Giáo án ngữ văn 6: Bài Tổng kết phần tiếng Việt

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Bài Tổng kết phần tiếng Việt. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết :
Tiếng việt
TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
Học sinh ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần tiếng Việt lớp 6: Danh từ, động từ, tính từ; cụm DT, CĐT, CTT; Các thành phần chính của câu; Các kiểu câu; Các phép tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, hoán dụ.
2. Kỹ năng:
Nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: Từ loại (danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, phó từ); câu trần thuật đơn ... Phép tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ).
- Chữa được các lỗi về câu.
3. Thái độ:
- HS có ý thức tự giác tích cực trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực;
- Năng lực tự nhận thức về kiến thức đã học ... Kĩ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: Từ loại (danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, phó từ); câu trần thuật đơn ... Phép tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ).
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, nhớ lại các khái niệm, tìm các ví dụ về các đơn vị ngôn ngữ đã học: Từ loại (danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, phó từ); câu trần thuật đơn ... Phép tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ).
- Các kĩ thuật khác: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày một phút ...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. GV: Bài soạn , tài liệu, đồ dùng DH.
2. HS : Đọc bài, trả lời câu hỏi SGK.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 5 phút
- GV dẫn dắt: Trong chương trình Ngữ văn 6, chúng ta đã được học một số từ loại, các thanh phần chính của câu và các biện pháp tu từ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng hệ thống kiến thức tiếng Việt đã học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ được hoàn cảnh cần sử dụng văn miêu tả. Trình bày được những yêu cầu cần đạt đối với một bài văn miêu tả, cách thức miêu tả.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 25 phút
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
HĐ 1: Củng cố kiến thức:
- GV đặt câu hỏi: Chương trình Ngữ văn 6 đã học, có những từ loại nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:
- HS thảo luận và trả lời.GV chuẩn kiến thức
+ Nhóm 1: Thế nào là danh từ ... động từ ... tính từ ... số từ ... lượng từ ... chỉ từ ... phó từ ? Các loại ...
+ Nhóm 2: Nêu những phép tu từ đã học? Trình bày định nghĩa? Cho ví dụ.
+ Nhóm 3: Nêu các kiểu cấu tạo câu đã học? Nhắc lại khái niệm các kiểu câu ? Cho ví dụ.
+ Nhóm 4: Nêu các loại dấu câu đã học ? Tác dụng.
1. Dấu kết thúc câu;
- Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than.
2. Dấu phân cách các bộ phận câu.
HĐ 2: Luyện tập
Bài tập 1:
Làm bài tập ở sách bài tập Ngữ văn 6 - Trang 33.
Bài tập 2:
Viết đoạn văn ngắn, chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn và có các biện pháp tu từ đã học. A. Củng cố kiến thức:
I. Các từ loại đã học.
- Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ.
II. Các phép tu từ đã học.
So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
III. Các kiểu cấu tạo câu đã học.
- Câu trần thuật đơn:
+ Có từ là.
+ Không có từ là.
IV. Các dấu câu đã học.

B. Luyện tập.

4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài ở nhà:
- Học bài cũ: Ôn tập các bài về kiểu câu, về phép tu từ.
- Chuẩn bị bài mới:

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.