Giáo án ngữ văn 6: Bài Nhân hóa

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Nhân hóa. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiếtk;

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết :
NHÂN HÓA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa.
- Hiểu được tác dụng của nhân hóa
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.
- Sử dụng được phép nhân hóa trong nói và viết.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích môn ngữ văn ,có ý thức vận dụng sử dụng phép nhân hóa trong giao tiếp hàng ngày.
4. Thái độ:
- Ý thức sử dụng các biện pháp tu từ có hiệu quả, tạo cho lời nói và câu văn gợi hình, gợi cảm.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp: thuyết trình, thảo luận, phân tích, thực hành có hướng dẫn...
- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về dùng từ, đặt câu...;

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; bảng phụ, máy chiếu
2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, A0, bút dạ...
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong quá trình học bài mới.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 2 phút
- GV cho HS nghe bài hát thiếu nhi: Có con chim vành khuyên nhỏ.
https://www.youtube.com/watch?v=nnLS3G3ARmA
- GV đặt câu hỏi: Chim vành khuyên trong bài hát được nhắc đến với những hành động nào?
- HS trả lời. GV bổ sung: gọi dạ, bảo vâng, lễ phép, chào bác, chào cô, chào anh, chào chị…
- GV dẫn dắt: Trong thực tế, có loài chim nào có thể thực hiện được các hành động giống y con người vậy không? Vậy tác giả bài hát đã sử dụng biện pháp tu từ nào và ý nghĩa của biện pháp tu từ đó là gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhân hóa ( 7p)
- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc các VD và trả lời câu hỏi:
+ Trong khổ thơ trên những sự vật nào được nói đến?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức: Bầu trời, cây mía, kiến
- GV đặt tiếp câu hỏi: Các sự vật như: Trời, mía, kiến được gọi tên và miêu tả như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức

- GV đặt câu hỏi: Đây là những từ ngữ thường dùng để miêu tả cho đối tượng nào ? (con người) I- Nhân hóa là gì :
1. Phân tích ngữ liệu ( sgk/ 56)

- Bầu trời: “ ông” , mặc áo giáp, ra trận.
- Cây mía: múa gươm
- Kiến: hành quân.
 Cách gọi tên và miêu tả hoạt động giống với con người.
- Bước 2: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi (2 phút)
Hãy quan sát bảng phụ và rút ra kết luận: dùng cách gọi tên và miêu tả hoạt động của con người gán cho sự vật có tác dụng như thế nào?

Cách 1 Cách 2
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
( Trần Đăng Khoa, Mưa) - Bầu trời nhiều nmây đen.

- Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.
- Kiến bò đầy đường.
- HS thảo luận và trả lời. GV nhận xét:
+ Cách 1 : Sử dụng phép nhân hóa => Làm tăng tính biểu cảm của câu thơ, làm cho quang cảnh trước cơn mưa sống động hơn với những hoạt động khẩn trương, vội vã của sự vật.
+ Cách 2: Không sử dụng phép nhân hóa mà chỉ mang tính chất là những câu văn miêu tả, tường thuật sự vật, sự việc.
- GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Việc so sánh 2 cách diễn đạt trên giúp em hiểu gì về tác dụng của nhân hóa?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức
- Bước 3: GV yêu cầu HS: Hãy rút ra khái niệm nhân hóa là gì? Nhân hóa có tác dụng như thế nào?)
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức

- Bước 4: GV yêu cầu HS đọc nội dung của phần ghi nhớ ( sgk/57).
- HS đọc. GV nhấn mạnh kiến thức.
- GV yêu cầu HS đặt câu có sử dụng phép tu từ nhân hóa.
- GV chuyển ý: Vậy nhân hóa có cá cách thức nào? Chúng ta cùng tìm hiểu mục 2 - Tác dụng : Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người.

- Nhân hóa: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả người
2. Ghi nhớ ( sgk/57)

Hoạt động 2 : Tìm hiểu các kiểu nhân hóa
- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc các VD sgk/57 và trả lời câu hỏi:
+ Dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị của mình, em hãy chỉ ra từ ngữ nhân hóa và kiểu nhân hóa tương ứng với từng ví dụ ?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức:
a. Miệng, tai, mắt, chân, tay: lão, bác, cô, cậu
 Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
b. Tre - chống lại, xung phong, giữ  Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
c. Trâu - ơi  Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người.
- Bước 2: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Qua các ngữ liệu đã phân tích, em thấy người ta thường thực hiện phép nhân hóa bằng cách nào?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức:

- Bước 3: GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK
- HS thực hiện.

- Bước 4: GV yêu cầu mỗi HS sẽ đặt 1 câu và chỉ ra câu văn đó thuộc kiểu nhân hóa nào?
- HS thực hiện. GV nhận xét và chấm điểm. II. Các kiểu nhân hóa
1. Phân tích ngữ liệu ( sgk/57)

- 3 kiểu nhân hóa:
1. Dùng những từ vốn có gọi người để gọi vật
2. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
3. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

2. Ghi nhớ ( sgk/58)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 phút
Luyện tập
Bài tập 1:
Bài tập 2:
- GV chia lớp thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1 làm bài tập 1
+ Nhóm 2 làm bài tập 2: So sanh với đoạn văn trong bài 1
+ Nhóm 3: bài tập 3
- HS thảo luận và trình bày ra bảng phụ.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

Bài tập 4,5: GV giao nhiệm vụ HS về nhà làm bài. III. Luyện tập ( SGK/58)

Bài tập 1:
- Phép so sánh trong đoạn văn là: “Bến cảng ... đông vui”,“tàu mẹ, tàu con”, “xe anh, xe em”
- Tác dụng: Phép nhân hóa trong đoạn văn làm cho không khí trong bến cảng thêm sống động, chân thực với những hoạt động tấp nập, nối tiếp nhau thể hiện sự bận rộn nhưng đông vui của bến cảng.
Bài tập 2:
Đoạn văn trên cho ta thấy sự tấp nập, bận rộn của bến cảng một cách chân thực, không thể hiện được tình cảm của người viết và thế giới sự vật không gần gũi với con người như đoạn văn trong bài 1.
Bài tập 3 :
Sự khác nhau:
Cách 1: Có sử dụng phép nhân hóa làm cho hình ảnh chổi rơm trở nên sinh động gắn bó gần gũi giống như con người.
Cách 2: Chỉ đơn thuần giải thích cách làm một cây chổi rơm.
 Nên lựa chọn cách 1 cho văn biểu cảm và cách 2 cho văn thuyết mình.
Bài tập 4 : Xác định phép nhân hóa, kiểu nhân hóa và tác dụng của nhân hóa
Bài tập 5: Viết đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
Viết đoạn văn miêu tả ngắn( 3-5 câu) với nội dung tự chọn, trong đó có dùng phép nhân hóa.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:
- GV yêu cầu HS sưu tầm những bài thơ, bài hát thiếu nhi đã học hoặc đã biết có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.
4. Hướng dẫn HS về nhà( 2’
* Hướng dẫn học bài:
- Học ghi nhớ: Khái niệm, tác dụng về nhân hóa; các kiểu nhân hóa
- Làm bài tập 4, 5trong sgk/58 .
- Chuẩn bị: Đọc trước bài mới Phương pháp tả người

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.