Giáo án ngữ văn 6: Bài con Rồng cháu Tiên

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Con Rồng cháu Tiên. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 1
CON RỒNG CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu biết bước đầu về khái niệm thể loại truyền thuyết.
- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên; bước đầu nắm được nét chính về nghệ thuật của truyện truyền thuyết (chi tiết tưởng tượng kì ảo...).
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm – kể lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình.
- Nhận ra những sự việc chính của truyện.
- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.
3. Thái độ
- Yêu nước, tự hào về nòi giống của mình, biết rèn luyện phấn đấu để xứng đáng với nguồn gốc tổ tiên.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, quản bản thân.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhpóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; chuẩn bị tranh ảnh về Lạc Long Quân, Âu Cơ, Lễ hội Đền Hùng…
2. Học sinh: chuẩn bị vở ghi, vở soạn, đọc kĩ văn bản.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp(1’)
3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1 KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS
- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề...
- Thời gian: 2 phút
GV cho HS nghe một đoạn bài hát “Con Rồng cháu Tiên” (Trương Quang Lục) và đặt câu hỏi: Đoạn nhạc nhắc đến những nhân vật nào? Em hiểu gì về đoạn nhạc đó?
GV dẫn dắt vào bài mới: Nhắc đến giống nòi, mỗi người Việt Nam đều rất tự hào về nguồn gốc cao quý của mình - nguồn gốc Tiên, Rồng, con Lạc cháu Hồng.Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên mà chúng ta học ngày hôm nay sẽ giúp các em lí giải điều đó.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian : 25 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về khái niệm truyền thuyết và xuất xứ truyện Con Rồng cháu Tiên
- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích (*) SGK/7 để hiểu khái niệm truyền thuyết
- HS đọc, GV tóm tắt và nhấn mạnh 3 ý cơ bản:
+ Là loại truyện dân gian (truyện do nhân dân lao động sáng tác), có tính truyền miệng, kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
+ Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.
+ Thể hiện thái độ & cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện & nhân vật lịch sử đó. I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại truyền thuyết
- Bước 2: GV đặt tiếp câu hỏi: Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên thuộc thời đại nào?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV chuẩn kiến thức. 2. Truyện Con Rồng cháu Tiên

- Thuộc nhóm truyền thuyết thời đại Hùng Vương giai đoạn đầu
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản
- Bước 1:GV hướng dẫn HS đọc bài: Đọc to, rõ ràng, nhấn giọng ở những chi tiết kì lạ phi thường. Chú ý thể hiện hai lời đối thoại của LLQ và Âu Cơ. LLQ: phân trần, tình cảm. ÂC: Lo lắng, thở than.
- GV đọc mẫu 1 đoạn, gọi HS đọc tiếp
- GV yêu cầu các HS khác nhận xét cách đọc của bạn. II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, kể tóm tắt, tìm hiểu chú thích
- Bước 2: GV đặt câu hỏi tiếp: Hãy kể tóm tắt truyện bằng lời văn của em?
- HS thực hiện, HS khác nhận xét
- GV bổ sung, chuẩn kiến thức.
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chú thích trong sách.
- Bước 3: Gv đặt câu hỏi: Văn bản chia làm mấy phần? Nêu rõ ý từng phần?
- HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
2. Bố cục
- 3 phần:
+ P1: Từ đầu đến Long Trang: Lạc Long Quân & Âu Cơ kết duyên
+ P2: Tiếp đến Lên đường: Chuyện sinh nở kì lạ của Âu Cơ; LLQ và ÂC chia con
+ P3: Còn lại: Sự ra đời của nhà nước Văn Lang và bắt đầu triều đại các vua Hùng
- Bước 4: GV đặt tiếp câu hỏi: Truyện gồm những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính? Căn cứ vào đâu em xác định như vậy?
- HS trả lời, GV nhận xét:
Lạc Long Quân; Âu Cơ; các con của Lạc Long Quân, Âu Cơ. Trong đó LLQ và ÂC là chính (căn cứ vào tần suất xuất hiện, các sự kiện chính) 3. Hướng dẫn phân tích

