Giáo án ngữ văn 6: Bài Ẩn dụ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ẩn dụ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết : 95
Tiếng Việt:
ẨN DỤ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
- Hiểu được tác dụng của ẩn dụ.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức vËn dụng sử dụng phÐp ẩn dụ trong giao tiếp hàng ngày.
4. Thái độ:
- Ý thức sử dụng các biện pháp tu từ có hiệu quả, tạo cho lời nói và câu văn gợi hình, gợi cảm.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp: thuyết trình, thảo luận, phân tích, thực hành có hướng dẫn...
- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về dùng từ, đặt câu...;
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; bảng phụ, máy chiếu
2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, A0, bút dạ...
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 2 phút
- GV đưa ra ví dụ và yêu cầu HS quan sát:
"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng"
- GV dẫn dắt: Từ "Mặt trời" trong hai dòng thơ có mang ý nghĩa giống nhau không? Tại sao tác giả lại sử dụng cách nói như vậy? Cách nói như vậy gọi là gì? Bài học ngày hôm nay sẽ cùng tìm hiểu biện pháp tu từ này.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Tìm hiểu khái niệm và tác dụng của phép ẩn dụ.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm ẩn dụ
- Bước 1: GV yêu cầu học sinh đọc bài tập SGK – 68 và nêu yêu cầu bài tập.
- GV đặt câu hỏi: Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Hãy cho biết nội dung của đoạn thơ?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức:
Sự chăm sóc, yêu thương của Bác với các anh chiến sĩ và tình cảm của anh đối với Bác.
- Bước 2: GV đặt câu hỏi: Trong đoạn thơ, cụm từ "Người Cha" dùng để chỉ ai?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức

- GV đặt tiếp câu hỏi: Vì sao có thể dùng "Người Cha" để chỉ Bác Hồ?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức: Thể hiện tình cảm của Bác Hồ với các anh bộ đội như tình cha con; Tình cảm kính yêu, biết ơn của các chiến sĩ với Bác.
- GV: Nếu không đặt câu thơ đó trong văn cảnh (bài thơ) liệu chúng ta có hiểu "Người Cha" là ai không?
- Hs trả lời: Không
- Bước 3: GV đặt câu hỏi: Qua phân tích ví dụ, cách nói như vậy có gì giống và khác với phép so sánh?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức
+ Giống nhau
• Các sv, hiện tượng có nét tương đồng
• Cùng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
• Đều có vế B (Sự vật dùng để so sánh, tăng sức gợi hình, gợi cảm.
+ Khác nhau: So sánh có 2 vế A, B đầy đủ
Ẩn dụ: Ẩn đi vế A, chỉ còn vế B
Cách nói này có tính hàm súc cao hơn, gợi ra nhiều liên tưởng…
- Bước 4: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Em hiểu ẩn dụ là gì?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức

- GV quay trở lại ví dụ ban đầu trong hoạt động khởi động: Em hãy suy nghĩ và giải thích hai hình ảnh “mặt trời”
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức
+ Mặt trời 1: mặt trời của tự nhiên, chiếu sang cho vạn vật.
+ Mặt trời 2: là đứa con nằm trên lưng người mẹ, là ánh sáng, là niềm tin và hi vọng của người mẹ.
 nét tương đồng, giâu giá trị biểu cảm.
- Bước 5: HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc. GV chốt kiến thức.

- GV lưu ý HS : Phần các kiểu ẩn dụ thuộc phần giảm tải các em tự nghiên cứu I. Ẩn dụ là gì?
1. Phân tích ngữ liệu (SGK – 68)

- Người cha - Bác Hồ.

- Vì: Giống nhau về phẩm chất ( tuổi tác, tình yêu thương, sự chăm sóc).

- Câu thơ chỉ có sự vật dùng để so sánh (Dùng tên gọi của SV này để gọi tên SV khác).
- Tăng cảm xúc.

- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.

2/. Ghi nhớ (SGK)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 phút
Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:
- Học sinh đọc bài tập –T. 69 , nêu yêu cầu.
- HS làm bài. GV yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chấm điểm.
II. Luyện tập
Bài tập 1:
So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt:
+ Cách 1: Cách nói bình thường.
+ Cách 2: Sử dụng so sánh.(Gợi cảm xúc)
+ Cách 3: Sử dụng ẩn dụ.
 Có tính hàm súc, gợi nhiều liên tưởng về tình yêu thương của Bác với các anh đội viên: Trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn Bác vẫn dành thời gian quan tâm chu đáo tới cuộc sống của từng đội viên. Bác như người cha trong một gia đình.
Bài tập 2:
- HS đọc bài tập- nêu yêu cầu.
(Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển => Xem xét mối tương đồng giữa chúng.)
- HS thảo luận nhóm bàn
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

Bài tập 4:
- Học sinh đọc bài tập, nêu yêu cầu.
- HS làm bài. GV yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chấm điểm. GV thu 5 bài chấm. 2. Bài tập 2:
Các hình ảnh ẩn dụ:
• "ăn quả", "kẻ trồng cây"
=> ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả (tương đồng về cách thức);
=> kẻ trồng cây tương đồng với người làm ra thành quả (tương đồng về phẩm chất).
• mực – đen, đèn – sáng
=> mực – đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất);
=> đèn – rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất).
• thuyền, bến
=> thuyền – bến tương đồng với người ra đi – người ở lại; sự chung thuỷ, sắt son của "người ở" đối với "kẻ đi" (tương đồng về phẩm chất).
• "Mặt Trời" - Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ
=> Mặt Trời tương đồng với Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất).

Bài 4:
Viết đoạn văn có sd phép ẩn dụ
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV tổ chức trò chơi: Đuổi hình bắt chữ
- Luật chơi: GV đưa ra các bức tranh, HS tìm các câu tục ngữ, thanh ngữ tương ứng và giải thích được ý nghĩa của câu nói đó. HS nào trả lời nhanh nhất và đúng nhất sẽ gianh phần thưởng.

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: vấn đáp
- Gv yêu cầu HS: Sưu tầm các câu thơ, đoạn thơ hay có sử dụng các phép tu từ trên phân tích cảm nhận cái hay về một câu thơ, đoạn văn có sử dụng các phép tu từ đã tìm được.
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới
- Nắm được khái niệm, tác dụng ẩn dụ.
- Hoàn thiện các bài tập trong SGK
- Chuẩn bị bài: Luyện nói về văn miêu tả

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.