Giáo án ngữ văn 6: Bài Chỉ từ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Chỉ từ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết :
CHỈ TỪ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Học sinh nhận biết, nắm được khái niệm chỉ từ; Ý nghĩa khái quát của chỉ từ; Đặc điểm ngữ pháp, công dụng của chỉ từ; Khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.
- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.
2. Kỹ năng
- Nhận diện được chỉ từ.
- Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết.
3. Thái độ
- GD HS thái độ yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách nhận biết, tạo lập và sử dụng chỉ từ trong khi nói, viết.
- Năng lực ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng chỉ từ trong thực tiễn giao tiếp của bản thân phù hợp với mục đích giao tiếp...
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở, phân tích các tình huống mẫu, thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; bảng phụ, máy chiếu
2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, A0, bút dạ...
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Thế nào là số từ ? lượng từ ? Cho ví dụ? Đặt câu có dùng số từ (lượng từ)?
* Trả lời:
- Số từ: là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
+ Khi biểu thị số lượng: số từ đứng trước danh từ VD: ba hòn đá
+ Khi biểu thị thứ tự: số từ đứng sau danh từ VD: hòn đá thứ ba
- Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Gồm
+ Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: toàn bộ, tất cả. ..
+ Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp phân phối: các, những
3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 2 phút
- GV cho một câu văn và yêu cầu HS xác định từ loại của các từ trong câu: Một ngày nọ, hai con trâu này sẽ lớn lên.
- HS xác định. GV nhận xét và bổ sung.
- GV dẫn dắt: các từ trong câu như "này", "nọ" thuộc từ loại gì? Chúng hoạt động ra sao trong câu? Bài học hôm nay sẽ giúp em hiểu rõ.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết, nắm được các đặc điểm về chỉ từ; Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Chỉ từ là gì
- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát ngữ liệu và nêu vấn đề HS thảo luận trả lời theo nhóm bàn:
+ Các từ in đậm ấy, nọ, kia trong đoạn văn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

Từ in đậm Từ được bổ sung ý nghĩa
nọ
ấy
kia
nọ ông vua
viên quan
làng
nhà
- GV đặt tiếp các câu hỏi:
+ Các từ “ông vua, viên quan, làng, nhà” thuộc từ loại nào các em đã học?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức” Danh từ
+ Các từ in đậm ấy, nọ, kia đứng trước hay sau danh từ?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Đứng sau.
GV kết luận vấn đề : Các từ ấy, nọ, kia (Vị trí.../ Nhiệm vụ...)

- Bước 2: GV ghi bảng phụ có ghi từ, cụm từ ở mục I.2/137
Ông vua / ông vua nọ
Viên quan / viên quan ấy
Làng/ làng kia
Nhà / nhà nọ
- HS quan sát ngữ liệu. Gv đặt câu hỏi: So sánh các từ và cụm từ trên ? Từ đó rút ra ý nghĩa của các từ in đậm (ấy, kia, nọ).
- GV gợi ý: Các danh từ ... và các cụm từ ..., nghĩa của bên nào cụ thể hơn? Các từ ấy, kia, nọ có vai trò gì?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
+ Ý nghĩa của các cụm từ có chứa các từ in đậm được cụ thể hóa hơn, sự vật được xác định một cách rõ ràng hơn so với nghĩa danh từ.
=> Các từ in đậm: xác định vị trí của sự vật trong không gian, phân biệt cụ thể hoá sự vật này với sự vật khác.
- GV yêu cầu HS lấy thêm ví dụ ....
VD: Bạn này ... / Cái bàn kia ....
- Bước 3: GV yêu cầu HS đọc đoạn văn trích trong Sự tích Hồ Gươm: So sánh sự giống và khác nhau giữa nghĩa của các từ “ấy”, “nọ” ở VD1 và VD3?
- GV gợi ý: so sánh giữa: viên quan ấy / hồi ấy
nhà nọ / đêm nọ
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- GV đặt tiếp câu hỏi: những từ: ấy, nọ, trong ví dụ ở mục 3 có nhằm xác định vị trí của s/v trong không gian hay không? Chúng xác định vị trí của sự vật về mặt nào.
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Bước 4: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Ta gọi những từ in đậm: ấy, nọ, kia là chỉ từ. Vậy thế nào là chỉ từ?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Bước 5: GV gọi HS đọc ghi nhớ I/ Chỉ từ là gì?
1. Phân tích ngữ liệu

- Các từ: ấy, nọ, kia.
+ Đứng sau và bổ sung nghĩa cho danh từ (ông vua, viên quan, làng, nhà)

+ Xác định vị trí s/v trong không gian.

