Đã thành câu, VN là động từ.
+ Em bé thông minh => Chưa thành câu, TT làm phụ ngữ cho DT – cụm danh từ.
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- GV bổ sung: Tính từ thường làm phụ ngữ trong các cụm danh từ, cụm động từ.
- ... màu vàng hoe/ ... năm cánh vàng tươi/ Sóng gợn lăn tăn.
- Bước 6: GV yêu cầu HS khái quát lại đặc điểm của tính từ?
- HS đọc ghi nhớ SGK/154. I. Đặc điểm của tính từ
1. Phân tích ngữ liệu

- Các tính từ:
a. bé, oai
b. vàng lịm, vàng hoe, vàng tươi
=> Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật.

- TT + đã, đang, sẽ, vẫn, cũng
=> cụm tính từ.

- Tính từ rất hạn chế khi kết hợp với hãy, chớ, đừng.

- Tính từ làm VN, CN trong câu.
- Khả năng làm VN hạn chế hơn động từ

2. Ghi nhớ: SGK – T154
Hoạt động 2: Các loại tính từ
- Bước 1: GV đặt câu hỏi:
+ Trong các từ ở mục I, tính từ nào kết hợp với các phó từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá... ) những tính từ nào không có khả năng kết hợp đó?
+ Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó?
- HS đọc và suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- GV bổ sung:
+ Các tính từ “bé, oai” nêu đặc điểm, tính chất của sự vật chưa cụ thể xác định -> có thể kết hợp với những từ chỉ mức độ.
+ Các tính từ “vàng hoe, vàng lịm, vàng ối” chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật một cách cụ thể, xác định -> không kết hợp được với những từ chỉ mức độ.
- Bước 2: GV đặt câu hỏi: Từ việc kết hợp trên cho biết tính từ gồm những loại nào?
- HS đọc và suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV yêu cầu HS lấy thêm ví dụ cho mỗi loại tính từ trên?
- HS thực hiện. GV nhận xét và bổ sung.
- Bước 3: GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/154 II. Các loại tính từ
1. Phân tích ngữ liệu
-

- bé, oai + rất, lắm, hơi, quá...
=> tính từ tương đối
- vàng hoe, vàng lịm, vàng ối không kết hợp được với rất, hơi, quá, lắm,..
=> tính từ tuyệt đối

- Tính từ tương đối + từ chỉ mức độ
- Tính từ tuyệt đối không kết hợp với từ chỉ mức độ

2. Ghi nhớ: SGK – T154
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụm tính từ
- Bước 1: GV gọi HS đọc VD mục III/SGK 155 và trả lời câu hỏi:
+ Dựa vào mô hình cấu tạo cụm động từ, cụm danh từ, hãy vẽ mô hình cấu tạo của các cụm tính từ trong ví dụ?

- HS thực hiện, điền vào mô hình. HS cùng bàn trao đổi kết quả, nhận xét cho nhau. GV nhận xét và bổ sung.
Phần trước Phần
trung tâm Phần sau
vốn đã rất yên tĩnh
nhỏ lại
sáng vằng vặc ở trên không
- Bước 2: Gv đặt câu hỏi: Các phụ trước và phụ sau trong cụm tính từ bổ sung những ý nghĩa gì?
- HS đọc và suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
+ Phụ trước bổ sung về: thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, sự khẳng định, phủ định,...
+ Phụ sau bổ sung về: vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi, nguyên nhân ... của đặc điểm tính chất.
=> Giống một số ý nghĩa trong phụ ngữ của cụm ĐT.
- Bước 3: GV gọi HS đọc ghi nhớ 3 (SGK/155)
- HS đọc. GV nhấn mạnh III. Cụm tính từ
1. Phân tích ngữ liệu

- Cụm tính từ: PT+TT+PS

- Phụ trước bổ sung về: thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, sự khẳng định, phủ định ...
- Phụ sau bổ sung về: vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi, nguyên nhân ... của đặc điểm tính chất.

2. Ghi nhớ: SGK – T155

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 15 phút:

Luyện tập
GV yêu cầu HS đọc, xác định yêu cầu BT1 (155)
- HS làm việc cá nhân: GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập
- Cả lớp làm vào vở. GV nhận xét, tổng kết.
IV. Luyện tập
Bài tập 1 (T155)
Tìm cụm tính từ.
a/ sun sun như con đỉa.
b/ chẫn chẫn như cái đòn càn.
c/ bè bè như cái quạt thóc.
d/ sừng...cột đình.
e/ tun tủn...chổi sể
GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 (156).
- HS làm bài. GV hướng dẫn hs trả lời‎:
Bài tập 2 (T156)

- Các tính từ đều là từ láy: có tác dụng gợi hình, gợi cảm.
- Hình ảnh mà tính từ gợi ra là sự vật tầm thường, không giúp cho việc nhận thức 1 sự vật to lớn như “con voi” .
- Đặc điểm chung của 5 ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan.
GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3 (156): So sánh cách dùng động từ, tính từ trong 5 câu văn tả biển .... Ý nghĩa của sự khác biệt đó.
- Các nhóm bàn thảo luận, trình bày.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức
+ gợn sóng êm ả. / nổi sóng. / nổi sóng dữ dội.
+ nổi sóng mù mịt. / nổi sóng ầm ầm.
=> động từ và tính từ được dùng ở lần sau sau mang tính chất dữ dội và mạnh mẽ hơn lần trước. Thể hiện thái độ của cá vàng trước những đòi hỏi mỗi lúc một quá quắt của mụ vợ ông lão. Bài tập 3 (T156)
- So sánh cách dùng động từ, tính từ trong 5 câu văn tả biển.
- Ý nghĩa của sự khác biệt đó.

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 4.
- GV hướng dẫn HS về làm.
+ Tính từ chỉ sự thay đổi từ: không - có - không.
+ Sự thay đổi : Nghèo - Giàu sang - Nghèo
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV yêu cầu HS: Từ 5 sự việc dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử, hãy sử dụng một số động từ, tính từ để miêu tả người mẹ
- HS tìm và trả lời câu hỏi. GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn
- Thời gian: 5p
- GV yêu cầu HS: Viết một đoạn văn ngắn (3 -5 câu) miêu tả một người bất kì có sử dụng các tính từ.
- HS thực hiện. GV chấm và nhận xét bài.
4. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ, nhớ các đơn vị kiến thức về tính từ và cụm tính từ; Nhận xét ý nghĩa các phụ ngữ trong cụm tính từ; Tìm cụm tính từ trong một đoạn truyện đã học; Đặt câu, xác định chức năng ngữ pháp của tính từ và cụm tính từ.
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập Tiếng Việt – Xem lại các đơn vị kiến thức về:
+ Từ, cấu tạo từ TV
+ Nghĩa của từ
+ Phân loại từ (theo cấu tạo và nguồn gốc)
+ Các lỗi dùng từ
+ Từ loại và cụm từ

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.