- Bước 5: GV chia lớp thành 6-9 nhóm nhỏ, thảo luận trong thời gian 5 phút:
+ Tổ 1: đọc thầm phần 1 văn bản
? Tìm chi tiết (câu văn) giới thiệu LLQ và Âu Cơ: Nguồn gốc, hình dáng, tài năng, việc làm? Em có nhận xét gì về những chi tiết miêu tả LLQ và Âu Cơ?
+ Tổ 2: đọc thầm phần 2 văn bản
? Qua cuộc nhân duyên giữa LLQ và Âu Cơ, ông cha ta muốn ta hiểu gì về nguồn gốc dân tộc? Tìm hiểu ý nghĩa của chi tiết “Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở ra trăm người con”.
+ Tổ 3: Quan sát bức tranh trong SGK và cho biết:
? Em hãy thuật lại cảnh Lạc Long Quân & Âu Cơ chia con? Ý nghĩa của chi tiết này?
- HS trao đổi thảo luận. Sau đó đại diện nhóm trình bày, nhận xét cho nhau
- GV đánh giá và chuẩn kiến thức
a. Hình ảnh Lạc Long Quân & Âu Cơ
Lạc Long Quân Âu Cơ
- Nòi Rồng, ở dưới nước, con trai thần Long Nữ.
- Sức khoẻ vô địch, nhiều phép lạ.
- Diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, dạy dân trồng trọt, chăn nuôi. - Dòng Tiên, ở trên núi, họ thần Nông.
- Xinh đẹp tuyệt trần
=> Chi tiết tưởng tượng mang vẻ đẹp kì lạ, lớn lao => Lạc Long Quân & Âu Cơ đều là thần đẹp đẽ, tài giỏi => Dân tộc ta có nòi giống thiêng liêng, cao quý => Lòng tôn kính tự hào về nòi giống Rồng Tiên.
b. Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân, Âu Cơ
* Việc sinh con của Âu Cơ: Chi tiết “Âu cơ sinh bọc trăm trứng, nở ra trăm người con” là chi tiết tưởng tượng sáng tạo tuyệt vời của người xưa, nhấn mạnh mối quan hệ thân thiết gắn bó keo sơn giữa các cộng đồng người Việt.
 dân tộc ta có nòi giống cao quý, từ trong cội nguồn dân tộc ta là một khối thống nhất.
* Việc chia con của LLQ và ÂC: 50 người con xuống biển, 50 Người con lên núi, cùng nhau cai quản các phương, dựng xây đất nước => Ý nguyện phát triển dân tộc ngày càng mở rộng, ý nguyện đoàn kết, thống nhất dân tộc, mọi miền đất nước đều có chung ý chí, nguồn gốc & sức mạnh; công lao của các bậc tổ tiên.
- Bước 6: GV gọi HS đọc phần 3
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV đặt câu hỏi: Trong P3 này có chi tiết nào liên quan đến lịch sử?
- HS trả lời, GV bổ sung: Người con trưởng lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, sau truyền ngôi cho con cháu (Văn: nghĩa là đất nước tươi đẹp sáng ngời, có văn hoá; lang: đất nước của những người đàn ông, những chàng trai khoẻ mạnh giàu có) => Sự hình thành nhà nước đầu tiên trong lịch sử VN.
- Bước 7: GV đặt tiếp câu hỏi: Theo em, kết thúc như vậy có ý nghĩa gì?
- HS trả lời và GV chuẩn kiến thức.

- Bước 8: GV mở rộng kiến thức, cho HS quan sát về vùng đất Phong Châu và lễ giỗ tổ Hùng Vương diễn ra hang năm. c. Kết thúc truyện
Người con trưởng được tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.

