Giáo án vnen bài Sơn Tinh, Thủy Tinh

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Sơn Tinh, Thủy Tinh. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn: …/…/ 20… Ngày dạy:…/…/20…

Bài 3: SƠN TINH, THUỶ TINH
(Truyền thuyết)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
• Nắm được nội dung câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh.
• Chỉ ra tác dụng của yếu tố kì ảo và đặc trưng truyền thuyết của truyện.
• Trình bày được khái niệm về ý nghĩa của từ, một số cách giải thích nghĩa của từ.
2. Kĩ năng:
• Kể chuyện, phân tích được nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh.
• Xác định sự việc và nhân vật trong văn tự sự. Giải thích nghĩa của một số từ.
3. Thái độ: trân trọng ước mơ nguyện vọng của nhân dân thời xưa.
4. Phẩm chất, năng lực:hợp tác, trình bày, thẩm mỹ.
• Năng lực ngôn ngữ, ,tạo lập văn bản, đọc hiểu
• Phẩm chất: . Yêu nước, chăm chỉ,…
II.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh ảnh về lũ lụt thiên tai, nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Phiếu học tập
2. Học sinh: Xem trước bài .
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
• Nhóm, cặp đôi, dạy học trực quan, vấn đáp, thuyết trình...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG
Mục tiêu – Nội dung,
phương thức Yêu cầu cần đạt Dự kiến tình huống
Tuần 3 - Tiết 9

- Mục đích: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới
- PP, KT: giao và giải quyết vấn đề
- PTHĐ: cả lớp
- Gv cho học sinh làm việc cá nhân.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục A/16.
- HS trả lời, HS khác nhận xét
- GV chuẩn kiến thức.

B. Hoạt động hình thành kiến thức
- MT: Rèn kĩ năng kể TTVB
- PPDH: PP dạy học nêu và GQVĐ, PP Dạy học hợp tác.
- KTDH: KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT lắng nghe và phản hồi tích cực,…
- HTTCDH: Cả lớp

- Gv cho học sinh hoạt động chung cả lớp.
- GV: Hỏi học sinh với văn bản cần có giọng đọc như thế nào để hấp dẫn người đọc người nghe.
- Phần đầu :Vua hùng kén rể: Rõ ràng diễn cảm.
- Cuộc thi tài : Giọng hồi hộp nhấn mạnh những động từ tính từ về hành động thái độ của nhân vật
Đoạn cuối: Đọc lắng sâu suy tư
- GV gọi lần lượt 2 HS đọc và cho những em khác nhận xét.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần chú thích.

- MT: Nắm được cốt truyện và những chi tiết kì ảo, hiểu được ý nghĩa của truyện
- PPDH : PP dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- KTDH: KT lắng nghe và phản hồi tích cực, KT động não,
-HTTCDH: cán nhân, cả lớp, nhóm

- Gv cho học sinh làm việc theo cặp đôi. mục B.2.a,b,/18.
- GV quan sát, theo dõi hoạt tiếp cận những cặp đôi cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện 1 cặp đôi trình bày. Các cặp đôi còn lại góp ý kiến.
- GV chốt.

- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoàn thành mục B.2c,d/18

- Gv cho học sinh làm việc theo nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục B.2.e, g/18
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chuẩn kiến thức.
- HD về nhà: Học bài và tìm hiểu trước sự việc nhân vật trong văn tự sự.

Tuần 3 - Tiết 10
- Mục tiêu: xác định được các sự việc trong văn tự sự, nhận diện nhân vật chính nhân vật phụ
- PPKT: Dạy học theo nhóm, động não
- PTHĐ: nhóm, cá nhân cả lớp
- GV giao nhiệm vụ HĐ cá nhân Mục B.3.a. Điền vào sgk.

- Gv cho học sinh làm việc theo nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục B.3.b,c/19.
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chuẩn kiến thức.

- HD về nhà: Học bài và tìm hiểu trước về nghĩa của từ.

Tuần 3- Tiết 11
Tổ chức:
- KTBC:
? Trong văn tự sự người ta chia làm mấy sự việc và mỗi một sự việc có mấy yếu tố? Lấy VD
- HS trả lời
- GV nhận xét.

- Mục tiêu: Khái niệm nghĩa của từ, giải nghĩa một số từ
- PP, KT: HĐ nhóm, KT giao nhiệm vụ
- PPTC: HĐ nhóm
- Gv cho học sinh làm việc theo nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục B4a,b,c/26.
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chuẩn kiến thức.

