Giáo án ngữ văn 6: Bài Cụm danh từ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Cụm danh từ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:

Ngày giảng

Tiết :

CỤM DANH TỪ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức

- HS nắm được đặc điểm của cụm danh từ.

- Nghĩa của cụm danh từ; chức năng ngữ pháp, cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ; ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.

2. Kỹ năng

- Phân tích cấu tạo của cụm danh từ.

- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.

3. Thái độ

- Có ý thức tự giác tích cực trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Kĩ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách nhận biết, tạo lập và sử dụng cụm danh từ trong khi nói, viết.

- Kĩ năng ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng cụm danh từ trong thực tiễn giao tiếp của bản thân...

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, phân tích...

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: Phương tiện: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ ghi ví dụ.

2. Học sinh: SGK, học bài, trả lời câu hỏi SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

ò Hoạt động hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề...

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não

- Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

- Thời gian : 20p

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: vấn đáp

- Thời gian: 5 phút

- GV chia lớp thành 3 nhóm, tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức: Hãy tìm các danh từ chỉ người.Trong thời gian 2p, nhóm nào tìm được nhiều và chính xác sẽ chiến thắng.

- HS thực hiện. GV đánh giá, công bố kết quả

- GV chọn 1 danh từ mà HS tìm được, yêu cầu: Hãy tìm các từ ngữ có thể kết hợp phía trước và phía sau danh từ đó?

GV dẫn dắt: Khi kết hợp các từ ngữ cùng với danh từ sẽ tạo thành cụm danh từ. Vậy cụm danh từ là gì? Cấu tạo của một cụm DT ra sao? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm của cụm danh từ. Nghĩa của cụm danh từ; chức năng ngữ pháp, cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ; ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…

- Thời gian: 20p

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

Hoạt động 1: Cụm danh từ là gì?

- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc VD SGK/108 và trả lời câu hỏi sgk

- HS thực hiện theo nhóm bàn

GV đặt câu hỏi: Các từ ngữ in đậm trong câu trên bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?

- Ngày xưa / hai vợ chồng ông lão đánh cá /

một túp lều nát trên bờ biển.

- Bước 2: GV đặt tiếp câu hỏi: Các từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?

- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức

(Ngày, vợ chồng, túp lều) => Danh từ.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Các tổ hợp từ trên (Ngày xưa, hai vợ chồng ông lão đánh cá, một túp lều nát trên bờ biển) được gọi là “Cụm danh từ”. Vậy thế nào là cụm danh từ?

- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức

I. Cụm danh từ là gì ?

1, Phân tích ngữ liệu

(SGK/116)

- Các từ ngữ in đậm trong câu, đi kèm bổ sung ý nghĩa cho danh từ

=> Cụm danh từ: Tổ hợp từ do danh từ + các từ ngữ phụ thuộc (đi kèm ở phía trước và phía sau, bổ sung nghĩa cho DT) tạo thành.

- Bước 3: GV yêu cầu HS đọc thầm ví dụ mục 2

Túp lều / một túp lều / một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển.

- HS đọc bài

- GV đặt câu hỏi: Xác định danh từ và cụm danh từ trong ví dụ?

- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức

+ Danh từ: túp lều

+ Cụm danh từ: một túp lều, một túp lều nát, một túp lều nát trên bờ biển.

- Bước 4: GV đặt tiếp câu hỏi: So sánh cấu tạo và ý nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ?

- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức

- Về cấu tạo: Cụm danh từ có cấu tạo phức tạp hơn DT, ngoài DT còn có thêm các từ ngữ phụ thuộc ...

- Về nghĩa: Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ, chi tiết, cụ thể hơn danh từ

+ một túp lều => cụ thể hoá một sự vật.

+ một túp lều nát => thêm đặc điểm tính chất của s.vật.

+ một túp lều nát trên bờ biển => cụ thể hoá sự vật, nêu đặc điểm ... vị trí nơi chốn của sv.

- Bước 5: GV yêu cầu HS cho ví dụ về cụm danh từ, đặt câu với cụm DT đó?

- HS đặt câu, HS khác nhận xét. GV tổng kết.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Xác định chức năng ngữ pháp của cụm danh từ trong câu vừa đặt?

- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức

- GV đưa thêm VD lên bảng phụ, yêu cầu HS phân tích cấu tạo câu, xác định cụm danh từ và chức năng ngữ pháp của CDT trong VD:

- Con mèo tam thể ấy // có một bộ lông rất đẹp

CDT (CN) ĐT CDT (bổ ngữ)

- Mẹ tôi // là giáo viên vật lí.

CDT (CN) CDT (VN)

- Vịnh Hạ Long // là một thắng cảnh đẹp.

CDT (CN) CDT (VN)

- Bước 6: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Như vậy, cụm danh từ có chức năng ngữ pháp?

CDT có thể làm chủ ngữ trong câu, khi làm VN cần có từ “là” đứng trước, CDT còn làm bổ ngữ cho động hoặc tính từ.

