Giáo án ngữ văn 6: Bài Sự tích Hồ Gươm

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sự tích Hồ Gươm. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày giảng:

Tiết:
Đọc thêm
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
(Truyền thuyết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức
- Bước đầu hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm: Nhân vật, sự kiện trong tác phẩm thuộc truyền thuyết địa danh; Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Nắm được sơ lược vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong tác phẩm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng kể chuyện
- Rèn kĩ năng phân tích một số chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện.
3. Thái độ
- Yêu quý tự hào về những địa danh, di tích của Thăng Long ngàn năm văn hiến, về truyền thống dân tộc: lòng yêu nước, yêu hoà bình, tinh thần chống xâm lược. Từ đó ý thức được trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ những danh thắng, di tích đó và phát huy truyền thống dân tộc.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; chuẩn bị tranh ảnh về người anh hùng Lê Lợi, khởi nghĩa Lam Sơn và Hồ Gươm…
2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ(3 phút)
3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp, trực quan
- Thời gian: 5p
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh (Hồ Gươm) và đặt câu hỏi: Em hãy trình bày hiểu biết về địa danh này?
- HS trả lời và GV bổ sung: Đây là danh thắng nổi tiếng của thủ đô Hà nội. Địa danh này gắn với tên tuổi người anh hùng Lê Lợi và xuất phát từ một truyền thuyết – Sự tích Hồ Gươm. Vậy truyền thuyết này có những đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản này.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm: Nhân vật, sự kiện trong tác phẩm thuộc truyền thuyết địa danh; Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian : 25p
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về truyền thuyết địa danh và sự tích Hồ Gươm
- Bước 1: GV đặt câu hỏi: Sự tích Hồ Gươm thuộc thể loại nào trong truyện dân gian?
- HS trả lời. GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Sự tích Hồ Gươm là một trong những truyền thuyết tiêu biểu nhất về hồ Hoàn Kiếm và về Lê Lợi.
- Bước 2: GV đặt tiếp câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về Lê Lợi?
- HS trả lời. GV nhận xét và bổ sung:
- Cuối nhà Trần ... Giặc Minh xâm lược ...
- Lê Lợi là một địa chủ ở Thanh Hoá ... khởi nghĩa Lam Sơn ... tr
ở thành linh hồn của cuộc kháng chiến vẻ vang của nhân dân ta chống giặc Minh xâm lược ở thế kỉ XV. I. Hướng dẫn tìm hiểu chung

- Truyền thuyết địa danh: Loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của một địa danh.

- Sự tích Hồ Gươm - truyền thuyết tiêu biểu về hồ Hoàn Kiếm và về Lê Lợi.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản
- Bước 1: GV hướng dẫn đọc: giọng chậm rãi, gợi không khí cổ tích - GV đọc mẫu 1 đoạn - Gọi 3 HS lần lượt đọc.
- Bước 2: GV yêu cầu HS: Hãy kể tóm tắt những sự việc chính của truyện?
- - HS trả lời. GV nhận xét và chuẩn kiến thức
Các sự việc chính:
- Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần.
- Lên Thận đi đánh cá, ba lần kéo lưới đều thấy lưỡi gươm, bèn mang về nhà.
- Lê Lợi đến nhà Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng, cầm lên xem.
- Lê Lợi thua trận, chạy vào rừng, tình cờ bắt được chuôi gươm.
- Lê Lợi gặp lại Thận, kể lại truyện, hai người đem gươm ra tra vào nhau vừa như in. Lê Thận cùng tướng lĩnh nguyện một lòng phò Lê Lợi cứu nước. Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm.
- Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần.
- Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích SGK (chú ý các từ: bạo ngược, thiên hạ, tuỳ tòng, phó thác, Tả Vọng, Hoàn Kiếm) II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
1. Đọc, kể tóm tắt, tìm hiểu chú thích
- Bước 3: GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn và trả lời câu hỏi: VB “Sự tích Hồ Gươm” có thể chia làm mấy phần? ND chính của từng phần?
- HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung. 2. Bố cục: 2 phần
- P1: Từ đầu đến đất nước: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.
- P2: Còn lại: Long Quân đòi lại gươm thần.
- Bước 4: GV đặt câu hỏi: Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần trong hoàn cảnh nào?

- HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét và chuẩn kiến thức

- GV đặt tiếp câu hỏi: Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân mượn gươm có ý nghĩa gì?
- HS suy nghĩ và trả lời. GV bổ sung
Long Quân không trực tiếp cho Lê Lợi mượn gươm mà do Lê Thận ba lần thả lưới bắt được lưỡi gươm ở dưới sông và khi Lê Lợi chạy giặc mới nhặt được chuôi gươm ở trên rừng -> tra vào nhau vừa in -> thanh gươm là tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân tham gia đánh giặc.
- GV tiếp tục đặt câu hỏi chốt lại vấn đề: Ý nghĩa của chi tiết Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân mượn gươm?
Chứng tỏ khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, được tổ tiên, thần thiêng ủng hộ, giúp đỡ. 3. Hướng dẫn phân tích
a. Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần đánh giặc
- Hoàn cảnh: Giặc Minh đô hộ. Nghĩa quân Lam Sơn còn yếu nên đã nhiều lần bị thua -> Long Quân cho mượn gươm.

- Thanh gươm thần kì là tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân tham gia đánh giặc.

- Bước 5: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi (thời gian: 3 phút)
+ Tìm những chi tiết cho thấy thanh gươm này là thanh gươm thần kì?
+ Nêu ý nghĩa chi tiết thanh gươm phát sáng ở xó nhà; ý nghĩa của từ “thuận thiên”?
+ So sánh thế lực của nghĩa quân trước và sau khi có gươm?
- Các nhóm thảo luận và đại diện 1 nhóm trả lời. Các nhôm khác bổ sung.
+ Các chi tiết: sang rực, sáng lạ… cho thấy thanh gươm này là thanh gươm thần kì
+ Ý nghĩa: Thể hiện sự thiêng liêng, thanh gươm gặp được minh chủ sử dụng vào việc lớn => phát sáng => dưới hợp lòng dân, trên thuận ý trời.
+ So sánh
Trước khi có gươm Sau khi có gươm
- Non yếu
- Trốn tránh
- Ăn uống khổ sở
- Nhuệ khí tăng tiến
- Xông xáo tìm địch
- Đầy đủ, chiếm được các kho lương của địch

- Bước 6: GV đặt câu hỏi: Long Quân đòi gươm trong hoàn cảnh nào?
- HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và kể lại việc rùa vàng đòi gươm và Lê Lợi trả gươm?
- HS trả lời và GV chuẩn kiến thức
- GV mở rộng kiến thức: Em biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng đòi gươm? Theo em, hình tượng rùa vàng trong truyền thyết VN tượng trưng cho ai và cho cái gì?
- HS trả lời và GV chuẩn kiến thức
Truyền thuyết An Dương Vương - Hình ảnh rùa vàng là sử giả của Long Quân, tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân.
- Bước 7: GV đặt câu hỏi, cả lớp suy nghĩ: Ý nghĩa chi tiết rùa vàng đòi gươm?
- HS trả lời và GV chuẩn kiến thức
GV bổ sung: Con người VN vốn là những con người hiền lành, chất phác, yêu lao động nhưng khi đất nước lâm nguy những con người ấy sẵn sàng xả thân vì đất nước “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”. Đất nước thanh bình, chính những con người ấy “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.
=> Tinh thần yêu hòa bình, quyết tâm chống xâm lăng, niềm kiêu hãnh về một đất nước nghìn năm văn hiến.

