Giáo án ngữ văn 6: Bài Động Phong Nha

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Động Phong Nha. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết :
Đọc thêm:
ĐỘNG PHONG NHA
- Trần Hoàng -
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Mở rộng thêm kiến thức về: văn bản nhật dụng.
- Thấy được vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha để mọi người VN càng thêm yêu quý, tự hào, chăm lo bảo vệ, biết khai thác nhằm phát triển du lịch - một trong những mũi nhọn kinh tế làm giàu cho đất nước.
2. Kĩ năng:
- Đọc văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ MT, danh lam thắng cảnh.
- Tích hợp với phần Tập làm văn để viết một bài văn miêu tả.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
4. Thái độ:
Yêu mến, tự hào về quê hương đất nước; có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh.
Tích hợp kĩ năng sống:
- Tự nhận thức về giá trị của lối sống tôn trọng và bảo vệ những danh lam thắng cảnh, bảo vệ thiên nhiên, môi trường; xác định cách ứng xử, yêu quý, trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Làm chủ bản thân, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường và những danh lam thắng cảnh.
- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực: trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa chứng nhân lịch sử của cây cầu Long Biên; những giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Tích hợp môi trường: liên hệ môi trường và du lịch.
Tích hợp giáo dục đạo đức:
- Giáo dục phẩm chất yêu quê hương, đất nước.
- Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” đã đặt ra vấn đề gì cho toàn nhân loại?
Yêu cầu trả lời:
- Tình cảm gắn bó thiêng liêng, tình yêu thiên nhiên đất nước, sự trân trọng “đất mẹ” của người dân da đỏ.
- Bức thư gửi tới chúng ta thông điệp: Con người biết sống hoà hợp với thiên nhiên, phải chăm lo, bảo vệ môi trường thiên nhiên như mạng sống của mình.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
Gv cho HS quan sát đoạn video về hang Sơn Đoòng đã được phát trên Đài truyền hình Mỹ.
- GV giới thiệu: hang Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới, nằm trong quần thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng và đây đã trở thành một điểm đến thú vị đối với du khách trong và ngoai nước. Kì quan Phong Nha cũng là di tích được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Bài học hôm nay sẽ cùng tìm hiểu về di sản này qua văn bản "Động Phong Nha".
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
HĐ 1: tìm hiểu vê tác giả, tác phẩm
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả?
- HS đọc chú thích và trình bày.
- Bước 2: GV yêu cầu HS: Cho biết hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của văn bản.
- HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức.

- Bước 3: Vì sao có thể nói “...” là một văn bản nhật dụng?
- HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức.
Hs: vì văn bản đề cập tới vấn đề bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh và phát triển kinh tế du lịch của đất nước.
HĐ 2: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản
- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn đọc:
"Động Phong Nha" là một văn bản thuyết minh, giới thiệu danh lam thắng cảnh nên miêu tả thiên nhiên là chủ yếu. Vì vậy cần đọc với giọng rõ ràng, phấn khởi như lời mời gọi hiếu khách, cần nhấn mạnh 7 cái nhất của động, phát âm đúng của từ phiên âm.
- GV đọc mẫu từ đầu đến "nương ngô, bãi mía nằm rải rác" - 3 HS lần lượt đọc đến hết. Gv nhận xét cách đọc của hs.
- Bước 2: Giải thích từ khó
+ Em hiểu thế nào là động?
Hs: phát biểu theo ý hiểu. GV: Động là nơi núi đá bị mưa, nắng, gió... trong thời gian dài đã bào mòn, đục khoét, ăn sâu vào trong thành những hang vòm.
Động Phong Nha: có nghĩa là động Răng Nhọn (Phong: nhọn; Nha: răng)
+ Em hiểu thế nào là "Đệ nhất kỳ quan Phong Nha".
- Hs trả lời như chú thích SGK/147.
- Bước 3: GV đặt tiếp câu hỏi: Từ ý chính ấy, hãy xác định bố cục bài văn (Văn bản chia mấy phần? Giới hạn và nội dung từng phần ?)
- HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ.
- GV định hướng, có 2 cách chia:
(1): gồm 2 đoạn:
+ từ đầu đến "đất Bụt": giới thiệu động Phong Nha.
+ còn lại: giá trị của động Phong Nha.
(2): gồm 3 đoạn:
+ từ đầu đến "bãi mía nằm rải rác": giới thiệu vị trí và đường vào động
+ tiếp đến "đất Bụt": vẻ đẹp động Phong Nha.
+ còn lại: giá trị của động Phong Nha.
Gv: chúng ta cùng tìm hiểu văn bản theo bố cục 2 phần

- Bước 4: GV yêu cầu HS quan sát đoạn văn (từ đầu đến "bãi mía nằm rải rác), cho biết vị trí và đường vào động Phong Nha.

