Giáo án ngữ văn 6: Bài Cây bút thần và Ông lão đánh cá và con cá vàng

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Hướng dẫn đọc thêm: Cây bút thần và Ông lão đánh cá và con cá vàng). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết:
Đọc thêm
CÂY BÚT THẦN, ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tấc phẩm Cây bút thần, ông lão đánh cá và con cá vàng; mâu thuẫn trong đời sống; khát vọng về sự chiến thắng của cái thiện, về công bằng, hạnh phúc của nhân dân lao động, về phẩm chất và năng lực kì diệu của một số kiểu nhân vật; nghệ thuật kì ảo, kết thúc có hậu.
- Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, ý nghĩa và những đặc sắc nghệ thuật của từng truyện cổ tích về kiểu nhân vật dũng sĩ tiêu diệt cái ác
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm – kể lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình.
- Nhận diện những sự việc chính của truyện.
- Nhận diện một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.
- Bước đầu biết nhận diện thể loại, ngôi kể; kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật những truyện không được học trong chương trình.
3. Thái độ
- Yêu mến các nhân vật trong văn học dân gian Việt Nam.
- Giáo dục bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, phiếu học tập…
2. Học sinh: soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 3phút
- GV tổ chức trò chơi "Ai nhanh trí?": Yêu cầu HS sẽ kể trên các nhân vật có tài năng thần kì mà em biết (xem phim/ đọc sách báo...)
- HS liệt kê: các nhận vật trong Tây Du kí, Doremon, Ala đanh, A-li-ba- ba...
- GV dẫn dắt: Con người luôn có khao khát là làm được tất cả mọi thứ, biến mọi điều ước thành hiện thực biến những cái không thể thành có thể. Thực tế thì không phải như ta ước ao, cho nên người ta đã gửi gắm những khát khao đó vào các nhân vật thần kì. Một trong nhũng nhân vật đó là em bé thông minh trong truyện cổ tích cùng tên và con cá vàng trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tấc phẩm Cây bút thần, ông lão đánh cá và con cá vàng; mâu thuẫn trong đời sống; khát vọng về sự chiến thắng của cái thiện, về công bằng, hạnh phúc của nhân dân lao động, về phẩm chất và năng lực kì diệu của một số kiểu nhân vật; nghệ thuật kì ảo, kết thúc có hậu.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 25p
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu hai văn bản
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhôm
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
+ Thời gian: 5 phút
+ Học sinh: cá nhân sử dụng phần nội dung đã chuẩn bị ở nhà để hình thành kiến thức theo yêu cầu giáo viên)
+ Nội dung: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản (dùng phiếu học tập).
- Lớp chia thanh 4 nhóm:
+ Nhóm 1,3: Hình thành kiến thức của văn bản “ Cây bút thần”
Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa
- Sự việc

- Nhân vật
+ Hoàn cảnh
+ Tài năng
+ Phẩm chất
- Yếu tố thần kì...

+ Nhóm 2,4: Hình thành kiến thức của văn bản “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”
Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa

- Sự việc

- Nhân vật
+ Hoàn cảnh
+ Tài năng
+ Phẩm chất - Yếu tố thần kì...

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Bước 3: Trao đổi thảo luận
+ Bước 4: Giáo viên đánh giá chốt kiến thức, học sinh chỉnh sửa vào phiếu học tập, lưu trong vở ghi I. Định hướng hình thành kiến thức

1. Văn bản “Cây bút thần”

2. Văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng”

Hình thành kiến thức văn bản “Cây bút thần”
Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa
văn bản
* Sự việc:
+ ML học vẽ và có được cây bút thần
+ MLẽ cho những người nghèo khổ
+ ML dùng bút thần chống lại tên đ/c
+ ML dùng bút thần trừng trị tên vua

* Nhân vật: Mã Lương
- Hoàn cảnh: mồ côi, nghèo khổ, rất đáng thương.
- Tài năng:vẽ giỏi.
- Phẩm chất:
+ Cần cù, chịu khó, có ý chí nghị lực, có lòng say mê theo đuổi ước mơ.
+ Không tham lam, tốt bụng, yêu thương giúp đỡ người nghèo.
+ Khảng khái, dũng cảm, kiên quyết không đem tài năng phục vụ kẻ xấu.
+ ML thông minh dùng tài năng để trừng trị kẻ ác... - Yếu tố thần kì: bút thần, khả năng kì diệu của bút thân trong tay ML...
- Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật tăng tiến
- Kết thúc có hậu
- Khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại kẻ ác.
- Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lý xã hội và những khả năng kì diệu của con người.

Hình thành kiến thức văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa văn bản
* Sự việc:
+ Ông lão đánh cá bắt được con cá vàng, cá xin tha hứa đền ơn.
+ 4 lần mụ vợ đòi trả ơn cá vàng đều đáp ứng yêu cầu của mụ :
+ Lần thứ 5 đòi làm Long Vương ... bị cá vàng trừng trị .
* Nhân vật:
- Nhân vật ông lão: Hiền lành, tốt bụng, không tham lam, nhưng nhu nhược sợ vợ.
- Nhân vật mụ vợ: Tham lam vô độ, bội bạc tàn nhẫn.
- Nhân vật cá vàng:
+ Cá vàng tượng trưng cho khả năng kỳ diệu của con người
+ Cá vàng đại diện cho lòng tốt cho cái thiện. Tượng trưng cho công lí XH: sự trừng phạt đích đáng với kẻ tham lam bội bạc.
* Nhân vật biển cả: Thái độ phản ứng của biển cũng chính là thái độ phản ứng của nhân dân của đất trời trước thói xấu vô độ của mụ vợ. - Tương phản đối lập giữa 2 nhân vật: ông lão và mụ vợ.
- Trùng lặp, tăng cấp.
- Nhân hoá, chi tiết tưởng tượng hoang đường.
- Ca ngợi lòng biết ơn...
- Nêu lên bài học đích đáng cho những kẻ tham lam bội bạc.
- Không nên nhu nhược cam chịu ...