- GV đặt câu hỏi mở rộng: Vì sao khi mượn gươm thì ở Thanh Hoá, còn khi trả gươm lại ở hồ Tả Vọng?
- HS trả lời và GV chuẩn kiến thức
Thanh Hoá là nơi mở đầu cuộc khởi nghĩa, Thăng Long là nơi kết thúc cuộc kháng chiến. Trả kiếm ở hồ Tả Vọng, thủ đô, trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước là để mở ra một thời kì mới, thời kì hoà bình, lao động, xây dựng, thể hiện hết được tư tưởng yêu hoà bình và tinh thần cảnh giác của cả nước của toàn dân. b. Long Quân đòi gươm
- Hoàn cảnh:
+ Đất nước, nhân dân đã đánh đuổi được giặc Minh.
+ Lê Lợi lên ngôi vua, nhà Lê dời đô về Thăng Long.

- Ý nghĩa chi tiết rùa vàng đòi gươm:
+ Giải thích tên gọi của hồ Hoàn Kiếm
+ Đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn.
+ Phản ánh tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta. Giờ đây thứ mà muôn dân Đại Việt cần hơn là cày, cuốc, là cuộc sống lao động dựng xây đất nước. Trả gươm có ý nghĩa là gươm vẫn còn đó, hàm ý cảnh giác cao độ, răn đe kẻ thù.
- Bước 8: GV yêu cầu HS khái quát nội dung, ý nghĩa văn bản?
- HS trả lời và GV chuẩn kiến thức
4. Hướng dẫn tổng kết
a. Nội dung – Ý nghĩa
* Nội dung: Truyện giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang.
* Ý nghĩa: Truyện khẳng định ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc ta.
- Bước 9: GV yêu cầu HS suy nghi và trả lời câu hỏi: Truyện có những đặc sắc gì về nghệ thuật?
- HS trả lời và GV chuẩn kiến thức b. Nghệ thuật
- Kết cấu chặt chẽ, hấp dẫn
- Các chi tiết tưởng tượng kì ảo nhiều ý nghĩa.
- Bước 10: GV gọi HS đọc ghi nhớ c. Ghi nhớ (SGK/43)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
Câu 1: Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn vật gì?
A. Thanh gươm thần.
B. Chiếc nỏ thần.
C. Bản đồ chỉ dẫn vào doanh trại quân giặc.
D. Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
Câu 2: Chi tiết Lê Lợi được trao gươm báu trong truyện Sự tích Hồ Gươm thể hiện:
A. Lê Lợi là người "nhà Trời" được cử xuống giúp dân ta đánh giặc.
B. Tính chất chính nghĩa, hợp lòng dân, ý trời của cuộc khởi nghĩa
C. Niềm tin vững chắc của nhân dân ta đối với sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.
D. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được sự giúp đỡ, phù trợ của thánh thần.
Câu 3: Nhân vật nào trong truyền thuyết nhận được thanh gươm đầu tiên?
A. Lê Lợi.
B. Lê Lai.
C. Nguyễn Trãi.
D. Lê Thận.
Câu 4: Sau khi nhận được báu vật của đức Long Quân, uy thế của nghĩa quân như thế nào?
A. Mạnh lên gấp bội và đuổi được quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.
B. Ngày một tăng, đánh thắng nhiều trận, làm cho quân xâm lược hoang mang.
C. Không có nhiều thay đổi do không có người biết sử dụng.
D. Yếu hơn so với lúc chưa có báu vật.
Câu 5: Khẳng định truyện Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết vì:
A. Câu chuyện kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân trong quá trình khởi nghĩa.
B. Câu chuyện kể về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể lại bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử.
C. Câu chuyện ghi chép hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Minh.
D. Câu chuyện được sáng tạo nhờ trí tưởng tượng, hư cấu vô cùng phong phú của tác giả dân gian
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 3p
- GV đặt câu hỏi: Từ chi tiết Lê Lợi trả gươm trong truyện, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn hòa bình trong giai đoạn hiện nay?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm các tranh ảnh về Hồ Hoàn Kiếm và Lê Lợi?

4. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Hướng dẫn học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ SGK/39 + Hoàn thiện các bài tập trong phần luyện tập.
- Hướng dẫn HS xem trước bài mới: Nghĩa của từ

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.