Giáo án ngữ văn 6: Bài Số từ và lượng từ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Số từ và lượng từ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết :
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Nắm được các vấn đề cơ bản về từ như: đặc điểm ngữ nghĩa/ ý nghĩa khái quát; đặc điểm ngữ pháp (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp), phân loại,...
2. Kĩ năng
- Nhận diện được các từ trong câu.
- Phân biệt được số từ và lượng từ.
- Sử dụng được số từ và lượng từ để đặt câu.
3. Thái độ
- Yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; bảng phụ, máy chiếu
2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Câu hỏi: Cho các danh từ sau, em hãy phát triển thành cụm danh từ, rồi điền vào mô hình cụm danh từ: bút, vở, công chúa
- VD: Một quyển vở màu xanh….
- HS làm bài trên bảng. GV đánh giá, cho điểm
3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 2 phút
Giáo viên đố vui: Một ông sư đi với ba ông sư. Hỏi tất cả có mấy ông sư?
Từ ba ở đây có hai cách hiểu: ba (số lượng) và ba (đồng nghĩa với bố - danh từ)
- GV chữa phần kiểm tra bài cũ và tiếp nối bài mới: Chúng ta thấy được sự đa dạng và phong phú, bên cạnh những từ loại đã học như danh từ, động từ còn có số từ, lượng từ.. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Giúp HS nắm được các vấn đề cơ bản về từ như: đặc điểm ngữ nghĩa/ ý nghĩa khái quát; đặc điểm ngữ pháp (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp), phân loại,...
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về số từ
- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát ngữ liệu và nêu vấn đề HS thảo luận trả lời theo nhóm bàn:
+ Các từ in đậm (gạch chân) bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu ? Các từ được bổ sung thuộc từ loại nào?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
+ Hai: Bổ sung ý nghĩa cho danh từ Chàng; một trăm: bổ sung ý nghĩa cho danh từ ván, nếp.
+ Chín bổ sung ý nghĩa cho từ ngà, cựa, hồng mao.
+ Một bổ sung ý nghĩa cho danh từ đôi.
+ Sáu bổ sung ý nghĩa cho danh từ Hùng Vương.

- GV đặt tiếp câu hỏi:
+ Các từ in đậm ở câu a bổ sung ý nghĩa gì? Vị trí của chúng so với từ mà chúng bổ nghĩa?
+ Từ in đậm ở ví dụ b bổ sung ý nghĩa gì? Vị trí của nó so với danh từ?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Từ đôi trong cụm từ một đôi có phải là số từ không? Vì sao?
- HS trả lời. GV bổ sung:
+ Đôi - đứng ở vị trí của danh từ chỉ đơn vị. ("Đôi": danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng (Có thể thêm số từ đứng trước: một đôi, hai đôi). Không thể nói: Một đôi con bò.
 Số từ không trực tiếp kết hợp với chỉ từ Không thể nói: Một ấy/ danh từ chỉ đơn vị có thể kết hợp với số từ ở phía trước và chỉ từ ở phía sau như: Một đôi, hoặc đôi ấy ...
- GV yêu cầu HS tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ đôi trong ví dụ a?
- cặp, tá, chục...
- Bước 2: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Qua tìm hiểu bài, em hiểu thế nào là số từ ? Vị trí của số từ trong cụm danh từ?
- Hs phát biểu, GV dẫn dắt HS rút ra nội dung ghi nhớ.
+ Về ý nghĩa: Số từ chỉ số lượng hoặc số thứ tự của sự vật.
+ Về vị trí: Khi biểu thị số lượng sự vật, đứng trước danh từ; Khi biểu thị số thứ tự, đứng sau danh từ.
+ Phân biệt số từ và danh từ chỉ đơn vị...

- Bước 3: GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/25 I/ Số từ
1. Phân tích ngữ liệu

- Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho danh từ.

- VD a: hai, một trăm, chín, một - biểu thị số lượng sự vật, đứng trước danh từ.

- VD b: Sáu - biểu thị thứ tự, đứng sau danh từ.
=> Số từ.

- Đôi => là danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng (cặp, tá, chục...)

2. Ghi nhớ: SGK – T25
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về lượng từ.
- Bước 4: GV yêu cầu HS quan sát ví dụ và trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của các từ in đậm ở ví dụ trên có gì giống và khác với nghĩa của số từ ?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
+ Giống số từ: Đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ.
+ Khác số từ: Số từ chỉ số lượng cụ thể; những từ ... chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Xếp các cụm danh từ trên vào mô hình cụm danh từ?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

Phụ trước Trung tâm Phụ sau
t2 t1 T1 T2 s1 s2

............