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 phút
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Mã Lương dùng bút thần vào những việc gì ?
A. Thỏa mãn khát vọng của cá nhân .`
B. Phục vụ lũ người tham lam, độc ác .
C. Trả thù cá nhân đối với vua, bọn quan lại, địa chủ .
D. Làm điều thiện để thực hiện ước mơ công lý cho người nghèo khổ .
Câu 2: Nhân vật trong truyện dân gian nào sau đây không giống tuyến nhân vật có tài năng phi thường như Mã Lương?
A. Thạch Sanh
B. Thánh Gióng
C. Sọ Dừa
D. Lang Liêu
Câu 3: Mã Lương dùng bút thần để làm gì?
A.Vẽ theo ý thích của mình
B. Vẽ phục vụ bọn nhà giàu
C.Trả thù cá nhân
D. Giúp đỡ người nghèo, trừng trị kẻ ác
Câu 4: Ước mơ nổi bật của nhân dân lao động trong truyện "Cây bút thần" là gì?
A.Về khả năng kì diệu của con người
B.Sống yên lành
C.Thoát khỏi áp bức, bóc lột
D.Thay đổi hiện thực
Câu 5: Niềm tin của nhân dân lao động thể hiện trong truyện "Cây bút thần" là gì?
A.Chế độ phong kiến sẽ đem lại hạnh phúc cho con người
B.Những con người bé nhỏ, bị chà đạp sẽ được đổi đời, sẽ chiến thắng.
C.Vua chúa, quan lại, địa chủ sẽ hy sinh quyền lợi vì nhân dân.
D. Chỉ cần nghệ thuật cũng có thể cải tạo xã hội.
Câu 6 Tại sao tác giả lại dùng kết thúc truyện rất mơ hồ "Nhưng sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu"?
A. Để truyện gần gũi với thực tế hơn
B. Giúp cho hình tượng Mã Lương càng lung linh hơn
C. Một cách nói ám chỉ sự hi sinh của Mã Lương
D. Quả thực Mã Lương đi đâu không ai biết.
Câu 7: Truyện Cây bút thần là truyện nước nào?
A. Việt Nam
B. Trung Quốc
C. Ấn Độ
D. Nhật Bản
Câu 8: Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, ông lão đã ra biển để gọi cá mấy lần?
A. 2 lần.
B. 4 lần.
C. 3 lần.
D. 5 lần.
Câu 9: Ý nào nói không đúng ý nghĩa của câu chuyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" ?
A. Thái độ phê phán sự tham lam độc ác, lối sống tệ bạc.
B. Nhắc nhở con người sống có tình có nghĩa, có trước có sau.
C. Phê phán sự gian xảo, quỷ quyệt.
D. Đề cao lối sống trọng ân nghĩa.
Câu 10: Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, bà vợ ông lão là người như thế nào?
A. Người phụ nữ nghèo khó, rất tham lam, độc ác và bội bạc.
B. Người phụ nữ nghèo khó nhưng rất tốt bụng,
C. Là người gian xảo, chuyên lừa đảo người khác.
D. Là người giàu có nhưng rất tham lam.
Câu 11: Trong truyện, việc bà lão yêu cầu con cá vàng thực hiện nhiều yêu cầu quá đáng của mình đã chứng tỏ điều gì?
A. Bà lão là người có tính kiên trì, nhẫn nại.
B. Bà lão rất tham lam và ham muốn quyền lực.
C. Cá vàng là con vật rất tốt bụng.
D. Ông lão là người rất thương vợ.
Câu 12: Bài học rút ra từ truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là

A. Sự tham lam, bội bạc sẽ phải trả giá
C. Trong cuộc sống cần có chính kiến, không nên quá nhu nhược, cần phân định được đúng sai.
B. Phải biết thương yêu và quý trọng người thân trong gia đình
C. Sống phải nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình.
D. Tất cả đều đúng
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 3p
- GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời: Em rút ra được cho mình bài học cuộc sống gì sau khi học xong 2 câu chuyện trên?
- HS trả lời HS khác bổ sung
- GV đánh giá, chỉnh sửa
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 5 phút
- GV chia lớp thanh 4 nhóm và bốc thăm nội dung:
+ Đóng vai con cá vàng kể lại đoạn được ông lão cứu giúp?
+ Giả sử trong truyện cây bút thần, vua không trả bút cho Mã Lương thì em dự kiến sẽ viết tiếp kết thúc như thế nào?
+ 2 nhóm sưu tầm một câu chuyện cổ tích hoặc một cuốn sách viết về truyện cổ tích và giới thiệu trước lớp không quá 3p.
+ Chọn và chuyển thể một hoạt cảnh trong một truyện cổ tích đã học, thể hiện trước lớp trong thời gian không quá 5p.
- Các nhôm thảo luận và chuẩn bị nội dung ở nhà, tiết sau trình bày.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Đối với bài cũ: Nắm được nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của 2 văn bản
- Chuẩn bị bài mới:
+ Hoàn thiện phiếu học tập (phát cho HS)
+ Viết một kết thúc khác cho truyện Thạch Sanh?

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.