Giáo án vnen bài Cách làm bài văn tự sự

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Cách làm bài văn tự sự. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn: …/…/20… Ngày giảng:…/…/20…

BÀI 4: CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
• Trình bày được khái niệm chủ đề.
• Xác định được chủ đề của bài văn tự sự.
• Chỉ ra được bố cục của bài văn tự sự.
2. Kĩ năng:
• Lập dàn ý cho bài văn tự sự.
• Kể lại được câu chuyện đã được nghe, đọc.
3. Thái độ: Yêu tiếng Việt
4. Phẩm chất, năng lực:
• Năng lực ngôn ngữ, tư duy sáng tạo, hợp tác, tự chủ, tự học.
• NL sử dụng tiếng Việt, đọc – hiểu, tạo lập văn bản,…
• PC: chăm chỉ, trung thực,…
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học
2. Học sinh: Xem trước bài, soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.

III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
• nhóm, cặp đôi, dạy học trực quan, vấn đáp thuyết trình.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG

Mục tiêu – Nội dung,
phương thức hoạt động Sản phẩm Dự kiến tình huống
Tuần 4 – Tiết 13

- Mục đích: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới
- PP, KT: giao và giải quyết vấn đề
- PTHĐ: cá nhân

- GV giao nhiệm vụ hs thực hiện yêu cầu mục A/23
- GV mời HS trình bày. Các bạn khác góp ý kiến.

- Mục tiêu: chỉ ra được bố cục của bài văn tự sự
- PP, KT: giải quyết vấn đề,đặt câu hỏi
- PTTC: cá nhân, nhóm

- Gv cho học sinh làm việc cá nhân theo yêu cầu mục a B.1a,b/24

b. Chủ đề và bố cục văn bản

- Gv cho học sinh làm việc theo nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục B.1b/24
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chuẩn kiến thức. Yêu cầu HS học thuộc Chú ý sgk - 24

Bài tập: Tìm chủ đề và bố cục Truyện: Sự tích Hồ Gươm
*Chủ đề của truyền thuyết này là:
- Ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Ca ngợi tình yêu hòa bình của dân tộc ta.
- Nhằm giải thích tên gọi của Hồ Gươm.
* Bố cục: 3 phần( HS có thể phân chia khác nhau sao cho phù hợp)

*HD về nhà: Về nhà học bài và đọc trước về cách xác định nhân vật sự việc trong đoạn văn tự sự. Lập dàn bài văn tự sự.

A. Hoạt động khởi động
1. Chủ đề: vấn đề chủ yếu đặt ra trong văn bản.
2. Sơn Tinh Thủy Tinh: thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai.

B. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Tìm hiểu chủ đề bố cục của bài tự sự
a. Đọc văn bản
* Nhân vật: Người nông dân,viên quan ,nhà vua.
* Nhân vật chính của truyện : người nông dân.
* Sự việc :
- Người nông dân nhặt được viên ngọc đem dâng vua,
- Viên quan cận thần chỉ cách cho bác vào gặp vua nếu bác chịu chia đôi phần thưởng.
- Người nông dân xin thưởng năm mươi roi và đề nghị chia đôi cho viên cận thần.

b. Chủ đề và bố cục văn bản

(1)- Biểu dương : Sự thật thà ,trí thông minh của người lao động.
- Phê phán : sự tham lam,cậy quyền của viên quan.
- Vấn đề chủ yếu : Chế giễu quan tham lam,ca ngợi sự thông minh,nhanh trí của người lao động.
(2) Bố cục :
+ Mở bài : Câu 1 : Người nông dân mang ngọc dâng vua.
+Thân bài : tiếp -> 50 roi: Viên quan cận thần chỉ cách cho bác nông dân vào gặp vua nếu bác chịu chia đôi phần thưởng.
+Kết bài: Câu cuối : Phần thưởng của vua.

Tuần 4 - Tiết 14

- Mục tiêu: Xác định được yêu cầu của đề bài văn tự sự, lập được dàn ý
- PP, KT: giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi
- PTTC: HĐ cá nhân, nhóm
- Gv cho học sinh làm việc cá nhân theo yêu cầu mục B.2a,b/24.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục B.2.c/24.
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chuẩn kiến thức.

- HD về nhà: xem trước cách tìm hiểu đề và lập dàn ý cho bài văn tự sự.

Tuần 4 - Tiết 15

- Mục tiêu: củng cố lại kĩ năng tìm chủ đề, xác định bố cục lập dàn ý cho đề văn tự sự
- PP,KT: thuyết trình giải quyết vấn đề, giao nhiệm vụ
- PTTC: cá nhân, nhóm
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục C.1a,b,c/25.
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chuẩn kiến thức.

- GV cho h/s hoạt động cá nhân theo yêu cầu mục C.2a,b,c/25

- Gv cho học sinh làm việc theo nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục C.3/25.
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chốt.

GV cho đề kiểm tra h/s làm bài theo yêu cầu của đề bài mục C.4/25

- HD về nhà: chuẩn bị tiết sau viết bài tập làm văn trên lớp.

