Giáo án vnen bài Bức tranh của em gái tôi

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Bức tranh của em gái tôi. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 6 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn: …/…/20…
Ngày dạy: …/…/20…
TIẾT 77 -> 80

BÀI 19: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: nhận diện ngôi kể, hiểu được tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái tài năng đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình và vượt lên lòng tự ái.
2. Rèn kĩ năng: tóm tắt được truyện Bức tranh của em gái tôi, biết trình bày và diễn đạt bằng lời nói những nội dung về quan sát tưởng tượng liên tưởng, so sánh khi miêu tả.
3. Thái độ: yêu quý trân trọng tình cảm gia đình, tình cảm anh em.
4. Định hướng phẩm chất năng lực :
• Phẩm chất: Yêu nước nhân ái, chăm chỉ
• Năng lực:Ngôn ngữ, tự chủ tự học, giao tiếp, hợp tác

II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
• Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tranh ảnh, phiếu học tập, truyện Bức tranh của em gái tôi.
• Bảng phụ, máy chiếu.
2. Học sinh: Xem trước bài, đọc kĩ truyện

III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Mục tiêu- Nội dung- Phương thức Yêu cầu cần đạt Dự kiến tình huống.
A. Hoạt động khởi động.
*Mục tiêu: tự đánh giá được ưu điểm, hạn chế của bản thân.
Gv cho h/s hoạt động cá nhân
H/s đọc mục A và thực hiện yêu cầu
? hãy tự phát hiện và ghi lại vắn tắt những điều em cho là ưu điểm và hạn chế của bản thân.
*Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thuyết trình , hoạt động cá nhân.
Gv chuẩn kiến thức, chuyển

B. Hoạt động hình thành kiến thức.
* Mục tiêu: hs thấy được sự thay đổi trong tâm trạng người anh và hiểu tình cảm trong sáng, lòng nhân hậu của người em gái tài năng đã giúp người anh nhận ra hạn chế của mình.
- Gọi hs chia sẻ về cách đọc.
? Với văn bản cần có giọng đọc như thế nào để hấp dẫn người đọc người nghe?
Hs khác nhận xét, gv nhận xét.
*Phương pháp , kĩ thuật dạy học: vấn đáp, hoạt động cá nhân

Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu chú thích về tác giả tác phẩm
H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện
GV quan sát trợ giúp khi cần
? Nhắc lại những nét chính về tác giả?
? Thể loại văn bản ?
? PTBĐ?
? Bố cục của văn bản?
*Phương pháp , kĩ thuật dạy học: vấn đáp, hoạt động cá nhân
Gv hỏi học sinh về một số chú thích và giải đáp khi có thắc mắc của trò

Gv cho h/s hoạt động cặp đôi
H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện
GV quan sát trợ giúp khi cần
- Nối các sự việc để sắp xếp theo đúng trình tự?
? Xác định nhân vật và ngôi kể? Việc lựa chọn ngôi kể có tác dụng gì?
Gv chốt

Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.2.c- tìm hiểu tâm trạng của người anh trai.
H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận
Gv quan sát trợ giúp khi cần
PP,KT: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác, ...
? Anh gọi em là gì?
? Anh quyết định làm gì khi thấy em chế màu vẽ?
? “Trời a...vẽ” thể hiện thái độ gì của anh?
? Anh có tình cảm như thế nào với em?
? Tâm trạng của anh thay đổi ntn?

? Hình ảnh anh trai hiện lên như thế nào trong bức tranh của em? Diễn biến tâm trạng của anh thay đổi như thế nào?

? Rút ra bài học cho bản thân?
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung
Gv chuẩn kiến thức.

Gv cho h/s hoạt động cá nhân yêu cầu mục d, e.
H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện
GV quan sát trợ giúp khi cần

C. Hoạt động luyện tập
GV cho hs hoạt động chung cả lớp miêu tả về nhân vật trong tác phẩm theo gợi ý trong tài liệu hướng dẫn học
*Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp, thuyết trình
Hs miêu tả Kiều Phương theo hướng dẫn
Gv cho hs hoạt động nhóm lớn
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
Tiếp cận các nhóm cần giúp đỡ
Yêu cầu đại diện trình bày trước lớp
H/s nhóm khác lắng nghe, chia sẻ

GV cho h/s hoạt động cặp đôi.

H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận
Gv quan sát trợ giúp khi cần
Phương pháp,kĩ thuật dạy học : PP thảo luận cặp đôi, hợp tác
Gv cho hs báo cáo kết quả
Yêu cầu h/s quan sát một bạn nào đó trong lớp và phát hiện ra đặc điểm thú vị của bạn (nét mặt cử chỉ, giọng nói) dựa vào những nét nổi bật đó diễn tả bằng hành động kịch. Bạn cùng chơi đoán xem là ai và miêu tả lại bằng lời có sử dụng so sánh và nhận xét khi miêu tả.

D. Hoạt động vận dụng
Gv cho h/s thực hiện cá nhân ở nhà
1. Chia sẻ với người thân cảm giác khi bị/được so sánh với người khác
2. Quan sát để phát hiện những điều gây ấn tượng nhất với em về mỗi người thân trong gia đình .Chia sẻ với mọi người trong gia đình về ấn tượng đó của em

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Đọc thêm và học thuộc lòng hai câu danh ngôn.