............
Cả Các

..........
những

...........
mấy vạn

.........
kẻ

........... hoàng tử
............

............
tướng lĩnh, quân sĩ

...........
thua trận
............
- GV đặt tiếp câu hỏi: Tìm thêm những từ có ý nghĩa và công dụng tương tự như những từ in đậm?
-HS suy nghĩ và trả lời. GV chuẩn kiến thức: GV chốt lượng từ: ý nghĩa, vị trí, công dụng ...
-Bước 5: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, em thấy lượng từ có thể chia làm mấy nhóm?
-HS suy nghĩ và trả lời. GV chuẩn kiến thức:

- Bước 6: GV đặt thêm câu hỏi: Quan sát mô hình cấu tạo cụm danh từ, nhận xét vị trí và khả năng kết hợp của số từ và lượng từ trong cụm danh từ?
-HS suy nghĩ và trả lời. GV bổ sung kiến thức:
• Số từ chỉ lượng làm phụ ngữ t1 ở trước trung tâm.
• Số từ chỉ thứ tự làm phụ ngữ sau S1 ở sau trung tâm.
• Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể giữ vai trò làm phụ ngữ t2.
• Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối giữ vai trò làm phụ ngữ t1.
- Bước 7: GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/25
- HS đọc II/ Lượng từ
1. Phân tích ngữ liệu

- Các, những, cả, mấy
+ Đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ,

+ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
=> Lượng từ.

- Lượng từ thành hai nhóm:
+ Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể.
Ví dụ: Cả, tất cả, cả thảy...
+ Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.
Ví dụ: Các, những, mọi, mỗi, từng..

2. Ghi nhớ: SGK – T25

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 phút
Luyện tập về Số từ và Lượng từ.
Bài 1: Tìm số từ trong bài thơ ? Xác định ý nghĩa của số từ ấy?
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân.
- HS làm bài. GV chữa và nhận xét bài làm HS

Bài 2:
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân.
- HS làm bài. GV chữa và nhận xét bài làm HS

Bài 3:
- Hoạt động nhóm bàn - theo tổ BT3
• Nhóm 1, 2: Tìm điểm giống nhau của từ từng và từ mỗi

• Nhóm 3, 4: Tìm điểm khác nhau của 2 từ đó.

- HS thảo luận và trả lời. GV nhận xét và chấm điểm

- GV đặt câu hỏi củng cố: Thế nào là số từ ? Thế nào là lượng từ ? Cho ví dụ ?
- HS nêu lại nội dung ghi nhớ SGK về số từ và lượng từ. III - Luyện tập
Bài tập 1 (T129)
Một, hai, ba, năm
-> Từ chỉ số lượng sự vật.
- (canh) bốn, (canh) năm
-> Số từ chỉ thứ tự của canh (sự vật).

Bài tập 2 (T129)
- Trăm (núi) ngàn (khe) muôn... -> Số từ chỉ số lượng nhiều, rất nhiều (không chính xác).
Bài tập 3 (T129)
Từng, mỗi:
+ Giống: Tách ra từng sự vật, từng cá thể.
+ Khác:
Từng: vừa mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự cá thể này đến cá thể khác.
Mỗi: Nhấn mạnh, tách riêng để nhấn mạnh chứ không mang ý nghĩa lần lượt.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 3p
- GV yêu cầu HS đọc và chỉ ra số từ trong lời bài hát sau. Đặt câu với số từ đó
Một bông Hồng em dành tặng Cô.
Một bài ca hát riêng tặng Thầy.
Những món quà bé nhỏ đơn sơ.
Nhưng chứa chan niềm kính yêu vô bờ.
- GV yêu cầu HS lên bảng viết. Các HS khác nhận xét.
- GV định hướng, chỉnh sửa.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 5 phút
- GV đưa ra yêu cầu: Em hãy sưu tầm thêm những câu văn, thơ, ca dao có sử dụng số từ, lượng từ.
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
- Học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ, nhớ các đơn vị kiến thức về số từ và lượng từ, xác định được số từ và lượng từ trong một tác phẩm đã học; Tập chép (Bài tập 4) vào vở rèn chữ.
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập kiểu bài kể chuyện đời thường - > Giờ sau viết bài tập làm văn số 3 ( Văn kể chuyện )

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.