Giáo án ngữ văn 6: Bài Đêm nay Bác không ngủ (tiết 2)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đêm nay Bác không ngủ (tiết 2). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiếtk;

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:

ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
(Tiết 2)
- Minh Huệ -

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Thấy được trong bài thơ hình ảnh Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ mang vẻ đẹp bình dị mà vô cùng lớn lao: Tình yêu thương bao la của Bác Hồ dành cho bộ đội dân công, và tình cảm của người chiến sĩ với Bác Hồ.
- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ: Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả, với biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng đọc – hiểu văn bản thơ.
- Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.
- Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự viết theo thể thơ năm chữ có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm, thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ; tâm trạng ngạc nhiên, xúc động lo lắng và niềm vui sướng HP của người chiến sĩ.
- Tìm hiểu sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ.
- Trình bày được suy nghĩ của bản thân sau khi học xong bài thơ.
3. Thái độ:
Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ, biết ơn thế hệ cha anh
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm bài thơ Đêm nay Bác không ngủ?? Nêu cảm nhận của em về nhân vật anh đội viên?
Đáp án:
*Tác giả :
- Minh Huệ (Nguyễn thái- 1927)
- Quê quán: Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống TD Pháp.
* Tác phẩm : Sáng tác năm 1951. Là một trong những bài thơ nổi tiếng viết về chủ tịch Hồ Chí Minh
* Anh đội viên vô cùng kính trọng bác, coi bác như vị cha già đáng kính:
- Lựa chọn thể thơ năm chữ, kết hợp tự sự, MT và biểu cảm.
- Là người chứng kiến câu chuyện, là người chiến sĩ gần gũi với Bác.
- bồn chồn, lo lắng cho sức khỏe, giấc ngủ của Bác.
- Hình ảnh thơ giản dị, thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.
- Hạnh phúc, vui sướng khi được thức cùng Bác.
=> tình cảm gần gũi, gắn bó sâu sắc giữa chiến sĩ và lãnh tụ
3. Bài mới. ( 33 phút)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 1phút
- GV tiếp nối phần kiểm tra bài cũ: Hiếm có vị Lãnh tụ nào trên thế giới mà có cách sống gần gũi chan hòa, luôn quan tâm đến người khác từ những điều nhỏ nhặt như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiết 2 của bài Đêm nay Bác không ngủ sẽ thể hiện rõ hơn nội dung này
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Tìm hiểu hình tượng Bác Hồ

- Bước 1: GV yêu cầu HS theo dõi văn bản và trả lời câu hỏi: Câu chuyện xảy ra trong một không gian, thời gian như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

I. Giới thiệu chung:
II. Đọc-hiểu văn bản:
3. Phân tích:
a. Nhân vật anh đội viên:
b. Hình tượng Bác Hồ qua cảm nhận của anh đội viên:

* Thời gian, không gian
- Hoàn cảnh: trên đường đi chiến dịch
- Thời gian: trời khuya
- Bước 2: GV đặt câu hỏi: Nhận xét cách dùng từ ngữ của tác giả? Tác dụng?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

Sd hàng loạt các từ láy có giá trị biểu cảm cao, khắc họa sâu sắc h/a của Bác.

- Dùng các từ láy có giá trị tạo hình.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Qua đó em hình dung thời gian, không gian xảy ra câu chuyện ra sao?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
+ Thời gian: đêm khuya, mưa lạnh
+ Địa điểm: Trong một lều tranh trú tạm của bộ đội giữa rừng
- GV bổ sung: Từ láy tượng hình gợi cảnh đêm khuya, trời mưa nhỏ, kéo dài, lạnh giá mà chỉ trú trong căn lều tạm bợ  Thiên nhiên khắc nghiệt, vật chất thiếu thốn, khó khăn (cái khó khăn chung của cuộc kháng chiến chống Pháp). - Một đêm đông lạnh lẽo thời chiến tranh, loạn lạc.
- Bước 3: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi:
+ Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả về Bác
+ Dưới con mắt và sự cảm nhận của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như thế nào?
- HS thảo luận và trả lời. GV nhận xét, bổ sung:
* Hình dáng, tư thế:
- Lần 1:
Bác vẫn ngồi
Bác không ngủ
Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
- Lần 3:
Vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc
- GV đặt tiếp câu hỏi: Hình dáng tư thế đó gợi cho em liên tưởng nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
- GV bổ sung: Tác giả dùng nhiều từ láy gợi tâm trạng: Lặng yên như đang nghĩ ngợi chăm chú về một điều gì (về cuộc kháng chiến). Tâm trạng ấy được đi lặp lại và nhấn mạnh hơn ở lần thứ ba.

* Hình dáng, tư thế: vẫn ngồi,
Lặng yên, trầm ngâm.