2. Ghi nhớ: SGK – T137
Hoạt động 2 : Tìm hiểu hoạt động của chỉ từ
- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc lại ví dụ ở mục I và cho biết: chỉ từ đảm nhận chức vụ gì?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- GV đưa ra câu hỏi gợi ý: Xét về cấu tạo, các tổ hợp từ: ông vua nọ, một cánh đồng làng kia, hai cha con nhà nọ được gọi là gì? Vì sao?
- HS trả lời. GV bổ sung: Là các cụm danh từ. Có danh từ kết hợp từ ngữ khác đi kèm…
- Bước 2: GV yêu cầu HS điền các cụm danh từ trên vào sơ đồ cấu tạo...? Từ đó cho biết chỉ từ có nhiệm vụ gì trong CDT?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Bước 3: GV yêu cầu HS đọc ví dụ a,b mục II SGK/137, 138
+ Phân tích cấu tạo câu (Xác định CN – VN)?
+ Tìm các chỉ từ trong 2 ví dụ trên?
+ Nhận xét chức vụ của chỉ từ?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
a - Đó: chủ ngữ
b - đấy: trạng ngữ
- Bước 4: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Khái quát lại hoạt động của chỉ từ trong câu?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Bước 5: GV yêu cầu mỗi HS đặt một câu có chỉ từ, xác định chức vụ ngữ pháp của chỉ từ đó. (3 HS)
- HS đặt câu và xác định.
- GV + lớp nhận xét – sửa chữa.
- Bước 6: HS đọc ghi nhớ 2 SGK/138 II. Hoạt động của chỉ từ
1. Phân tích ngữ liệu

- VD (I) Chỉ từ làm phụ ngữ sau (S2) trong CDT.
- VD 2 (a) Đó : Chỉ từ làm chủ ngữ.
- VD 2 (b) Đấy : Chỉ từ làm trạng ngữ trong câu.

2. Ghi nhớ: SGK – T138
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 phút
Hoạt động 3: Luyện tập
- Bài tập 1:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV gọi 4 hs lên bảng làm. HS dưới lớp nhận xét. GV chuẩn kiến thức.
a - ấy: định vị sự vật trong không gian, làm phụ ngữ sau trong CDT.
b - đấy, đây: định vị s/v trong không gian, làm chủ ngữ.
c - Nay: định vị s/v trong thời gian, làm trạng ngữ.
d - đó: định vị s/v trong thời gian, làm trạng ngữ. III. Luyện tập
Bài tập 1 (138)

a. ấy
b. đấy, đây
c. nay
d. đó

Bài tập 2: Đọc và nhận xét BT2 (138,139).
- HS làm việc theo nhóm bàn (2 phút).
- GV: gọi 2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác n/x, bổ sung.
- GV chuẩn xác: a – thay chân núi sóc: đấy
b – thay “bị lửa thiêu cháy”: ấy
=> Lưu ý: Khi viết văn, để tránh lặp từ, ta có thể dùng chỉ từ để thay thế từ, cụm từ ... (Phép thế – L9 sẽ học.) Bài tập 2 (138-139)
a. đấy
b. ấy

Bài tập 3:Đọc, xác định yêu cầu BT3 (139)
- HS thảo luận nhóm: 6 nhóm (3 phút).
- Các nhóm báo cáo và nhận xét, bổ sung nhóm bạn.
- GV kết luận: Không thay được chỉ từ có vai trò quan trọng vì: chúng có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên giúp người nghe, người đọc định vị được các s/v, thời điểm trong chuỗi sự việc hay dòng thời gian vô tận.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn 4 – 6 câu, với đề tài tự chọn. (về tình hình lũ lụt, Biển Đông, xâm hại trẻ em...). Trong đoạn có sử dụng chỉ từ và chỉ rõ chỉ từ.
- Nhận xét đoạn văn...GV đưa đoạn văn mẫu.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:2 phút
- GV yêu cầu HS về nhà: Tìm những câu thơ, văn có sử dụng chỉ từ
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút )
- Học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ, nhớ các đơn vị kiến thức về chỉ từ, xác định được chỉ từ trong một truyện dân gian đã học; Đặt câu có sử dụng chỉ từ.
- Chuẩn bị bài mới:
? Các yếu tố cơ bản trong bài văn tự sự.
? Cách làm bài văn tự sự.
? Lập dàn ý chi tiết đề số 5/SGK 134 bài “Luyện tập kể chuyện tưởng tượng”

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.