Giáo án ngữ văn 6: Bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (tiết 2)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả tiết 2. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết
Tập làm văn
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT
TRONG VĂN MIÊU TẢ
(Tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1.Kiến thức:
- Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so ánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
2. Kỹ năng:
- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.
- Vận dụng và nhận diện được các thao tác cơ bản: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả.
3. Thái độ:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Tự học: tự nghiên cứu các đơn vị kiến thức theo sự chuẩn bị bài ở nhà, tự nhận thức .
+ Giao tiếp: lắng nghe tích cực, phản hồi tích cực.
+ Giải quyết vấn đề: Tìm những vấn đề còn khúc mắc và trao đổi.
+ Hợp tác: hoạt động nhóm
+ Sử dụng CNTT: Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bài học.
+ Sử dụng ngôn ngữ: trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HOC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới. (33 phút)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 1 phút
- GV dẫn dắt vào bài: Để viết được một bài văn miêu tả hay chúng ta cần phải nhiều thao tác và nhiều điều kiện nhưng thao tác đầu tiên để làm bài văn miêu tả đó là quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét đối tượng được tả, cần tả. Chúng ta đã tìm hiểu phần lí thuyết ở tiết trước. Trong tiết này, cô và các em cùng tiến hành luyện tập.
- GV giới thiệu nội dung tiết học, bao gồm hệ thống bài tập: bài 2 - bài 5.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Thời gian: 25 phút
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu BT:
+ Những hình ảnh nào làm nổi bật thân hình đẹp , cường tráng của Dế Mèn?
+ Từ ngữ hình ảnh nào thể hiện đức tính ương bướng kiêu căng của Mèn?
+ Nhận xét về các từ ngữ tác giả dùng để miêu tả?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn: 2 phút và điền vào phiếu học tập
- HS thực hiện và trinh bày. GV chuẩn kiến thức II. Luyện tập:
Bài tập 2 (29)
Xác định những hình ảnh đặc sắc miêu tả Dế Mèn

Quan sát Tưởng tượng, liên tưởng So sánh Nhận xét
người rung rinh một màu nâu bóng mỡ
rất ưa nhìn
đầu to, nổi từng tảng rất bướng
hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như 2 lưỡi liềm máy
sợi râu dài, uốn cong rất đỗi hùng dũng
cặp râu hãnh diện
vuốt râu đưa cả hai chân trịnh trọng, khoan thai
Kết luận Hình dáng: đẹp, cường tráng Tính tình: ương bướng, kiêu căng

Hoạt động Thầy – Trò Nội dung
Bài 3: GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu BT
- Giáo viên h/d cho học sinh ghi chép lại những đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn phòng em ở dựa trên q/s ở nhà.
Trong những đặc điểm đó, đặc điểm nào nổi bật nhất? Vì sao?
- HS: Báo cáo kết quả nhóm bằng bảng phụ
- Tổ 1: Phòng khách
- Tổ 2: Phòng học
- Tổ 3: Ngôi nhà
- GV: gợi ý
Đặc điểm ngôi nhà, căn phòng em ở (phòng học)
+ Hình dáng ngôi nhà, hướng nhà..
+ Nhà lợp ngói hay mái bằng..
+ Nhà quét sơn (ve) màu gì..
+ Cửa sơn màu gì..
+ Có mấy phòng? Cách bài trí?
+ Xung quanh nhà có gì nổi bật (cây cối, sân vườn..) Bài tập 3 (29)

Hoạt động Thầy – Trò Nội dung
Bài 4: Gọi HS đọc và x/định y/cầu Bt
- GV lấy ví dụ làm mẫu
Sự vật So sánh
Mặt trời Mặt trời như 1 quả cầu lửa khổng lồ
Bầu trời Bầu trời trong xanh, mát mẻ như khuôn mặt của em bé sau một giấc ngủ dài.
Những hàng cây Những hàng cây xào xạc trong gió như đang thì thầm nhỏ to niềm vui đón xuân về.
Núi / đồi …..
Những ngôi nhà …..

- GV tổ chức chơi trò chơi tiếp sức: 5 phút
Mỗi tổ cử 5 bạn lên điền vào bảng phụ phần kết quả của tổ sau:

Sự vật Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3
Mặt trời
Bầu trời
Những hàng cây
Núi / đồi
Những ngôi nhà
Bài tập 4 (29)
Liên tưởng so sánh các sự vật

Bài 5:
- GV hướng dẫn hình thức và nội dung, vận dụng các thao tác khi miêu tả
- Hình thức đoạn văn:
- Nội dung: tả dòng sông hoặc khu rừng
- Thao tác: vận dụng linh hoạt 4 thao tác
- HS thực hiện. GV gọi 2 em báo cáo kết quả bằng bảng phụ.
Bài tập 5 (29)
Đề luyện tập
Viết đoạn văn tả lại quang cảnh một dòng sông (khu rừng) mà em có dịp quan sát.
4. Hướng dẫn học sinh ở nhà: (5 phút)
- Học nắm nội dung bài.
- Hoàn thành các bài tập vào vở BT
- Chuẩn bị soạn bài mới
V. PHIẾU HỌC TẬP

Phiếu HT 1: Bài tập 2 - Hình ảnh Dế Mèn
Quan sát Tưởng tượng, liên tưởng So sánh Nhận xét

Phiếu HT 2: Bài tập 3 - Quan sát và ghi đặc điểm của ngôi nhà
Hình ảnh Quan sát đặc điểm

Phiếu HT 3: Bài tập 4 - Tả lại buổi sáng trên quê hương

Hình ảnh Liên tưởng, so sánh
Mặt trời
Bầu trời
Những hàng cây
Núi / đồi
Những ngôi nhà

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.