Giáo án ngữ văn 6: Bài Bức tranh của em gái tôi (tiết 1)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Bức tranh của em gái tôi (tiết 1). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 81
Đọc văn
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
(Tiết 1)
- Tạ Duy Anh -

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu được tình cảm của người em có tài năng đối với anh; thấy được sự chiến thắng của tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu đối với lòng ghen ghét đố kị.
- Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm. Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.
2. Kĩ năng:
- Kỹ năng đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.
- Đọc – hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.
- Kể tóm tắt câu chuyện trong một đoạn văn ngắn.
3. Thái độ:
- Phê phán sự ghen tị ở nhân vật người anh, đồng thời thấy được việc thức tỉnh ở nhân vật.
- Hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn với bạn bè và những người xung quanh, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới. (33 phút)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Thời gian: 3 phút
- GV đặt câu hỏi: Trong gia đinh, em có anh/chị/em ruột thịt không? Giữa hai người có bao giờ xảy ra tranh cãi không?
- HS trả lời, GV định hướng:
Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích, sự đố kị. Chính vì thế, từ xa xưa ông bà ta đã phản ánh điều này rất nhiều trong các câu chuyện dân gian. Sau này, nhà văn Tạ Duy Anh cũng khai thác chủ đề tế nhị này trong tác phẩm " Bức tranh của em gái tôi".
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu được tình cảm của người em có tài năng đối với anh. Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu chung.
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK và tìm hiểu ở nhà: Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Tạ Duy Anh?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Tạ Duy Anh: Tên khai sinh: Tạ Viết Dãng, sinh 1959. Quê Hoàng Diệu, Chương Mĩ, Hà Tây. Là hội viên hội nhà văn VN, là cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kì đổi mới, đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của bạn đọc. Hiện công tác tại nhà xuất bản hội nhà văn.) I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả :
Tạ Duy Anh,sinh 1959.
Quê : Hà Tây
- Hội viên hội nhà văn VN, là cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kì đổi mới.
- Bước 2: GV yêu cầu HS nêu xuất xứ của văn bản ?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
2. Tác phẩm:
- Là truyện ngắn được giải nhì trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi của báo TNTP.
- Được in trong tập Con dế ma.
Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản.
- Bước 1: GV hướng dẫn HS đọc truyện: Đọc giọng điệu của nhân vật kể chuyện, giọng thay đổi theo tâm trạng nhân vật và diễn biến câu chuyện.
- Giáo viên đọc mẫu, gọi 2 học sinh đọc tiếp
- Bước 2: GV gọi 1 học sinh tóm tắt truyện
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức:
+ Kiều Phương mê vẽ => người anh ngạc nhiên, vui vẻ.
+ Kiều Phương được phát hiện có tài năng => người anh từ ngạc nhiên đến ghen tức với em, đối xử lạnh nhạt với em
- Kiều Phương được mời tham gia trại thi vẽ Quốc tế và được giải nhất với bức chân dung người anh trai mình.
- Người anh trai hãnh diện, tự hào và cũng xấu hổ, hối hận khi xem tranh. II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc, chú thích.

- Bước 3: GV đặt câu hỏi: Phương thức tự sự trong vb thành công bởi sự kết hợp với yêu tố gì?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức:
Miêu tả tâm lí nhân vật.

- Phương thức biểu đạt: tự sự

- Bước 4: GV đặt tiếp câu hỏi: Vb có thể chia thành mấy phần? Nêu giới hạn và nd từng phần?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét, chuẩn kiến thức

2. Kết cấu bố cục:
- Bố cục: 3 phần
+ P1: từ đầu vui vẻ lắm: Giới thiệu về bé Kiều Phương
+ P2: tiếp theo  thở dài: Sự đố kị của người anh
+ P3: Kết thúc truyện.
- Bước 5: GV đặt câu hỏi: Nhân vật chính trong truyện là ai?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét, chuẩn kiến thức: Người anh trai, Kiều Phương.
- GV bổ sung: Cả hai anh em KP đều là nhân vật chính nhưng người em là nhân vật trung tâm vì giũ vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. 3. Phân tích:
- Bước 6: GV yêu cầu hs thảo luận nhóm theo bàn:
+ Truyện được kể theo ngôi kể nào? Vai trò và tác dụng của cách kể đó? Việc tg lựa chọn lời kể của chính người đó có ý nghĩa ntn?
- HS thảo luận trả lời, GV nhận xét, chuẩn kiến thức:
+ Ngôi kể: Thứ nhất: Thuận lợi trong việc miêu tả diến biến tâm lí của nhân vật.
+ Người anh trực tiếp soi xét tính cảm, ý nghĩ của chính mình để kể lại: chân thực, mang tính chủ quan.

