Giáo án ngữ văn 6: Bài Treo biển

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Treo biển. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Tiết :
VĂN BẢN: TREO BIỂN
(Truyện cười)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu biết bước đầu về truyện cười: khái niệm, thể loại truyện cư¬ời; đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện.
- Hiểu và cảm nhận đư¬ợc nội dung ý nghĩa truyện “Treo biển”.
- Nắm được một số nét chính về nghệ thuật gây cười của truyện: cách kể hài hước về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những ý kiến của người khác.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc – hiểu văn bản truyện cười.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện. Nhận ra các chi tiết gây cười của truyện.
- Kể lại được truyện.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
4. Thái độ
- Nhận rõ và biết phê phán một số thói h¬ư tật xấu trong cuộc sống: sự ba phải, không có chính kiến của anh chủ nhà hàng.
- Biết cách ứng xử khiêm tốn, biết lắng nghe và học hỏi trong cuộc sống.Tiếp thu ý kiến của ng¬ười khác nh¬ưng phải biết chọn lọc, chứ không nên thụ động ba phải.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, sắm vai,...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; bảng phụ, máy chiếu...
2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV nêu câu hỏi: Nêu bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”?
* Nội dung cần đạt
- Bài học rút ra từ “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là: sự đoàn kết, nư¬ơng tựa, gắn bó nhau trong một tập thể để cùng tồn tại, phải biết hợp tác, tôn trọng nhau trong tập thể.
3. Bài mới
 Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút
- Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập
- Thời gian: 30p

* HS đóng tiểu phẩm đã chuẩn bị (tổ 1) – HĐ trải nghệm sáng tạo
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Thời gian: 3 phút
Em hãy kể tên chương trình giải trí gây cười trên truyền hình và tên diễn viên hài mà em yêu thích nhất?
- HS có thể kể tên một số chương trinh. GV bổ sung: Gặp nhau cuối tuần, Táo quân, Ơn giời, Cậu đây rồi, Thách thức danh hài, cười xuyên Việt, Nhanh như chớp, biệt tài tí hon.... Một số DV hài nổi tiếng cả nước như Xuân Hinh, Trấn Thành, Hoài Linh, Trường Giang…
- GV dẫn dắt vào bài: Cuộc sống nhiều bận rộn, người ta thường giải trí, xả tress bằng cách xem các video hài hay xem cách buổi biểu diễn hài kịch. Cuộc sống hiện đại là vậy, còn với những người nông dân ngày xưa, quanh năm tay lấm chân bùn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, liệu họ đã quên đi những đắng cay, gian truân của cuộc sống bằng cách nào đây? Bài học hôm nay sẽ giải đáp cho các em điều này. Chúng ta tìm hiểu tiết....bài "Treo biển"
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Biết các đặc điểm về truyện cười. Hiểu và cảm nhận đư¬ợc nội dung ý nghĩa truyện “Treo biển”. Nắm được một số nét chính về nghệ thuật gây cười của truyện.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 25 phút
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả - Tác phẩm
- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát chú thích dấu sao SGK, hãy nêu đặc điểm của truyện cười?
- HS đọc và trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
+ Là loại truyện kể về các hiện t¬ượng đáng cư¬ời trong cuộc sống, trong hành vi của ng¬ười đời nhằm tạo ra tiếng cư¬ời mua vui hoặc phê phán thói h¬ư tật xấu trong xó hội .
+ Truyện c¬ười có 2 loại:
• Mua vui ( khôi hài)
• Phê phán (châm biếm đả kích thói hư tật xấu)
=> GV yêu cầu hs lấy bút chì gạch chân các cụm từ sau vào SGK: Hiện tượng đáng cười, tiếng cười.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Em hiểu hiện tượng đáng cười là những hiện tượng ntn? Cái cười là do yếu tố nào gây ra?
- HS đọc và trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
+ Hiện tượng đáng cười là những h/t có tính chất lố bịch, trái tự nhiên, trái lẽ thường thể hiện ở hành vi, cử chỉ, lời nói của ng¬ười đó.
+ Cái cười là do h/t đáng cười gây nên và do ta phát hiện ra hiện tượng ấy.
- GV nhấn mạnh: Để có cái cười cần có điều kiện khách quan (có hiện tượng đáng cười) và đ/k chủ quan (người đọc, người nghe phải phát hiện ra hiện tượng cười ấy để cười).
- GV cho HS quan sát văn bản 1 số câu chuyện cười và đặt câu hỏi: Kết cấu của truyện cười có đặc điểm gì? (Dung lượng của truyện cười ntn?)
- HS trả lời, GV nhận xét: Truyện cười thường ngắn.
I. Giới thiệu chung
* Thể loại truyện c¬ười (SGK/124)
- Nội dung: kể về các hiện t-ượng đáng cư¬ời trong cuộc sống, trong hành vi của ng¬ời đời ...
- Mục đích: tạo ra tiếng c¬ười mua vui hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội ...
- Truyện cười có 2 loại:
+ Mua vui (khôi hài)
+ Phê phán (châm biếm đả kích ...)
* Hoạt động 2: Đọc – Hiểu văn bản
- Bước 1: GV hướng dẫn HS đọc: Khi đọc truyện cười chúng ta cần đọc to, rất mạch lạc, nhấn mạnh những chi tiết hài hước gây cười.
- GV đọc mẫu 1 đoạn
- HS đọc tiếp đến hết, HS khác đọc lại truyện.
- GV: Nhận xét cách đọc của hs.
- Bước 2: Gv yêu cầu HS kể tóm tắt những sự việc chính của truyện?
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
- Bước 3: GV đặt câu hỏi: Truyện có những sự việc chính nào? Dựa vào các sự việc ấy em hãy nêu bố cục của văn bản?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV đặt tiếp câu hỏi: “Treo biển” có phải là một văn bản tự sự không? Vì sao?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Là văn bản tự sự vì trình bày một chuỗi các s/v… dẫn đến một ý nghĩa. II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc, kể – Tìm hiểu chú thích