- Bước 7: GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/117

- HS đọc

- Về chức vụ ngữ pháp: CDT làm chủ ngữ, khi làm vị ngữ cần có từ “là” ... -> hoạt động trong câu giống như một danh từ.

2. Ghi nhớ: SGK – T117

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của CDT

- Bước 1: GV gọi HS đọc ví dụ SGK/117 và trả lời câu hỏi: Tìm các CDT trong câu ví dụ (H/s gạch bút chì)?

- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức

- GV đặt tiếp câu hỏi: Xác định các danh từ trung tâm, liệt kê các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ vừa tìm được? Sắp xếp chúng thành loại?

- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức

- GV kẻ bảng (bảng phụ) – HS lên bảng điền các cụm danh từ vào mô hình cụm DT:

II. Cấu tạo của cụm DT

1. Phân tích ngữ liệu

- Các cụm danh từ.

+ Danh từ trung tâm: làng, thúng gạo, con trâu, con, năm

-> Nêu đơn vị và sự vật.

+ Phụ ngữ đứng trước: cả, ba, chín

-> bổ sung về số lượng.

+ Phụ ngữ đứng sau: nếp, đực, sau, ấy -> bổ sung đặc điểm, tính chất, xác định thời gian nơi chốn của sv.

Phần trư­ớc

Phần trung tâm

Phần sau

t2

t1

T1

(DT chỉ ĐV)

T2

(DT chỉ SV)

s1

(Đặc điểm, t/c)

s2

(T. gian, nơi chốn)

làng

ấy

ba

thúng

gạo

nếp

ba

con

trâu

đực

ba

con

trâu

ấy

chín

con

năm

sau

cả

làng

- Bước 2: GV đặt câu hỏi: Từ mô hình trên, hãy nêu cấu tạo đầy đủ của CDT?

- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức

- GV đặt tiếp câu hỏi: Nêu tác dụng của từng phần trong mô hình?

- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức

- GV đặt câu hỏi mở rộng: Có phải lúc nào CDT cũng cấu tạo đầy đủ không?

Có CDT khuyết phụ trước, có lúc khuyết phụ sau.

- GV lưu ý học sinh:

- Phần trung tâm: T1: chỉ đơn vị tính toán

T2: đối tượng đem ra tính toán.

T1: chỉ chủng loại khái quát

T2: chỉ đối tượng cụ thể.

Có thể đầy đủ cả T1, T2; nhưng cũng có thể thiếu T1 có T2 hoặc ngược lại.

- Phần phụ trước và phần phụ sau:

+ Có thể có đầy đủ cả t1, t2 và S1, S2.

+ Có thể thiếu t1 có t2 hoặc ngược lại.

+ Có thể thiếu S1 có S2 hoặc ngược lại.

- Bước 3: GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/118

- HS đọc và GV nhấn mạnh kiến thức

* Cấu tạo CDT:

2. Ghi nhớ: SGK – T118

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian: 10 phút

Bài tập 1 (SGK/118)

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân BT1

- HS thực hiện

- GV chuẩn kiến thức

Bài tập 1 (SGK/118)

a. Một người chồng thật xứng đáng

b. Một lưỡi búa của cha

c. Một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ

Bài tập 2 (SGK/118)

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoan thanh phiếu bài tập.

- HS thực hiện

- GV chuẩn kiến thức

Phần trư­ớc

Phần trung tâm

Phần sau

t2

t1

T1

T2

s1

s2

một

ng­ười

chồng

thật xứng đáng

một

l­ưỡi

búa

của cha để lại

một

con

yêu tinh

ở trên núi, có nhiều phép lạ

Bài tập 3 (SGK/118)

- GV yêu cầu HS đọc, xác định yêu cầu bài tập

- HS xác định ý nghĩa, nội dung đoạn văn.

- Xác định chỗ trống, xác định vị trí không gian, thời gian của sự vật được nói đến, điền từ thích hợp, tránh lặp từ.

- HS hoàn thanh bài tập. GV chuẩn kiến thức

+ Chàng vứt thanh sắt ấy xuống nước.

+ Thật không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình.

+ Lần thứ ba, vẫn thanh sắt cũ chui vào lưới.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian: 5p

- GV yêu cầu HS tìm trong sách giáo khoa hoặc một bài báo, sách truyện một câu văn có chứa cụm danh từ. Xác định cấu tạo của cụm danh từ.

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: vấn đáp

- Thời gian: 5 phút

- GV yêu cầu HS: Hãy viết đoạn văn ngắn (3-4 câu) chủ đề người bạn thân nhất của em và xác định các cụm danh từ được sử dụng trong đoạn văn của minh.

- HS thực hiện. GV chữa và chấm điểm

4. Hướng dẫn về nhà (1 phút )

- Đối với bài cũ:

+ Ôn tập phần ghi nhớ

+ Hoàn thành các bài tập còn lại

- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập toàn bộ kiến thức về từ vựng, danh từ, cụm danh từ để tiết sau kiểm tra tiếng việt (45p)

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.