Tuần 4 - Tiết 16

- Mục tiêu : rền kĩ năng viết bài và tính trung thực cho HS
- HS viết bài
- GV quan sát
- Thu bài

- Mục tiêu: Hình thành cho HS kĩ năng vẽ, thuyết trình, phản biện

*HD về nhà:
Đọc thêm mục 2 trong SGK.
- Học sinh học kĩ bài nắm được chủ đề ,bố cục , cách lập dàn ý, cách viết một bài văn tự sự
- Xem trước Bài 5 : Hiện tượng chuyển nghĩa của từ 2.Đọc đề văn và thực hiện các yêu cầu

a. Đề bài : Kể lại một đoạn trong truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” từ chỗ “Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ ” đến chỗ “ đành rút quân về ”
b. Xác định nhân vật sự việc
- Nhân vật : Sơn Tinh,Thủy Tinh,Mị Nương.
- Sự việc : + Thủy Tinh mang lễ vật đến sau không lấy được Mị Nương.
+ Thủy Tinh đem quân đuổi đánh :gọi gió ,hô mưa ,làm dông bão rung chuyển đất trời ,dâng nước ….
+ Hai bên giao chiến hàng tháng trời ,Thủy Tinh không thắng nổi đành rút quân,hằng năm vẫn đến trả thù .
c. Dàn ý
MB: - Giới thiệu về Thủy Tinh và nguyên nhân cuộc chiến.
TB: - Diễn biến trận chiến
( Chàng mang lễ vật vua y/c đến Phong Châu rất sớm nhưng chậm chân hơn so với Sơn Tinh nên ko lấy được vợ.
- Thủy Tinh nổi giận đem quân đuổi đánh :gọi gió ,hô mưa ,làm dông bão rung chuyển đất trời ,dâng nước ….Sơn Tinh kiên cường chống trả ,cuộc chiến ở thế giằng co quyết liệt : nước dâng bao nhiêu đồi núi cao bấy nhiêu.
-> cuộc chiến gây thiệt hại lớn về người và của.
- Thành Phong Châu chìm trong biển nước.
- Hai bên giao chiến hàng tháng trời ,Thủy Tinh không thắng nổi đành rút quân.)
KB: - Kết quả trận chiến (Oán thù truyền kiếp hằng năm ,Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh.)

C. Hoạt động luyện tập
1. Tự chọn một câu chuyện dân gian đã học hoặc đã đọc để cùng thảo luận

VD: Truyện Thánh Gióng
a. Chủ đề :
b. Bố cục: 3 phần
- P1: Sự ra đời của Gióng
- P2: Gióng đòi đánh giặc và đánh thắng giặc Ân.
- P3: Gióng bay về trời được vua và nhân dân nhớ ơn.
c. - Tên mới : Phù Đổng Thiên Vương, Người con làng Gióng,…
- So sánh :

2.Đọc đề văn và thực hiện các yêu cầu
a. Tìm hiểu đề
b. Yêu cầu
(1) Một câu chuyện tuổi thơ -> kể việc
(2) Kể về người bạn tốt - > Kể người
(3) Ngày sinh nhật của em -> Tường thuật
(4) Người em yêu quý nhất -> kể người
c. Lập dàn ý

3. Em hãy trình bày dàn ý bài văn của em cho các bạn cùng nghe và góp ý
VD: Đề kể câu chuyện tuổi thơ
Dàn bài: Mở bài: Giới thiệu câu chuyện tuổi thơ nhớ mãi( chuyện về chú chó Rôn)
Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện
( - Từ lúc bắt Rôn về, chăm sóc Rôn, Rôn lớn lên, những trò chơi quen thuộc cuả hai chị em: đuổi mo cau, thi nhảy qua ngọn cây đinh lăng, … Rồi những lần Rôn trốn nhà đi chơi khắp làng….)
Kỷ niệm sâu sắc nhất là hôm nhà có trộm Rôn đã gâu ầm ỹ rồi đập mạnh người vào của như báo hiệu.
Kết bài: Rôn là một phần tuổi thơ đẹp đẽ mà tôi mãi mãi không bao giờ quên.

Kiểm tra 40 phút: (tại lớp)
Đề bài: Hãy kể về một người bạn tốt.

D. Hoạt động vận dụng
1. Sưu tầm hoặc vẽ những bức ảnh/tranh minh họa cho nội dung câu chuyện: Một người bạn quá say mê trò chơi điện tử. Hãy quan sát những bức ảnh/tranh này và thực hiện các yêu cầu:
a, Em hãy đặt tên cho các nhân vật và dựng lại nội dung câu chuyện đó
b, Câu chuyện gồm mấy sự việc ? Những sự việc này diễn ra như thế nào ?
c, Kết cục của câu chuyện là gì ? Nó có ý nghĩa ra sao ?
2. Tìm 2 – 3 tình huống gần gũi trong thực tiễn cuộc sống mà em cần vận dụng phương thức tự sự để giải quyết tình huống đó.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Nhờ người thân kể lại một số sự việc về bản thân em khi còn nhỏ. Thử xem những sự việc ấy có thể kết nối để tạo thành một câu chuyện được không ? Nếu được, nội dung của từng phần sẽ như thế nào ?

HS có thể đưa ra những ý kiến khác nhau. GV tôn trọng ý kiến của HS nhưng định hướng từ ngữ chuẩn, nội dung chuẩn

HS có thể lập dàn ý chi tiết GV định hướng lại

HS có thể đưa ra các tên gọi khác nhau. GV khuyến khích các tên gọi hợp lí

Có thể có HS đưa ra những nhận xét mang tính tiêu cực với bài của bạn. GV khéo léo định hướng lại

Duyệt ngày…tháng…năm 20…

III. Nhật kí giờ lên lớp
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.