Giáo án ngữ văn 6: Bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày soạn:

Tiết :
Văn bản: THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
- Hồ Nguyên Trừng -
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu và cảm nhận được nội dung ý nghĩa truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”, những phẩm chất cao đẹp của vị Thái y lệnh họ Phạm.
- Nắm được đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: Cách kể truyện gần với kí, ghi chép sự việc; nét đặc sắc của tình huống gay cấn trong truyện.
- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc – hiểu văn bản truyện trung đại.
- Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện.
- Kể lại được truyện.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
4. Thái độ
- Kính trọng tài đức của l¬ương y Phạm Bân, học tập và noi theo phong cách đó.
II. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tranh ảnh về Hồ Nguyên Trừng...
- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử trong VB “Mẹ hiền dạy con”?
Đáp án:
Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về lòng yêu thương chăm chút cho con và cả về cách dạy con:
+ Dạy con chọn cho con một môi tr¬ường sống tốt đẹp.
+ Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành.
+ Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Thời gian: 3 phút
GV cho HS xem một đoạn clip về hình ảnh các bác sĩ không quản ngại nguy hiểm, cứu chữa những bệnh nhân bị Covid 19. GV đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về những người làm nghề y?
- HS trả lời
- GV dẫn dắt: Mỗi nghề nghiệp đều đáng trân trọng, đều mang lại lợi ích cho cuộc sống. Đặc biệt nghề y với sứ mệnh là cứu giúp bệnh nhân, mang lại những tia hi vọng sống trong những giây phút bệnh tật, đau khổ nhất của mỗi người bệnh. Dù người bệnh là ai, giàu nghèo hay sang hèn thì vẫn sẽ được chữa trị và đối xử công bằng. Đó chính là y đức, là tấm lòng của người thầy thuốc. Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” của Hồ Nguyên Trừng nói về một bậc lương y chân chính, giỏi về nghề nghiệp, nhưng quan trọng hơn là giàu lòng nhân đức.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu:
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 25 phút
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK, hãy giới thiệu những nét chính về tác giả Hồ Nguyên Trừng?
- HS phát biểu theo chú thích * SGK Tr163 - GV bổ sung.
- Bước 2: GV đặt câu hỏi: Tác phẩm “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Truyện kể về ai, việc gì, cho biết chủ đề của tác phẩm?
- HS trả lời . GV nhận xét, chuẩn kiến thức
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả (SGK/163)

2. Tác phẩm

- Truyện trích trong “Nam Ông mộng lục” viết ở Trung Quốc.
- Chủ đề: Nêu cao gương sáng của một bậc l¬ương y chân chính.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản.
- Bước 1: GV hướng dẫn HS đọc truyện:
Giọng chậm rãi, thể hiện rõ thái độ của nhân vật:
+ Phạm Bân: điềm tĩnh, cư¬ơng quyết.
+ Trung sứ: tức giận, lạnh lùng, đe dọa.
+ Vua: vui mừng.
GV đọc - 2 HS đọc tiếp đến hết.
- GV yêu cầu HS tóm tắt văn bản.
- HS trả lời . GV nhận xét, chuẩn kiến thức
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ khó trong văn bản: Huý, Thái y lệnh, phụng sự, vương phủ, quí nhân, con đỏ (SGK164) II. Đọc, hiểu văn bản
1. Đọc, kể – Tìm hiểu chú thích

- Bước 2: GV nêu câu hỏi:Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
2. Bố cục: 3 phần
+ Từ đầu đến “đ¬ương thời trọng vọng”: giới thiệu lư¬ơng y Phạm Bân.
+ Tiếp đến “xứng đáng với lòng ta mong mỏi”: tình huống gây cấn mà qua đó y đức của bậc lương y đ¬ược thử thách và bộc lộ rõ nét, cao đẹp.
+ Còn lại: hạnh phúc của bậc lư¬ơng y theo quy luật nhân quả “ở hiền gặp lành”.
- Bước 3: GV yêu cầu HS: Quan sát phần một, cho biết l¬ương y họ Phạm đư¬ợc giới thiệu như¬ thế nào? (Giới thiệu nvật qua những khía cạnh nào?)
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- GV bổ sung:
+ Tên gọi: Phạm Bân
+ Lai lịch: Là cụ tổ bên ngoại của Hồ Nguyên Trừng.
+ Nghề nghiệp: Nghề y; Chức vụ: Thái y lệnh (trong coi việc chữa bệnh trong cung vua).
+ Hành động việc làm: đem của cải trong nhà mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, cho kẻ tật bệnh cơ khổ ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị, không né tránh ngư¬ời bệnh, gi¬ường bệnh không lúc nào vắng người. Năm đói kém, dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ..... 3. Phân tích
3.1. Giới thiệu l¬ương y Phạm Bân