1. Đọc văn bản:
- Cách đọc: phân biệt rõ lời kể đối thoại, diễn biến tâm lí của nhân vật người anh....
- Chú thích:

*Tác giả
- Tạ Duy Anh: tên thật là Tạ Viết Đãng
- Sinh: 9/9/1959
- Quê ở Chương Mĩ, Hà Tây(Hà Nội).
- Bút danh khác: Lão Tạ, Chu Qúy, Bình Tâm.
- Là cây bút trẻ trong thời kì đổi mới
*Tác phẩm:
- Thể loại: Truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả
- Bố cục:
+ P1: Từ đầu-vui lắm: thái độ của người anh với em trước khi tài năng của em được phát hiện
+ P2: tiếp - đi nhận giải: sự biến đổi trong tâm trạng ng anh khi tài năng của em được phát hiện
+ P3. Còn lại: tâm trạng của anh khi đứng trước bức tranh của em.

2. Tìm hiểu văn bản:
a. Tóm tắt
2 – 5 – 3 – 6 – 1 - 4
b. Nhân vật chính và ngôi kể
(1)
- Nhân vật chính
B. Người anh trai và cô em gái
- Người kể chuyện
B . Người anh trai
- Truyện được kể ở ngôi :
A. Ngôi thứ nhất
(2) Tác dụng: Ngôi kể rất thích hợp với chủ đề, hơn nữa để cho sự hối lỗi được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn

c. Tâm trạng người anh trai:
(1) Tâm trạng của người anh trước khi phát hiện bức tranh đoạt giải của em
* Tâm trạng của anh khi thấy em thích vẽ

- Gọi em gái là Mèo, bí mật theo dõi việc làm bí mật của em, chê em gái bẩn thỉu, nghịch ngợm, trẻ con
Trời ạ! Thì ra nó chế thuốc vẽ.
-> Ngạc nhiên, xem thường, coi đó là trò trẻ con

*Tâm trạng của người anh trai khi thấy tài năng của em gái được phát hiện .
+ Cảm thấy mình bất tài, muốn gục xuống khóc
+ Không thân với em như trước, em có lỗi nhỏ là gắt um lên
+ Lén xem tranh của em gái
+ Thở dài.
+ Hay gắt gỏng với em.
+ Đẩy em ra
+ Không vui trước thành công của em , miễn cưỡng cùng gia đình đi xem triễn lãm tranh được giải
-> Buồn rầu, thất vọng,mặc cảm tự ti vì mình bất tài bị cả nhà lãng quên, bỏ rơi,
Tự ái, tức tối,đố kị ghen tị ngay cả với em ruột của mình.
(2) Tâm trạng khi đứng trước tranh.
- Giật sững-> Ngạc nhiên-> Hãnh diện-> Xấu hổ -> nhìn như thôi miên

- Trong tranh ,một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ...mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ ... suy tư, mơ mộng
- Nhận ra tâm hồn trong sáng nhân hậu của em gái ,nhận ra sai lầm tự sửa sai, muốn vươn lên, cũng biết tính ghen ghét, đố kị là xấu.

Ghen tị là thói xấu làm người ta nhỏ bé đi. Ghen tị sẽ chia rẽ tình cảm tốt đẹp của con người. Đặc biệt ghen tị với em, sẽ không có tư cách làm anh.
Bức tranh là nghệ thuật. Sức mạnh của nghệ thuật là tìm kiếm cái Đẹp, làm cho con người, nâng con người lên bậc thang cao nhất của cái Đẹp, đó là chân - thiện - mĩ. Mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm và tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành. Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp cho con người tự vượt lên và hoàn thiện bản thân mình.

d. Tổng kết:
- Người anh đã nhận ra phần thiếu sót của bản thân nhờ vào tấm lòng nhân hậu tình cảm trong sáng của cô em gái.
- Việc lựa chọn ngôi 1 rất thích hợp với chủ đề, hơn nữa giúp bộc lô tâm trạng ăn năn, hối lỗi được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn
e. Bày tỏ trước lớp

1. Luyện nói miêu tả một nhân vật trong tác phẩm văn học
a. Nhân vật Kiều Phương
+ Hình dáng: gầy, thanh mảnh, mặt lọ lem, mắt sáng, miệng rộng, răng khểnh
+ Cử chỉ, hành động: tò mò, hiếu động, say mê với công việc vẽ và tự chế màu vẽ.
+ Tính cách: hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng.
+ Tài năng: vẽ như thật vẽ sự vật có hồn, vẽ những gì yêu quí nhất, vẽ đẹp những gì mình yêu mến nhất như con mèo, người anh.
+ Tình cảm với anh trai : yêu quý anh
->Kiều Phương như một thiên thần nhỏ
-> Là một cô bé thật đáng yêu.
b.Miêu tả bằng lời về Kiều Phương

2. Luyện nói về miêu tả những người quanh em

- Hs nêu được một số ưu điểm hạn chế của bản thân mình.
- GV định hướng nêu vấn đề và dẫn dắt vào bài

Hs có thể chia sẻ đúng về cách đọc có thể chưa hợp lí. Gv định hướng cách đọc cho hs

- Hs có thể đưa ra các phương thức miêu tả, tự sự, biểu cảm.
- Hs có thể đưa bố cục khác

- HS hiểu đúng như chú thích sgk
Hs có thể hỏi thêm những từ ngoài chú thích, GV hướng dẫn giải nghĩa từ

Hs có thể tìm thiếu một số chi tiết, gv có thể gợi ý bằng câu hỏi nhỏ.

Một số hs có thể chưa nói rõ và đầy đủ tâm trạng của người anh trai. Gv gợi ý.

Một số hs có thể phát biểu mạnh dạn, một số em có thể rụt rè, nhút nhát. Gv động viên, khích lệ.

*Nhật kí qua bài dạy
……………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.