- Dáng vẻ trầm ngâm, suy tư vẻ thâm trầm của nhà hiền triết phương Đông.
- Bước 4: GV đặt câu hỏi: Bác có những cử chỉ, việc làm gì?Nhận xét nghệ thuật kể chuyện của tác giả?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

... Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Em hiểu thế nào là nhón chân?
 Cách đi nhẹ nhàng, không để lại tiếng động, thể hiện sự chăm lo, quan tâm ân cần của Bác với các chiến sĩ. * Cử chỉ, hành động:

- Lời kể tự nhiên, chân thành, từ ngữ gợi cảm.
- Bước 5: GV đặt câu hỏi: Em có cảm nhận gì về hình tượng Bác trong lần đầu thức giấc của anh đội viên?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

- Bước 6: GV yêu cầu HS theo dõi văn bản và trả lời câu hỏi: Lời nói của Bác được thể hiện qua những dòng thơ, câu thơ nào. Em hày đọc diễn cảm những câu thơ ấy? Qua những lời nói ấy giúp em hiểu gì về tình cảm của Bác?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
"Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc".
 Lời động viên chân thành, tình cảm.

- GV bình: Bài thơ đã thể hiện tình yêu thương và chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ như¬ người cha, người mẹ chăm lo giấc ngủ cho những đứa con. Sự chăm sóc chu đáo không sót một ai "từng người một". Đặc biệt cử chỉ "nhón chân nhẹ nhàng" thể hiện sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với những người chiến sĩ bình thường giống như cử chỉ của người mẹ nâng niu giấc ngủ của đứa con nhỏ.

- Bác lớn lao vừa vĩ đại, ân cần nâng niu, chăm sóc giấc ngủ của các anh bộ đội như tình cha con trong một gia đình.

- Lời lẽ chân thực, Bác rất hiểu, cảm thông với những khó khăn vất vả của dân công.
 Bác thương xót, lo lắng đến bồn chồn, day dứt mà không ngủ được.
- Bước 7: GV yêu cầu hs thảo luận cặp đôi (2 phút) tổng kết giá trị ND, NT của văn bản?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
4. Tổng kết:
a. Nội dung:
- Câu chuyện cảm động về tấm lòng yêu thương sâu sắc của bác đối với anh bộ đội và nhân dân qua cảm nhận của người chiến sĩ.
- Tình cảm yêu mến, kính phục của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.
b. Ý nghĩa
- thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác đối với bộ đội và nhân dân; tình cảm kính yêu, cảm phục của nhân dân, bộ đội đối với Bác.
b. Nghệ thuật:
- Thể thơ 5 chữ.
- Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Lời thơ giản dị, có nhiều h/a thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.
- Sử dụng từ láy tạo hình.
- Bước 8: GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
- HS đọc. c. Ghi nhớ:(SGK)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 phút
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Trước cách mạng tháng Tám
B. Trong thời kì chống Pháp.
C. Trong thời kì chống Mĩ.
D. Khi đất nước hòa bình
Câu 2: Trong lần thứ ba thức dậy, anh đội viên đã có phản ứng như thế nào khi nhìn thấy Bác vẫn thức?
A. Ngạc nhiên
B. Lo lắng
C. Hốt hoảng, giật mình
D. Xúc động, nghẹn ngào
Câu 3: Tại sao trong đêm ấy Bác Hồ không ngủ ?
A. Bác lo lắng cho các chiến sĩ
B. Bác thương đoàn dân công
C. Bác lo lắng cho chiến dịch
D. Cả ba ý trên
Câu 4: Tác giả đã khái quát nguyên do Bác không ngủ bằng một câu thơ đặc sắc. Đó là câu thơ nào?
A. Bác thức thì mặc Bác.
B. Bác ngủ không an lòng.
C. Bác thương đoàn dân công.
D. Bác là Hồ Chí Minh.
Câu 5: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện đỉều gì ở Bác Hồ?
A. Sự hi sinh cao cả vì sự nghiệp cách mạng.
B. Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn đối với bộ đội và nhân dân.
C. Tinh thần vì dân, vì nước.
D. Sự quan tâm đặc biệt đối với chiến dịch diễn ra vào ngày hôm sau.
Câu 6: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của tác giả nào ?
A.Tố Hữu
B.Tế Hanh
C.Minh Huệ
D.Viễn Phương
Câu 7: Bài thơ dùng phương pháp biểu đạt gì?
A.Miêu tả
B. Tự sự
C. Thuyết minh
D. Kể chuyện kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
Câu 8: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện điều gì ở tác giả?
A. Tình cảm yêu kính, cảm phục đối với Bác.
B. Tâm trạng lo lắng cho sức khỏe của Bác.
C. Tinh thần yêu nước, yêu quê hương.
D. Tinh thần vì đồng đội, đồng chí.
Câu 9: Nhân vật trung tâm trong bài thơ là ai ?
A. Anh đội viên
B. Đoàn dân công
C. Anh đội viên và Bác Hồ
D. Bác Hồ
Câu 10: Hình ảnh bác Hồ được miêu tả thông qua các chi tiết nào?
A. Vẻ mặt ,dáng hình
B. Cử chỉ ,hành động
C. Lời nói ,vẻ mặt ,dáng hình
D. Dáng vẻ ,hành động ,lời nói
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV nêu yêu cầu: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ .
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: vấn đáp
- GV giao BTVN: Sưu tầm những câu chuyện kể về Bác Hồ và nêu cảm nghi của em thông qua câu chuyện đó.
4. Hướng dẫn học sinh ở nhà (5 phút)
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ. Nắm nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật bài thơ.
- Chuẩn bị: Kiểm tra Văn: + Ôn tập các bài văn từ đầu học kì để chuẩn bị KT

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.