Khẳng định truyền thống đoàn kết dựng nước của dân tộc; khẳng định nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên của dân tộc, muốn người đời sau tin là có thật.
- Bước 9: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Khái quát lại nội dung câu chuyện? Truyện có ý nghĩa gì?
- HS suy nghĩ, trả lời, các nhóm khác bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức. 4. Hướng dẫn tổng kết
a. Nội dung – Ý nghĩa
* Nội dung: Truyện giải thích nguồn gốc dân tộc VN là con rồng cháu tiên.
* Ý nghĩa: Ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc và thể hiện ý nguyện đoàn kết của dân tộc ta.
- Bước 10: GV đặt thêm câu hỏi để HS suy nghĩ: Nếu lược bỏ hết yếu tố tưởng tượng kì ảo đi thì truyện sẽ trở nên như thế nào? Qua đó nêu vai trò của các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện?
- HS trả lời, GV mở rộng kiến thức:
Yếu tố tưởng tượng kì ảo tạo nên tính hấp dẫn, sinh động của câu chuyện. Nếu lược bỏ hết yếu tố tưởng tượng kì ảo thì truyền thuyết sẽ trở nên tẻ nhạt và đơn điệu. Trong truyện yếu tố tưởng tượng kì ảo tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật. Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc.
- GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/8. b. Nghệ thuật
Yếu tố tưởng tượng kì ảo:
- Tăng tính hấp dẫn, sinh động cho truyện.
- Linh thiêng hóa nguồn gốc cao quý của dân tộc.

c. Ghi nhớ (SGK/8)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
GV cho một số câu hỏi trắc nghiệm và các nhóm ghi đáp án đúng lên bảng. Nhóm nào có nhiều đáp án chính xác sẽ giành phần thắng
Câu 1: Truyện Con Rồng cháu Tiên thuộc thể loại văn học nào?
A. Thần thoại
B. Truyền thuyết
C. Cổ tích
D. Truyện ngắn
Câu 2: Ý nghĩa nào sau đây không đúng với truyện Con Rồng cháu Tiên?
A. Giải thích, suy tôn nguồn gốc của dân tộc Việt Nam.
B. Thể hiện niềm tự hào dân tộc về giống nòi cao quý
C. Thể hiện ý thức đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc
D. Thể hiện ước nguyện đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng người Việt
Câu 3: Hai nhân vật chính được đề cập đến trong truyện Con Rồng cháu Tiên là gì?
A. Thần Nông và Thần Long Nữ.
B. Vua Hùng và Lạc Long Quân.
C. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
D. Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Câu 4: Lạc Long Quân là ai?
A. Con trai thần Long Nữ, thuộc giống rồng, sinh sống ở dưới nước.
B. Người có sức khỏe vô địch và có nhiều phép lạ.
C. Người thường xuyên giúp đỡ nhân dân diệt trừ yêu quái; dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 5: Vì sao Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau?
A. Lạc Long Quân và Âu Cơ không còn yêu thương nhau.
B. Lạc Long Quân và Âu Cơ có tập tính và tập quán sinh hoạt hoàn toàn khác nhau, nên khó hòa hợp lâu dài.
C. Vì Lạc Long Quân phải về quê để nối ngôi vua cha.
D. Vì Âu Cơ muốn các con được sống ở hai môi trường khác nhau.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV đặt câu hỏi cho HS : Qua học tập văn bản, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với đất nước, dân tộc?
- HS suy nghĩ và trả lời. GV nhấn mânhj những phẩm chất cần có của người dân với Tổ quốc như : Yêu nước, tự hào về nòi giống của mình, biết rèn luyện phấn đấu để xứng đáng với nguồn gốc tổ tiên….
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
Gv giao nhiệm vụ: Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, bài hát được khơi nguồn cảm xúc từ truyện “Con Rồng cháu Tiên” hoặc nói về tình đoàn kết dân tộc của nhân dân ta?
Ví dụ:
- Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
- Nhiễu đều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
4. Hướng dẫn về nhà
1. Hướng dẫn học sinh học bài cũ: Tập đọc diễn cảm truyện. Học thuộc phần ghi nhớ. Nắm chắc ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo.
2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tiếp theo trong chủ đề: Soạn bài văn bản Bánh chưng, bánh giầy

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.