- Nhân vật được giới thiệu qua tên gọi, lai lịch, nghề nghiệp, chức vụ, hành động việc làm.
-> Thái y lệnh họ Phạm là bậc lương y nhân từ, luôn sẵn sàng cứu giúp ng¬ười bệnh... được người đời trọng vọng.

- Bước 4: GV yêu cầu HS dựa vào văn bản, Nhận xét thái độ của ngư¬ời đương thời đối với ông ra sao?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Luôn đươc trọng vọng
- GV yêu cầu HS giải thích từ “trọng vọng”,
- HS giải thích dựa vào chú thích.
- Bước 5: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi (2 phút), theo dõi văn bản và trả lời câu hỏi:
+ Trong những việc làm thể hiện y đức của Phạm Bân, tác giả tập trung nói về một tình huống đặc biệt để qua đó y đức của lương y được thử thách và bộc lộ rõ nét nhất, đó là tình huống nào (Sự việc, nhân vật...)
+ Vì sao nói đây là tình huống gay cấn, khó khăn ? Và vị lương y họ Phạm đã lựa chọn như thế nào?
- HS thảo luận và trả lời. GV nhận xét và chuẩn kiến thức
+ Tình huống gay cấn, đặt lương y vào hoàn cảnh phải lựa chọn khó khăn:
+ Cứu người bệnh nặng, dân thường – trái phận làm tôi.
+ khám cho bậc qu‎ý nhân bệnh nhẹ – trái với y đức
 Chọn đi cứu ng¬ười dân thường bệnh nặng trước. 3.2. Y đức của lương y Phạm Bân

- Sự việc: Có một người đàn bà dân thường mắc bệnh nguy kịch, và một bậc quý nhân trong cung bị sốt.

+ Tình huống gay cấn, đặt lương y vào hoàn cảnh phải lựa chọn khó khăn giữa y đức và phận làm tôi.
- Hành động của lương y: Chọn đi cứu ngư¬ời dân thường bệnh nặng trước.