Hs trả lời. GV chuẩn kiến thức:
+ Vị trí: nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình.
+ Đường vào: gồm đường thuỷ và đường bộ.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Nếu được đi thăm động Phong Nha em sẽ chọn con đường nào? Vì sao.?
Hs: tự bộc lộ.
- Bước 5: GV đặt tiếp câu hỏi: Động Phong Nha gồm mấy bộ phận?
- 2 bộ phận: động khô và động nước
- Bước 6: GV đặt tiếp câu hỏi: Tại sao lại gọi là động khô? Tìm những chi tiết miêu tả động khô?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
+ Vì động nằm trên độ cao 200m.
+ Độ cao 200m, là sông ngầm kiệt nước, những vòm đá trắng vân nhũ, những cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Cảnh động khô gợi cho em liên tưởng đến những hang động nổi tiếng nào?
Hs: động Hương Tích, động Thiên Cung.
- Bước 7: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, trả lời câu hỏi:
+ Động nước Phong Nha được kể và tả với quy mô như thế nào. (chiều dài? độ cao? số hang?) ? Cảnh sắc của động nước hiện lên như thế nào dưới ánh đèn đuốc?
+ Hãy liệt kê các dạng hình khối, hình tượng thạch nhũ ở đây.
- HS thảo luận và trả lời. GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
+ Mang vẻ đẹp kỳ ảo, lộng lẫy.
+ Các dạng khối hình con gà, con cóc, đốt trúc, mâm xôi, cái khánh, tiên ông đánh cờ ...

- Gv bổ sung: Động nước hiện lên thật lộng lẫy, kỳ ảo với những hình khối đủ màu sắc lóng lánh như kim cương. Trong lời kể, cách tả về Phong Nha của tác giả ta bắt gặp một niềm tự hào, một thái độ trân trọng. Phong Nha không chỉ đẹp, huyền ảo bởi màu sắc và hình khối mà còn bí hiểm, hấp dẫn bởi những âm thanh vang vọng.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Đọc đoạn văn "đi suốt" đến "đất Bụt".
? Cảm nhận của em về âm thanh nơi đây?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

Hs: âm thanh ngân nga, chứa đựng sự huyền bí đầy quyến rũ.

- Bước 8: Gv đặt câu hỏi: Từ việc tìm hiểu trên, em có cảm nhận như thế nào về toàn cảnh động Phong Nha.
- HS phát biểu ý kiến. GV bổ sung
Phong Nha hùng vĩ, hoang sơ, bí hiểm và thần tiên, lộng lẫy, kỳ ảo, như thực, như mơ. Thật quyến rũ, thật mời gọi.
Gv: đọc văn bản ta như được thưởng thức bữa tiệc của cảnh sắc. Một bữa tiệc được bày suốt từ ngoài vào trong của động Phong Nha với 2 nét đẹp chủ đạo: hùng vĩ, thăm thẳm, hoang sơ, bí hiểm và thần tiên, lộng lẫy, kỳ ảo, như thực, như mơ. Thật quyến rũ, thật mời gọi.
- Bước 9: Quan sát đoạn văn cuối bài cho biết: Nhà thám hiểm người Anh đã đánh giá như thế nào về động Phong Nha? Em có cảm nghĩ gì lời đánh giá đó.
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

+ 7 cái nhất...
 đồng tình với đanh giá và tự hào về những giá trị văn hóa của đất nước.
- Bước 10: GV yêu cầu HS nhận xét
+ Nghệ thuật tiêu biểu của văn bản.
+ Nội dung và ý nghĩa VB.
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Cần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như thiên nhiên môi trường để phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ cuộc sống của con người.
- Bước 11: GV yêu cầu HS Hs đọc ghi nhớ/148
- HS đọc. GV nhấn mạnh những nội dung chinh và nghệ thuật đặc sắc của văn bản. I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả:
Trần Hoàng
2. Tác phẩm:
- Trích từ sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ.
- Là một văn bản nhật dụng.

II. Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản.
1, Đọc – Tìm hiểu chú thích.

2, Bố cục: 2 phần.

(1): gồm 2 đoạn:
+ từ đầu đến "đất Bụt": giới thiệu động Phong Nha.
+ còn lại: giá trị của động Phong Nha.

3, Hướng dẫn phân tích:
3.1. Toàn cảnh động Phong Nha.

* Vị trí và đường vào động:
- Vị trí: Thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình) .
- Gồm 2 đường vào: đường thuỷ và bộ.

* Động khô Phong Nha.

* Động nước Phong Nha.

- Mang vẻ đẹp kỳ ảo, lộng lẫy.
- Rất nhiều thạch nhũ với các dạng hình khối, đa dạng phong phú sinh động, gần gũi với cuộc sống con người.

- Âm thanh: ngân nga, chứa đựng sự huyền bí đầy quyến rũ.

3.2. Giá trị của động Phong Nha

- Là đệ nhất kỳ quan với 7 cái nhất.

4, Tổng kết:
4.1. Nghệ thuật: Hs: kể + tả + biểu cảm/ NT so sánh

4.2. Nội dung, ý nghĩa:
* Ý nghĩa:

4.3. Ghi nhớ: (SGK)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 7 p
GV hướng dẫn HS luyện tập thông qua bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Động Phong Nhaà di sả thiên nhiên thuộc tình nào ở nước ta?
A. Nghệ An.
B. Hà Tĩnh.
C. Quảng Bình.
D. Quảng Trị.
Câu 2: Văn bản Động Phong Nha có nội dung giống với kiểu văn bản nào?
A. Văn bản nhật dụng.
B. Văn bản hành chính.
C. Văn bản nghị luận.
D. Văn bản tự sự.
Câu 3: Động Phong Nha được mệnh danh là:
A. Đệ nhất kì quan Phong Nha.
B. Thiên hạ đệ nhất hùng quan,
C. Nam thiên đệ nhất động.
D. Hoành Sơn nhất đái.
Câu 4: Vẻ đẹp nổi bật của động Phong Nha là vẻ đẹp gì?
A. Tráng lệ
B. Hùng vĩ, tráng lệ
C. Lộng lẫy, kì ảo
D. Lạ lùng
Câu 5: Cảnh sắc nổi bật của Động Phong Nha được miêu tả theo trình tự nào?
A. Từ ngoài vào trong
B. Từ trong ra ngoài động
C. Từ trên vòm hang xuống mặt đất
D. Từ phía trong ra sau động
Câu 6: Tác giả đã xem thế giới của động Phong Nha là:
A. Thế giới kì vĩ, không bắt gặp ở nơi đâu.
B. Thế giới của các loại thạch nhũ.
C. Thế giới của hang động, thạch nhũ và sông ngầm.
D. Thế giới của tiên cảnh.
Câu 7: Tác giả cho rằng, động Phong Nha:
A. Vừa có nét hoang sơ, bí hiểm; vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
B. Vừa là nơi để tham quan, du lịch; vừa là một thắng cảnh nổi tiếng.
C. Vừa có nét hiện đại, vừa có nét cổ kính.
D. Vừa có sông ngầm, vừa có thạch nhũ.
Câu 8: Tính từ nào sau đây không miêu tả vẻ đẹp của các động?
A. Lộng lẫy, kì ảo
B. Hoang sơ, bí hiểm
C. Khúc khuỷu, gập ghềnh
D. thanh thoát và giàu chất thơ.
Câu 9: Hao-ớt Lim-be, trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh sau khi thăm động Phong Nha về đã phát biểu như thế nào?
A. Phong Nha là hang động có dòng sông ngầm dài nhất thế giới.
B. Phong Nha là hang động có hệ thống thạch nhũ lớn nhất thế giới.
C. Phong Nha là hang động có cửa hang cao nhất thế giới.
D. Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- Học xong văn bản "Động Phong Nha" em có suy nghĩ gì về phong cảnh trên đất nước ta.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn
- Qua văn bản, em hiểu gì về động Phong Nha? Từ đó thấy được trách nhiệm như thế nào của thế hệ trẻ đối vớc các danh thắng của đất nước.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ: Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết tiêu biểu, những hình ảnh đặc sắc trong bài. Sưu tầm một số bài viết, tranh ảnh về Động Phong Nha.
- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Tổng kết phần văn”.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.