Giáo án ngữ văn 6: Bài Cô Tô (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Cô Tô (tiết 2). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 104
CÔ TÔ
(Tiết 2)
__Nguyễn Tuân__
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc vui tươi, hồ hởi.
- Đọc - hiểu bản kí có yếu tố miêu tả.
- Trình bày suy nghĩ cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô khi học xong văn bản.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
4. Thái độ:
- Yêu mến thiên nhiên và con người trên đất nước.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
(kết hợp trong tiết học)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 1 phút
GV dẫn dắt: Trong tiết học trước, chúng ta đã được tìm hiểu bức tranh tươi đẹp của Cô Tô sau cơn bão. Bài học hôm nay chũng ta sẽ tìm hiểu vẻ đẹp Cô Tô trong cảnh bình minh và bức tranh lao động, sinh hoạt trên hòn đảo xinh đẹp của đất nước ta.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
- Bước 1: GV chiếu ba bức ảnh minh họa về ba cảnh trong văn bản.
3. Phân tích
3.1. Cảnh Cô Tô sau trận bão
- GV đặt câu hỏi:
+ Để miêu tả cảnh mặt trời mọc, tác giả đã chọn điểm nhìn ở đâu? Em có nhận xét gì về cách chọn này?
+ Cách đón nhận mặt trời mọc của tác giả diễn ra như thế nào? Có gì độc đáo trong cách đón nhận ấy?
- HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức

- GV đặt tiếp câu hỏi: Cảnh mặt trời mọc được tác giả quan sát và miêu tả theo trình tự nào?
- HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức

- Bước 2: GV tổ chức hoạt động thảo luận cặp đôi (thực hiện theo dãy bàn). GV phát phiếu học tập ngẫu nhiên cho các cặp (3phút.). Trả lời các câu hỏi:
+ Hãy tìm các chi tiết miêu tả trong từng thời điểm? Xác định nghệ thuật và nhận xét về cảnh ở từng thời điểm đó?
(1) - Trước khi mặt trời mọc.
(2) - Trong khi mặt trời mọc.
(3)- Sau khi mặt trời mọc.
- HS hòan thành phiếu học tập và trả lời.
- GV gọi ngẫu nhiên các nhóm trả lời. Các nhôm khác bổ sung.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

- Bước 3: GV đặt câu hỏi, HS làm việc cá nhân:
+ Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả ? ( NT)
+ Em cảm nhận được gì về cảnh mặt trời mọc trên biển ?
+ Đoạn văn thể hiện tài năng gì của Nguyễn Tuân ?
- HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức

- Bước 4: GV đặt thêm câu hỏi: Theo em, vì sao nhà văn lại có cách đón nhận mặt trời mọc công phu và trân trọng đến thế?
- HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức:
Đó là tinh yêu mến thiên nhiên, gắn bó với cảnh đẹp của đất nước.
- GV chuyển ý: Không chỉ là bức tranh thiên nhiên rực rỡ, kì vĩ. Điểm tô cho vẻ đẹp của Cô Tô còn là cuộc sống bình yên, giản dị, là những người lao động đang từng ngày cống hiến cho mảnh đất này. Chúng ta cùng tìm hiểu ở đoạn văn thứ 3. 3.2. Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô

- Vị trí quan sát: Trên những hòn đá đầu sư, bên bờ biển, sát mép nước  Phù hợp cho việc quan sát cảnh mặt trời lên
- Cách đón mặt trời: Dậy từ canh tư, ra tận đầu mũi đảo ngồi rình mặt trời lên.
 Cách đón nhận công phu và trang trọng

- Cảnh mặt trời mọc
- Trình tự thời gian:
+ Trước khi mặt trời mọc
+ Trong lúc mặt trời mọc
+ Sau khi mặt trời mọc

- Trước khi mặt trời mọc:
+ Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính
- Trong khi mặt trời mọc:
+ Nhú dần
+ Tròn trĩnh phúc hậu...
+ Quả trứng hồng hào thăm thẳm...
+ Y như một mâm lễ phẩm...
- Sau khi mặt trời mọc:
+ Một vài chiếc nhạn...
+ Một con hải âu...

- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh so sánh độc đáo mới lạ
+ Bức tranh đẹp rực rỡ, tráng lệ..
 Tài quan sát tinh tế, miêu tả chính xác, sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, độc đáo, mới lạ.

- Bước 5: GV yêu cầu HS đọc đoạn 3.
- Gọi 1 HS đọc. Cả lớp lắng nghe
- Bước 6: GV đặt câu hỏi: Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô, nhà văn đã chọn điểm không gian nào?
- HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức
3.3. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo Cô Tô

- Cái giếng nước ngọt giữa đảo
-GV đặt tiếp câu hỏi: Tại sao tác giả lại chọn duy nhất cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức

- Là nơi sự sống diễn ra mang tính chất đảo: đông vui, tấp nập, bình dị.
- GV yêu cầu HS tìm các hình ảnh SH trên đảo diễn ra trên cái giếng nước ngọt được tác giả miêu tả.
- HS thực hiện. GV nhận xét, bổ sung.

- Cái giếng rất đông người: tắm, múc, gánh nước, bao nhiêu là thùng gỗ cong, ang, gốm.
- Các thuyền mở nắp sạp chờ đổ nước ngọt để chuẩn bị ra khơi đánh cá.
- GV: Hình ảnh anh hùng Châu Hoà Mãn gánh nước ngọt ra thuyền, chị Châu Hoà Mãn địu con bên cái giếng nước ngọt trên đảo gợi cho em cảm nghĩ gì về cuộc sống và con người nơi đây?
- HS trả lời. GV bổ sung.