- Bước 6: HS tiếp tục thảo luận cặp đôi (2p)
+ Em có nhận xét gì về dung lượng mà tác giả dành cho việc kể tình huống trên? Từ đó cho thấy ý đồ của tác giả khi viết truyện?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Khối lư¬ợng câu văn chiếm nhiều nhất so với lời văn của các hành động khác. Tác giả đã dồn hết bút lực vào hành động trong tình huống có tính chất gay cấn này để làm rõ phẩm chất, đạo đức, bản lĩnh của vị Thái y lệnh hơn bât cứ tình huống nào.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Trong tình huống này, thái độ tức giận của quan Trung sứ cùng với lời nói của ông ta “Phận làm tôi sao được như vậy? Ông định cứu mạng người ta mà không cứu mạng mình chăng” có ý nghĩa như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV bổ sung: Thái độ ấy làm tăng thêm mức độ khó khăn cho thử thách ... Lời nói giống như một mệnh lệnh, một yêu cầu ... cũng giống như một lời đe doạ ... Nếu ... thì ...
- Đặt vị Thái y trư¬ớc sự lựa chọn khó khăn với những mâu thuẫn quyết liệt: đi chữa cho người đàn bà dân thường nguy kịch để đúng với y đức, với lương tâm nghề nghiệp thì sẽ trái lệnh vua và có thể sẽ phải chịu tội. Còn đi khám cho bậc qu‎ý nhân bị sốt làm tròn phận làm tôi, sẽ trái với lương tâm nghề nghiệp.
- Bước 7: GV đặt tiếp câu hỏi: Trước thái độ đó, Thái y lệnh đã đáp lại viên Trung sứ ra sao?
- HS đọc câu nói của Thái Y lệnh: “Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu”
- GV đặt tiếp câu hỏi: Qua lời đáp đó cho thấy Thái y lệnh Phạm Bân là người ntn?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
• Vượt qua thử thách nhẹ như không, lựa chọn đi chữa ngay cho ngư¬ời dân th¬ường bệnh nặng trước mà không hề do dự.
• Từ đó cho thấy Phạm Bân là ngư¬ời có nhân cách ..., có bản lĩnh. Quyền y không thắng nổi y đức, quyền uy thua y đức. Tính mệnh của mình đư¬ợc đặt với tính mệnh của ngư¬ời dân thường lâm bệnh nguy cấp.
• Ngoài ra ở nhân vật Thái y lệnh còn thấy sức mạnh của trí tuệ trong ứng xử. Câu trả lời của Thái y lệnh vừa thể hiện y đức, bản lĩnh vừa thể hiện khả năng trí tuệ trong ứng xử? Bởi nói như¬ thế, vẫn giữ đư¬ợc phận làm tôi mặc dù không theo đúng lệnh vua như¬ng nếu vua là ngư¬ời có lư¬ơng tâm và lương tri, chắc chắn không thể trị tội Thái y lệnh.
- Bước 8: GV đặt câu hỏi: Cuối cùng vua xử Thái y lệnh ntn ? Theo dõi đoạn 3 cho biết Thái y lệnh xử sự ntn? Kết quả ra sao?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Lấy tấm lòng chân thành để giải trình điều lẽ thiệt hơn từ đó đã thuyết phục được nhà vua. Thắng lợi của y đức, bản lĩnh trong đó có lòng nhân ái và trí tuệ.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Thái độ của vua Trần Anh Vương diễn biến ra sao trước cách xử sự của Thái y lệnh?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Lúc đầu có tức giận, khi nghe Thái y lệnh tư-ờng trình, hết tức giận và còn ca ngợi Thái y lệnh.
- GV: Từ đó cho thấy vua Trần Anh Vư¬ơng là người ntn?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Là ông vua có lòng nhân đức. Ở thời đại nhà Trần, nước ta đã sản sinh ra những con người cao đẹp như thế.
"Ăn mày cũng đứa trời sinh
Bệnh còn cứu đặng thuốc đành cho không"
(Nguyễn Đình Chiểu)
- Bước 9: GV yêu cầu HS thảo luận về kết thúc truyện theo các câu hỏi:
+ Lời văn kết thúc truyện nói về điều gì?
+ Em có nhận xét gì về kết thúc của truyện?
+ Cách kể chuyện của tác giả có gì độc đáo?
+ Cách kể chuyện hấp dẫn ấy đã làm nổi bật lên nội dung gì?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Sự khen ngợi của ngư¬ời đời đối với gia đình ông dựa theo thuyết nhân quả và quan niệm truyền thống “ở hiền gặp lành”
- Kết thúc có hậu => Khẳng định y đức của thái y họ Phạm là mãi muôn đời.

- Bộc lộ phẩm chất cao đẹp của Thái y lệnh họ Phạm: giỏi chuyên môn ... có tấm lòng nhân đức, yêu thương người bệnh không phân biệt sang hèn, có bản lĩnh không khuất phục trước quyền uy.
- Kết quả: Người bệnh được cứu; Thái y lệnh thuyết phục nhà vua, được nhà vua khen ngợi.
- Ng¬ười đời khen ngợi, dòng tộc vinh hiển, thành đạt.

- Kết thúc có hậu: Khẳng định y đức của thái y họ Phạm là mãi muôn đời.

- Bước 10: GV đặt câu hỏi: Nghệ thuật của truyện “Thầy...” có gì giống và khác so với truyện “Con hổ...” (tính chất giáo huấn? về nghệ thuật viết truyện?)
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