2. Bố cục: 3 phần

(1) Nhà hàng treo biển. (Mở truyện)
(2) Những góp ý về tấm biển .(Diễn biến truyện)
(3) Nhà hàng cất biển. ( Kết truyện)

- Bước 4: GV đặt câu hỏi: Phần mở đầu truyện giới thiệu với chúng ta điều gì? Việc treo biển của nhà hàng nhằm mục đích gì?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
Nhà hàng treo biển: Ở đây có bán cá tươi.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Nội dung tấm biển có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

- GV đặt thêm câu hỏi: Theo em có thể thêm, bớt thông tin nào ở trên tấm biển đó không ? Vì sao?
- HS trả lời, GV nhận xét:
Không nên. Vì tấm biển đó đảm bảo thông tin cần thiết cho ngư¬ời mua. (Tích hợp thực tế việc kinh doanh mua bán, và quảng cáo sản phẩm hiện nay)
- GV đặt câu hỏi: Nếu sự việc chỉ có vậy đó thành truyện cư¬ời chư¬a? Vì sao?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
Chưa. Vì chưa xuất hiện yếu tố không bình thường để có thể gây c¬ười)
- GV chuyển ý: Để tìm hiểu yếu tố không bình th¬ường đó ta tìm hiểu tiếp diễn biến truyện. 3. Phân tích
3.1. Nhà hàng treo biển

- Mục đích: quảng cáo sản phẩm, để bán đ¬ược nhiều.

- Nội dung tấm biển gồm 4 yếu tố:
+ Ở đây: thông báo địa điểm cửa hàng
+ Có bán: thông báo hoạt động của nhà hàng.
+ Cá: thông báo mặt hàng.
+ Tư¬ơi: thông báo chất l¬ượng mặt hàng.
=> Đảm bảo nội dung thông báo.