- Ngôi kể: Thứ nhất
- GV đặt tiếp câu hỏi: Qua lời kể của người anh, người em hiện lên qua những chi tiết nào?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét, chuẩn kiến thức
- Mặt bẩn, tự chế thuốc và say sưa vẽ, ... a. Nhân vật cô em gái:

- Đam mê vẽ tranh
- GV đặt câu hỏi gợi mở:
+ Tác giả đã chú ý tới điều gì khi khắc hoạ hình ảnh cô bé?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét, chuẩn kiến thức: quan sát, nhận xét ngoại hình, cử chỉ, thái độ.
+ Tài năng vẽ của KP tiếp tục được khẳng định như thế nào?
 Tham gia trại thi vẽ quốc tế, đạt giải nhất bằng bức tranh: Anh trai tôi.
+ Tại sao KP lại vẽ anh trai mình hoàn thiện đến thế?
 Trong mắt em, người anh lúc nào cũng hoàn hảo, tốt đẹp. Người anh ghen tị, gắt mắng, song KP vẫn vẽ anh trai mình rất đẹp, rất hoàn hảo.

- GV bổ sung kiến thức: KP có tài năng hội hoạ. Tài năng đó được đánh giá rất cao, được mọi người quan tâm nhưng em không hề mất đi sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ, nhất là vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện ở bức tranh Anh trai tôi.. Soi vào bức tranh ấy, nhân vật người anh tự nhìn rõ hơn về mình, vượt lên những hạn chế của lòng tự ái, tự ty, ghen tỵ.
- Gv đặt tiếp câu hỏi: Qua cách miêu tả của người anh, cô em gái hiện lên với nét tính cách và phẩm chất gì?
- HS thảo luận trả lời, GV nhận xét, chuẩn kiến thức:
- GV đặt câu hỏi nâng cao: Tại sao tác giả lại để cho người em vẽ người anh hoàn hảo đến thế?
- HS suy nghĩ trả lời. GV bổ sung
Cái gốc của NT là ở tấm lòng tốt đẹp của con người dành cho con người. Sứ mệnh của Nt là hoàn thiện vẻ đẹp của con người. Đây là ý tưởng NT sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm này.

- Hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội họa, tình cảm trong sáng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5 p
Hoạt động: GV tổ chức trò chơi thi đua giữa các tổ thông qua trò chơi “Hái táo”, mỗi trái táo tương ứng 1 câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1 : Nhân vật chính trong truyện có tài gì?
A. Hội họa.
B. Diễn xuất.
C. Chơi nhạc.
D. Ca hát.
Câu 2: Trong truyện, tác giả phương thức biểu đạt chủ yếu là gì?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
Câu 3: Bức tranh của em gái tôi thuộc thể loại nào?
A. Truyện dài.
B. Tiểu thuyết.
C. Truyện ngắn.
D. Hồi kí.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng với nhân vật Kiều Phương?
A. Hồn nhiên, hiếu động
B. Tài năng hội họa hiếm có
C. Tình cảm trong sáng, nhân hậu
D. Không quan tâm đến anh.
Câu 5: Truyện Bức tranh của em gái tôi đã đạt giải thưởng nào sau đây?
A. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong.
B. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Khăn quàng đỏ.
C. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Nhi đồng.
D. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Hoa học trò.
Câu 6: Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi là ai?
A. Người anh trai.
B. Người mẹ.
C. Chú Tiến Lê.
D. Bé Kiều Phương.
4. Hướng dẫn học sinh ở nhà: (5 phút)
* Đối với tiết này
- Đọc bài, tóm tắt vb
- Nắm chắc về tg, tp
- Phân tích nhân vật bé Kiều Phương
* Chuẩn bị: Tiết 2 của bài: Tìm hiểu diến biến tâm trạng của người anh trai:
Thể hiện qua những nấc thang tâm trạng nào?

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.