- Cảnh sinh hoạt nơi đây diễn ra tấp nập đông vui, thanh bình
- Bước 7: GV yêu cầu HS nhận xét cách miêu tả của tác giả có gì đặc biệt và chỉ ra biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng. Phân tích tác dụng của biện pháp so sánh đó.
- HS trả lời. G bổ sung, chuẩn kiến thức:

- Nghệ thuật:
+ Sử dụng lời kể, lời tả, kết hợp so sánh
+ Cảnh sinh hoạt lao động khẩn trương, tấp nập, thanh bình
+ Cuộc sống bình yên, giản dị, hạnh phúc.
- Bước 8: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và rút ra những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.
- HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức
4. Tổng kết
4.1. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ tinh tế gợi cảm
- Các so sánh táo bạo, bất ngờ, giàu trí tưởng tượng
- Lời văn giàu cảm xúc
4.2. Nội dung
- Vẻ đẹp độc đáo của c/s thiên nhiên và con người nơi đảo Cô Tô.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: phút
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Văn bản "Cô Tô" được viết theo thể loại nào?
A. Kí
B. Tiểu thuyết
C. Truyện ngắn
D.Tản văn
Câu 2: Theo miêu tả của tác giả, cảnh mặt trời mọc được ví với?
A. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự vạn thọ
B. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn
C. Mặt trời tròn như cái đĩa bạc từ từ tiến ra
D. Mặt trời lên một vài con sào
Câu 3: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô qia ngòi bút của tác giả hiện ra như thế nào?
A. Hoang sơ và thanh vắng.
B. Trong sáng và tươi đẹp.
C. Nên thơ và gần gũi.
D. Trù phú và đông đúc.
Câu 4: Văn bản "Cô Tô" viết về quần đảo thuộc tỉnh nào?
A. Nghệ An
B. Vũng Tàu
C. Quảng Ninh
D. Khánh Hoà
Câu 5: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về đặc điểm của thể kí ?
A. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
B. Là thể thơ tự do, nhịp nhanh, với những câu ngắn.
C. Là những ghi chép trung thực của nhà văn về những điều mắt thấy, tai nghe.
D. Là loại truyện viết bằng văn xuôi chữ Hán thời kỳ trung đại
Câu 6: Trong văn bản "Cô Tô", tác giả miêu tả Cô Tô ở thời điểm nào?
A.Trước cơn bão.
B. Vào một ngày đẹp trời.
C. Sau cơn bão.
D.Vào một buổi sáng mùa hè.
Câu 7: Bức tranh Cô Tô qua ngòi bút của Nguyễn Tuân là bức tranh như thế nào?
A. Duyên dáng và mềm mại
B. Rực rỡ và tráng lệ
C. Dịu dàng và bình lặng
D. Hùng vĩ và lẫm liệt
Câu 8: Trong văn bản, tác giả miêu tả quang cảnh đảo Cô Tô sau cơn dông bão như thế nào?
A. Hoàn toàn yên lắng, những con thuyền đã tìm nơi trú ẩn an toàn.
B. Bầu trời trong sáng, cây cối thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà, cát vàng dòn hơn nữa.
C. Bầu trời vẫn xám xịt, từng đám mây đen lần lượt kéo đến.
D. Từng đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi, quang cảnh lại trở về như lúc chưa có dông bão.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn tả cảnh Cô Tô (khoảng 5- 7 câu) trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, gạch chân BPTT.
- HS thực hiện. GV chữa bài và nhận xét.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: lồng ghép giáo dục về ý nghĩa, vai trò của biển đảo quê hương
- Phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình.
Tích hợp kiến thức Địa lí và Giáo dục công dân:
- GV yêu cầu HS thông qua những hiểu biết của bản thân. Hãy trao đổi theo nhóm và trả lời các câu hỏi:
+ Hãy cho biết Biển đảo có vai trò gì đối với kinh tế và giao thông biển, an ninh quốc phòng?
+ Là học sinh, em có thể làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc?
- HS trao đổi và trả lời. GV nhận xét, bổ sung.

4. Hướng dẫn học bài cũ:
* Học bài cũ: Học bài và nắm những đặc điểm chính về tác giả, tác phẩm.
- Tìm hiểu thêm về nhà văn Nguyễn Tuân; tư liệu, tranh ảnh về quần đảo Cô Tô để hiểu thêm về vùng biển đảo này.
- Đọc diễn cảm văn bản.
* Chuẩn bị bài mới: Trả bài TLV số 5( Văn tả cảnh)

V. Phụ lục
PHIẾU HỌC TẬP
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân trong đoạn trích ?

Cảnh thiên nhiên Cô Tô sau trận bão Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo Cô Tô
Từ ngữ chỉ hình ảnh, màu sắc, ánh sáng - Bầu trời, cây, nước biển, cát, cá
- Tính từ chỉ màu sắc : trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn

Các biện pháp tu từ - So sánh:
- Ẩn dụ:
Điểm nhìn Nóc đồn Cô Tô
Trình tự miêu tả - Cao đến thấp
- Bao quát đến cụ thể
Đặc điểm của cảnh - Tươi sáng, giàu đẹp
Cảm xúc của tác giả Yêu mến, gắn bó

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.