- Bước 5: GV yêu cầu HS quan sát nội dung văn bản và trả lời: Trước tấm biển đề ở cửa hàng có mấy người góp ý?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: 4 ý kiến
- GV đặt tiếp câu hỏi: Họ góp ý về những khía cạnh nào của tấm biển?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

- GV đặt tiếp câu hỏi: Em có nhận xét gì về thái độ, lý lẽ của những ng¬ười góp ý?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
+ Thái độ: tự tin, chất vấn, tỏ ra rất am hiểu.
+ Lý lẽ: Thoạt nghe có lý song không đúng vì mỗi ngư¬ời góp ý đều không nghĩ đến chức năng, nhiệm vô của từng yếu tố và mối quan hệ của nó với các yếu tố khác. Mỗi ng¬ười đều lấy sự hiện diện của mình ở cửa hàng và cách cảm nhận trực tiếp mặt hàng thay cho việc thông báo gián tiếp vốn là chức năng của ngôn ngữ.
=> Bốn lời góp ý, tuy có khác nhau về nội dung nh¬ưng đều giống nhau ở cách nhìn, chỉ quan tâm tới một số thành phần của tấm biển mà không chú ý đến các thành phần khác  các ý kiến phiến diện, chủ quan.
- Bước 6: GV yêu cầu HS: Tìm các chi tiết trong văn bản thể hiện thái độ và việc làm của chủ cửa hàng trước những lời góp ý đó?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
+Thái độ: đồng tình làm theo.
+ Việc làm: lần lượt bỏ các chữ trên biển đi. 3.2 Các ý kiến góp ý về cái biển

- Có 4 ý kiến:

• Thứ nhất: góp ý chữ “tươi”.
• Thứ hai: góp ý chữ “ở đây”.
• Thứ ba: góp ý chữ “có bán”.
• Thứ tư: góp ý chữ “cá”.

=> các ý kiến phiến diện, chủ quan.

- Chủ hàng nghe theo một cách vô điều kiện, lần lượt bỏ các chữ trên biển đi.
- Bước 7: GV đặt câu hỏi: Truyện cười kết thúc ntn?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

- GV đặt câu hỏi: Đọc truyện này những chi tiết nào làm em cười?
- HS suy nghĩ và trả lời, các HS khác bổ sung.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Khi nào cái cười được bộc lộ rõ nhất ? Vì sao?
- HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung kiến thức:
+ Mỗi lần có người góp ý là nhà hàng không cần suy nghĩ “nghe nói, bỏ ngay”: người ta đều cười. Cười vì sự ba phải và đặc biệt cười vì sự không hiểu biết về những điều viết trên biển cũng như¬ mục đích của việc treo biển của chủ cửa hàng.
+ Cái cười bộc lộ rõ nhất, to nhất ở cuối truyện: Cười vì từng góp ý nghe ra có vẻ có lý như¬ng cứ theo đó mà hành động thì kết quả lại thành ra phi lý: Treo biển để bán hàng rồi vì góp ý mà cất biển đi. Chỉ vì người nghe góp ý không biết suy xét mà người chủ cửa hàng hoàn toàn mất hết chủ kiến.
- Bước 8: GV đặt thêm câu hỏi : Nếu em là chủ cửa hàng em sẽ xử lý những tình huống góp ý của khách hàng ntn
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và bổ sung: Chúng ta cần lắng nghe như¬ng cuối cùng vẫn để nguyên tấm biển đó vì nó đó đầy đủ thông tin cần thiết, hoặc thay đổi vài từ ngữ nào đó để phù hợp hơn ...
* GV tích hợp thực tế: Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta nhận được nhiều lời góp ý. Tuy nhiên, cần lắng nghe tích cực, lựa chọn những điều có ích cho lựa chọn của bản thân và suy xét kĩ lưỡng. 3.3. Nhà hàng cất biển

- Chủ cửa hàng hạ tấm biển xuống

=> Kết thúc bất ngờ, gây cười
* Hoạt động 3: Tổng kết văn bản về nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật.
- Bước 9: GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa của truyện?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và bổ sung:

- GV đặt tiếp câu hỏi: Khái quát những nghệ thuật đặc sắc của truyện?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và bổ sung:

- Bước 10: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/125
- HS đọc. GV nhấn mạnh nội dung, nghệ thuật của truyện. 4. Tổng kết
a. Nội dung, ý nghĩa
- Phê phán những người hành động không có chủ kiến, chủ định.
- Bài học: Cần tiếp thu ý kiến của người khác một cách có chọn lọc.
b. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống cực đoan, vô lí và cách giải quyết một chiều ...
- Sử dụng những yếu tố gây cười.
- Kết thúc truyện bất ngờ...
c. Ghi nhớ: SGK- Tr125
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10p
- Hoạt động 1: GV yêu cầu HS nhắ lạc khai niệm truyện cười?
- Hoạt động 2: GV tổ chức cho HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Có mấy người đã góp ý kiến cho ông chủ cửa hàng bán cá?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 2: Kết quả cuối cùng của việc ông chủ luôn lắng nghe khách hàng là gì?
A. Tấm biển quảng cáo chỉ còn lại hai chữ bán cá. 
B. Tấm biển quảng cáo chỉ còn lại hai chữ cá tươi.
C. Ông chủ cửa hàng cá tháo tấm biển cất đi.
D. Tấm biển quảng cáo không còn lại chữ nào.
Câu 3: Bài học rút ra từ truyện cười Treo biển là gì?
A. Không cần treo biển khi bán hàng.
B. Cần nghĩ tới hậu quả khi làm một việc gì đó.
C. Cần có suy nghĩ và tự chủ trong cuộc sống.
D. Cần nghe theo lời khuyên của tất cả mọi người
Câu 4: Truyện cười Treo biển đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Sử dụng yếu tố tưởng tượng kỳ ảo
B. Xây dựng tình huống gây cười, kết thúc bất ngờ.
C. Sử dụng nghệ thuật phóng đại.
Câu 5: Nghệ thuật của thể loại truyện cười dân gian là:
A. Kết cấu ngắn gọn, tình tiết đơn giản.
B. Tình huống gây cười đặc sắc; kết thúc đột ngột, bất ngờ.
C. Khai thác các biểu hiện trái tự nhiên độc đáo gây nên tiếng cười.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Ông chủ cửa hàng trong truyện là người như thế nào?
A. Thiếu tính quyết đoán, làm việc mà không có lập trường.
B. Có tính quyết đoán và rất kiên định.
C. Biết lắng nghe ý kiến của người khác, chấp nhận sửa chữa bản thân.
D. Biết tiếp thu những cái hay, cái đẹp và cái đúng.
Câu 7: Truyện Treo biển muốn phê phán điều gì?
A. Phê phán những người thích xen vào chuyện của người khác.
B. Phê phán những người chủ quan, bảo thủ, không biết tiếp thu ý kiến của người khác.
C. Phê phán những người làm việc không có kế hoạch cụ thể.
D. Phê phán những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không chịu suy xét kĩ khi lắng nghe ý kiến của người khác.
Câu 8: Bài học nào sau đây đúng với truyện “Treo biển”?
A. Phải tự chủ trong cuộc sống.
B. Nên nghe theo nhiều ngư¬ời góp ý.
C. Chỉ làm theo lời khuyên đầu tiên.
D. Không nên nghe ai.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV yêu cầu HS tìm thành ngữ tương ứng với nội dung của truyện? (thảo luận nhóm bàn 2p)
- HS thảo luận, GV đưa ra thêm một số ví dụ bổ sung:
• Mười bốn cũng ư, mười tư cũng gật...
• Gió chiều nào theo chiều đó
• Đứng núi này trông núi nọ
• Tham bát bỏ mâm...
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 10p
- GV yêu cầu HS tìm thêm những câu chuyện có nội dung tương tự trong sách báo hoặc ngoai đời sống. Từ đó, rút ra bài học cho bản thân.
- HS suy nghĩ trả lời, HS khác bổ sung.
- GV kể thêm những câu chuyện khác như Đẽo cày giữa đường, Chuyện hai vợ chồng và con lừa… qua đó rút ra những ý nghĩa sâu sắc từ câu chuyện.
4. Hướng dẫn về nhà (1 phút )
- Học bài cũ: Nhớ định nghĩa truyện cư¬ời. Học thuộc ghi nhớ, kể lại diễn cảm truyện “Treo biển”, Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của mình sau khi học xong truyện “Treo biển”
- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài đọc thêm: “ Lợn cưới , áo mới”

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.