• Giống về tính chất giáo huấn: đ¬ề ra những bài học về đạo làm ngư¬ời, đạo làm nghề.
• Khác: “Con hổ có nghĩa” viết theo phương thức hư cấu (tưởng tư¬ợng), có cách viết gần với kí (ghi chép sự việc), với cách viết sử (ghi chép sự thật lịch sử); xoáy vào một tình huống gây cấn để n/vật bộc lộ rõ nét phong cách, tính cách.
- Bước 11: GV đặt câu hỏi: Ý nghĩa của truyện “Thầy...” là gì?
- Ca ngợi y đức cao đẹp của Thái y lệnh Phạm Bân: hết lòng vì ngư¬ời bệnh, lương y như từ mẫu, y đức không khuất phục quyền uy.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Qua câu chuyện “Thầy...” có thể rút ra cho những ngư¬ời làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?
- Y đức không khuất phục quyền uy, lư¬ơng y như¬ từ mẫu.
- Bước 12: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/165.
- Bước 13: GV yêu cầu HS suy nghĩ và so sánh nội dung y đức thể hiện trong văn bản “Thầy...” với văn bản kể về Tuệ Tĩnh (t.44).
- Giống: cũng thể hiện tấm lòng y đức: hết lòng th¬ương yêu người bệnh.
- Khác: Thái y lệnh được bộc lộ phong cách bản lĩnh nghề nghiệp trong một tình huống gay cấn, khó khăn hơn so với Tuệ Tĩnh. 4. Tổng kết
4.1. Nghệ thuật
- Tạo tình huống truyện gay cấn.
- Sáng tạo các sự kiện có ý nghĩa so sánh đối chiếu.
- Xây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện ...

4.2. Nội dung, ý nghĩa
- Ca ngợi y đức cao đẹp của Thái y lệnh Phạm Bân ...
- Bài học cho những ngư¬ời làm nghề y hôm nay và mai sau ...

4.3. Ghi nhớ
SGK - Tr125

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5 p
- GV tổ chức luyện tập cho HS thông qua trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng là:
A. Truyện hư cấu.
B. Truyện ghi chép việc thực.
C. Truyện ngụ ngôn.
D. Truyện cười.
Câu 2: Trong truyện, hành động nào của viên Thái y lệnh chứng tỏ ông rất thương dân nghèo?
A. Ông đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ lúa gạo.
B. Gặp người bệnh tật cơ khổ, ông cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa bệnh miễn phí.
C. Những năm dịch bệnh nổi lên, ông dựng thêm nhà cho những người bệnh đến ở.
D.Tất cả đều đúng
Câu 3: Nhân vật chính trong truyện bộc lộ tính cách qua tình huống nào?
A. Khi bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên.
B. Khi có một người đàn bà mắc bệnh nguy kịch.
C. Khi trong cung có bậc cung nhân bị sốt.
D. Khi phải lựa chọn giữa một bên là dân thường với một bên là quý nhân để chữa bệnh.
Câu 4: Trong truyện, Thái y lệnh đã căn cứ vào đâu để chọn ai chữa bệnh trước?
A. Chức vụ và quyền hạn của người bệnh.
B. Độ tuổi của người bệnh.
C. Mức độ nặng nhẹ trong bệnh của người bệnh.
D. Sự giàu có của người bệnh, ai giàu hơn chữa trước.
Câu 5: Việc viên Thái y lệnh chọn chữa bệnh trước cho dân thường mà không chữa bệnh cho quý nhân đã chứng tỏ điều gì?
A. Quyền uy không làm cho ông khiếp sợ.
B. Ý thức rằng thầy thuốc là phải quyết tâm cứu sống người bệnh.
C. Ông không sợ mang vạ vào thân và coi thường danh vọng.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Ý nào sau đây thể hiện phẩm chất cao quý của viên Thái y lệnh?
A. Không những có tài chữa bệnh mà còn rất giàu có bởi ông dám bỏ tiền ra mua thuốc chữa bệnh cho người nghèo.
B. Không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương người và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy.
C. Không sợ quyền uy khi không chữa bệnh trước cho bậc quý nhân ở trong cung.
D. Dám bỏ mũ ra, tạ tội, bày tỏ lòng thành của mình trước chúa thượng.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV yêu cầu HS: Viết một đoạn văn khoảng 4-5 câu nêu suy nghĩ của em về phẩm chất của người thầy thuốc
- HS thực hiện và trinh bày. GV nhận xét và chữa bài.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: Tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm, vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV nêu vấn đề:
Sau khi học xong văn bản Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm long, có bạn cho rằng: Tài năng là phẩm chất quan trọng nhất ở người thầy thuốc. Nhưng cũng có bạn cho rằng: Tài và đức là hai phẩm chất không thể thiếu của người thầy thuooca. Em thấy ý kiến nào đúng. Hãy giải thích ý kiến của mình
- HS thảo luận và trinh bày. GV nhận xét và bổ sung
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ: Tập kể lại truyện. Nắm những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện. Đọc và tìm hiểu thêm nhưng câu chuyện về y đức...
- Chuẩn bị bài mới: Xem bài “Chương trình địa phương ”

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.