Giáo án ngữ văn 6: Bài Viết bài tập làm văn 7 - Văn miêu tả sáng tạo

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Viết bài tập làm văn 7 - Văn miêu tả sáng tạo. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết :
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 – VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Học sinh biết cách làm bài văn miêu tả, vận dụng các thao tác quan sát, nhận xét, liên tưởng, so sánh... để viết một bài văn tả người theo yêu cầu.
- Qua bài viết, GV thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của HS đặc biệt là kĩ năng về kiểu bài miêu tả (tả người)
- Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn (dùng từ, đặt câu, viết bài) với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu hình thành và rèn kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học.
- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra văn: viết câu, dùng từ, diễn đạt ý; trình bày, viết chính tả.
3. Thái độ: GD HS ý thức tự giác tích cực trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tự nhận thức về kiến thức của bản thân mà mình tiếp thu được trong quá trình học tập;
- Sáng tạo: Lựa chọn các đơn vị kiến thức để làm bài kiểm tra kiến thức văn bản theo yêu cầu đề bài. KN quản lí thời gian.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, ma trận đề thống nhất theo nhóm + đề kiểm tra + đáp án biểu điểm.
2. Học sinh: Đọc lại các truyện truyền thuyết đã học; nắm chắc nội dung, ý nghĩa tác phẩm.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thực hành có hướng dẫn ... HS hoạt động cá nhân độc lập.
- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ để nhớ lại khái niệm về truyền thuyết và cổ tích, ý nhĩa của văn bản và những chi tiết tiêu biểu trong các truyện truyền thuyết và cổ tích đã học...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra: giấy kiểm tra và dụng cụ học tập của học sinh, các tài liệu,..
3. Bài mới:
- Giáo viên phát đề kiểm tra cho từng học sinh (phụ lục 1 – đề do BGH nhà trường duyệt, ban hành).
- Giáo viên giám sát học sinh làm bài.
- Giáo viên thu bài, kiểm đếm số lượng bài kiểm tra.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ: Nắm chắc các đặc điểm về văn miêu tả, phương pháp làm bài văn miêu tả, bố cục bài văn miêu tả, viết lại bài văn miêu tả sáng tạo.
- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ”
+ Ôn lại các thành phần chính của câu.
+ Tập đặt câu có đủ các thành phần chính.
+ Tập chữa lỗi về CN – VN

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.