*Giải nghĩa của các từ sau:
- Chân
- bàn
- Quạt
- Điện thoại
- Covid

- HD về nhà: Học bài và xem trước các bài tập trong sgk - 20

Tuần 3 - Tiết 12
Tổ chức
- KTBC:
?? Nêu khái niệm nghĩa của từ? Các cách giải nghĩa của từ?
- Lấy VD.
- HS trả lời
- GV nhận xét

- Mục tiêu: Rèn kĩ năng kể diễn cảm, giải nghĩa của từ, và tạo lập được một văn bản tự sự.
- PPKT: giao nhiệm vụ , thuyết trình,…
- PTTC: HĐ nhóm, cá nhân, cả lớp.

- Gv cho h/s hoạt động chung cả lớp mục C.1/27
Yêu cầu: Người kể nhớ được các đoạn, các tình tiết của truyện; ngôn ngữ kể chuyện phải lưu loát, phù hợp với thể loại truyền thuyết; phân biệt giọng người kể với giọng nhân vật.

- Gv cho học sinh làm việc theo nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục C.2/27.
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chuẩn kiến thức.

- GV cho h/s hoạt động cá nhân theo yêu cầu mục C.3/20

A. Hoạt động khởi động
a. Sơn Tinh, Thủy Tinh.
b.
Thể hiện hậu quả của hiện tượng thiên tai bão lụt hàng năm.
Hậu quả của nó: Thiệt hại lớn về người và của; Tắc nghẽn giao thông; ô nhiễm môi trường ,học sinh thất học….Phải mất nhiều thời gian để khắc phục hậu quả.
 Chế ngự được hiện tượng lũ lụt hàng năm.

B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản

2.Tìm hiểu văn bản
Bố cục: 4 phần
(1)-b Từ “Hùng Vương thứ mười tám” đến “thật xứng đáng”: Giới thiệu vua Hùng và việc kén chồng cho Mị Nương.
(2)-c: Từ “Một hôm có hai chàng trai” đến “rước Mị Nương về núi”: Cuộc kén rể và chiến thắng thuộc về Sơn Tinh.
(3)-d: Từ “Thuỷ Tinh đến sau” đến “đành rút quân”: Cuộc giao tranh dữ dội và quyết liệt của hai thần, cuối cùng Thuỷ Tinh phải rút quân về.
(4)-a: Từ “Từ đó” đến “đành rút quân về”: Chuyện lũ lụt thiên tai hằng năm về sau.

b. Tài của Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Sơn Tinh:
+ Chúa vùng non cao
+ Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
- Thuỷ Tinh:
+ Chúa vùng nước thẳm
+ Gọi gió gió đến; hô mưa mưa về.
c..Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh:
- Nguyên nhân: Sơn Tinh mang đầy đủ sính lễ đến trước, được rước Mị Nương về núi; Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, vô cùng tức giận, đem quân đuổi theo.
- Cuộc chiến: gay cấn, quyết liệt.
+ Thuỷ Tinh dâng nước làm ngập ruộng đồng, nhà cửa, dâng lên lưng dồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
+ Sơn Tinh: bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đối núi cao lên bấy nhiêu.
- Kết quả: Sau mấy tháng trời đánh nhau ròng rã: Thuỷ Tinh sức cùng, lực kiệt, đành rút quân về. Hằng năm, Thuỷ Tinh vẫn không nguôi mối hận, đều đem quân tiến đánh Sơn Tinh, nhưng lúc nào cũng vậy, thần nước đều là kẻ bại trận. Như vậy, rõ ràng Sơn Tinh tài hơn Thuỷ Tinh.
d. Nghệ thuật :Sử dụng yếu tố kì ảo: miêu tả tài năng của hai nhân vật; đồ sính lễ; những hình ảnh của cuộc chiến;
- Tác dụng: thần thánh hoá các nhân vật; làm cho câu chuyện hay hơn, tình tiết gay cấn, hấp dẫn hơn.

e.Thái độ của nhân dân lao động: ủng hộ Sơn Tinh. Vì những việc làm của Sơn Tinh thuận theo chính nghĩa, còn Thuỷ Tinh, vì ghen tuông mù quáng mà làm hại dân lành.
g.
- Phản ánh nạn lũ lụt thường xảy ra hằng năm.
- Thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, lũ lụt.

