Giáo án ngữ văn 6: Bài Câu trần thuật đơn

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Câu trần thuật đơn. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết :

CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn
- Tác dụng của câu trần thuật đơn.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được câu trần thuật đơn trong văn bản và xác định được chức năng của câu trần thuật đơn.
- Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết.
3. Thái độ: GD HS biết yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng của TV
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách nhận biết, tạo lập và sử dụng động từ trong khi nói, viết.
- Năng lực lựa chọn cách sử dụng động từ trong thực tiễn giao tiếp
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp: thuyết trình, thảo luận, phân tích, thực hành có hướng dẫn...
- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về dùng từ, đặt câu...;
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; bảng phụ, máy chiếu
2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, A0, bút dạ...
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
Câu hỏi: Đặt hai câu, xác định thành phần chính, thành phần phụ và cho biết CN, VN trả lời cho câu hỏi nào và có cấu tạo ra sao
- Gọi 2 HS lên bảng. Gv nhận xét và chấm điểm
3. Bài mới. (33 phút)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 2 phút
- GV đưa ra một câu văn, yêu cầu HS xác định thành phần chính, thành phần phụ của câu? Nội dung câu trên nói về việc gì?
Sáng nay, Lan/ đi học muộn.
C V
- HS trả lời. GV nhận xét và dẫn dắt: Câu trên thuộc kiểu câu gì? Ý nghĩa của chúng ra sao? Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay để làm rõ.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 15p
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Câu trần thuật đơn là gì?
- Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại các kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã học ở tiểu học?
- HS nhắc lại. GV bổ sung:
+ Câu trần thuật
+ Câu nghi vấn
+ Câu cầu khiến
+ Câu cảm thán
- Bước 2: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn, đọc bài tập (SGK) và thực hiện các nhiệm vụ:
+ Xác định thành phần chính, thành phần phụ trong bài tập trên?
+ Cho biết các câu đó thuộc kiểu câu nào?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức
- Câu 1: Tôi /đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài.
CN VN
- Câu 2: Rồi với điệu bộ…tôi / mắng.
CN VN
- Câu 6: Chú mày / hôi như cú mèo thế này,
CN VN
ta / nào chịu được.
CN VN
- Câu 9: Tôi / về, không một chút bận tâm.
CN VN
- Bước 3: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Em hiểu thế nào là câu trần thuật đơn?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức

- Bước 4: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc. GV nhấn mạnh kiến thức
- Bước 5: GV yêu cầu HS: Em hãy đặt câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu/ tả/kể?
- GV đưa câu mẫu. HS thực hiện.
+ Em là học sinh của lớp 6, trường THCS Đại Từ
+ Những đám mây lững lờ trôi trên bầu trời.
+ Hôm qua, em được đi xem phim
I. Câu trần thuật đơn là gì?
1. Phân tích ngữ liệu:

- Câu được cấu tạo là một cụm C-V
+ Câu 1: Kể, tả sự việc.
+ Câu 2: Kể, tả, nêu ý kiến.
+ Câu 9: Kể sự việc.
=> Câu trần thuật đơn.

+ Về ý nghĩa, câu trần thuật đơn thường được dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự vật, sự việc hay để nêu một ý kiến.
+ Về cấu tạo, câu trần thuật đơn do một cụm C-V tạo thành.

2. Ghi nhớ : (SGK- 101)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp, thực hanh
- Thời gian: 20 phút
Luyện tập
Bài tập 1
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài và đặt tiếp câu hỏi: Trong các câu đã xác định, câu nào dùng để kể, tả, nêu ý kiến? Trong các câu kể, tả, nêu ý kiến trên có cấu tạo như thế nào?
- HS trả lời. GV nhận xét
(C1,2,9: 1 cụm C-V; C6: 2 cụm CV)

- GV đặt tiếp câu hỏi: Tại sao câu 6 cũng là câu trần thuật nhưng không phải là câu trần thuật đơn?
Vì nó có nhiều hơn 1 cụm C-V. II. Luyện tập.
Bài tập 1
* Yêu cầu: Tìm câu trần thuật đơn, cho biết câu đó để làm gì?

* Giải: Các câu 1,2,9 là câu trần thuật đơn
- Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô….sáng sủa. (Giới thiệu, tả)
- Bầu trời Cô Tô cũng…như vậy.
(Nêu ý kiến, nhận xét)
Bài tập 2:
- GV yêu cầu hs đọc Bt 2 SGK.
- HS thực hiện bài tập vào vở. GV gọi 1-2 HS trả lời và nhận xét, chuẩn kiến thức:
Lưu ý: Kiểu câu:
có + một cụm DT: là dạng đặc biệt của câu trần thuật đơn có mục đích giới thiệu.
Bài tập 2:

Các câu a, b, c là câu trần thuật đơn: Giới thiệu nhân vật, địa điểm, nơi chốn.
Bài tập 3:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS viết đoạn văn MT có sd câu trần thuật đơn. Bài tập 3:
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV cho thêm bài tập để HS luyện tập:
Đọc các câu mở đầu những truyện đã học dưới đây, xác định chúng thuộc loại câu nào và có tác dụng gì?
• Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta,có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân.
• Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.
• Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.
Gợi ý:
• Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có 1 vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân
=> Câu trần thuật đơn : giới thiệu nhân vật
• Có 1 con ếch sống lâu ngày trong 1 giếng nọ.
=> Câu trần thuật đơn : giới thiệu nhân vật
• Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.
=> Câu trần thuật đơn : giới thiệu nhân vật
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: vấn đáp

- GV yêu cầu HS đặt 5 câu trần thuật đơn, trong đó có 3 câu dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật. 2 câu dùng để nêu ý kiến.
4. Hướng dẫn học sinh ở nhà: (5 phút)
- Học ghi nhớ.
- Làm bài tập SBT
- Chuẩn bị: Đọc trước bài Câu trần thuật đơn có từ là

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.