3. Tìm hiểu sự việc, nhân vật trong văn tự sự

a. Tiến trình phát triển sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
* Sự việc khởi đầu: (1)Vua Hùng kén rể;
* Sự việc phát triển: (2),(3),(4)Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đến cầu hôn; Vua Hùng phán đồ sính lễ; Sơn Tinh đến trước, rước được Mị Nương về núi.
* Sự việc cao trào: (5),(6)Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương nên tức giận đánh Sơn Tinh; Hai bên giao chiến dữ dội, kéo dài hàng tháng trời.
* Sự việc kết thúc: (7)Cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về.
b. Các yếu tố của sự việc trong văn tự sự.
- Chủ thể: ai làm việc này?
- Thời gian: bao giờ?
- Địa điểm: ở đâu?
- Nguyên nhân
- Diễn biến
- Kết quả
Vận dụng vào truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Sự việc Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ nên tức giận đánh Sơn Tinh
+ Chủ thể : Thủy Tinh
+ Thời gian: Khi đem sính lễ đến sau
+ Địa điểm : Thành Phong Châu
+ Nguyên nhân: Vì không lấy được Mị Nương
+ Diễn biến : Thủy Tinh đem quân đánh Sơn Tinh
c. Giai thích hiện tượng lũ lụt
d. Nhân vật trong văn tự sự.
VD: Truyện Sơn Tinh ,Thủy Tinh
-Nhân vật chính: Sơn Tinh ,Thủy Tinh
- Nhân vật phụ: Vua Hùng , Mị Nương, Lạc hầu, quân Thủy Tinh
* Sự khác nhau giữa nhân vật chính và nhân vật phụ
- Nhân vật chính: tần số xuất hiện nhiều, có vai trò quyết định đối với các sự việc xảy ra, và có vai trò quyết định đói với chủ đề tư tưởng của văn bản.
- Nhân vật phụ: ít xuất hiện, có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động của
nhân vật chính.
4. Tìm hiểu nghĩa của từ

a. Điền vào cột nội dung theo bảng
Hình thức Nội dung
Cầu hôn Xin được lấy làm vợ
Phán Truyền bảo
Sính lễ Lễ vật nhà trai đem đến nhà gái xin cưới
Nao núng Lung lay, không vững lòng tin ở mình
Tâu Thưa trình
b. Thế nào là nghĩa của từ?
Nghĩa của từ là phần nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.
c. Lập bảng
Từ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
Cầu hôn X
Phán X
Sính lễ X
Nao núng X
Tâu X

C. Hoạt động luyện tập
1.Thi kể diễn cảm truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh tại lớp

2. Em làm từ điển

- Tài năng: người có tài.
- Nổi giận: mất bình tĩnh, không làm chủ được bản thân khi có sự việc không vừa ý.
- Xứng đáng: có đủ phẩm chất, tư cách để được hưởng.
- Băn khoăn: lưỡng lự, chưa yên tâm.
3. Cho chủ đề sau: “Vua Hùng kén rể”
Phác thảo ý chính cho bài văn kể chuyện:
- Vua Hùng có người con gái đến tuổi lấy chồng, muốn tìm cho con người chồng xứng đáng.
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn, họ đều là người có tài.
- vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
- Sơn Tinh mang lễ đến trước, được làm rể vua Hùng.
* Nhân vật chính: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
* Nhân vật phụ: Mị Nương

D. Hoạt động vận dụng
1.Tìm và ghi vào sổ tay 5-6 từ mà em gặp trong thực tế giao tiếp hàng ngày. Giải nghĩa các từ đó bằng hai cách vừa học.
2. Dựa vào đặc trưng cơ bản của truyền thuyết (bài 1), hãy giải thích vì sao truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được gọi là truyền thuyết.
3. Hoàn thành bài viết kể chuyện theo chủ đề: “Vua Hùng kén rể”

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
1. Tìm đọc trên thư viện hoặc in-tơ-nét ba câu chuyện về thần núi, thần sông, thần biển. Ghi lại vắn tắt nội dung của ba câu chuyện đó.
2. Tìm đọc bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh của Nguyễn Nược Pháp để thấy cách cảm nhận độc đáo của nhà thơ về truyền thuyết này.
Học sinh học kĩ bài nắm được : Nội dung ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh,hiểu được nhân vật sự việc trong văn tự sự, hiểu được nghĩa của từ , các cách giải thích nghĩa của từ
- Xem trước bài 4: Cách làm bài văn tự sự.
Có thể có HS đọc còn chưa tốt Gv khuyến khích HS
HS có thể có cách phân chia bố cục khác nhau. Gv định hướng một bố cục hợp lí nhất.
HS có thể diễn đạt bàng ngôn ngữ khác nhau GV khuyến khích cách diễn đạt ngắn gọn súc tích
HS làm xong bài cho HS làm thêm một số bài tập
HS có thể giải nghĩa chưa chính xác GV định hướng lại
Có thể HS còn phác thảo ý quá chi tiết rườm rà GV định hướng lại.

*Nhật kí dạy trên lớp
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.