Giáo án ngữ văn 6: Bài Lao xao

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Lao xao. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết :
Đọc thêm: LAO XAO
- Trích “ Tuổi thơ im lặng_
_Duy Khán_

I. TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Thấy được thế giới các loài chim đó tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên một làng quê miền Bắc thông qua tác phẩm.
- Nắm được tác dụng của một số các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả một số các loài chim trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu bài hồi kí - tự truyện có yêu tố miêu tả.
- Nhận biết được chất dân gian được sd trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
4. Thái độ:
- Thêm yêu mến làng quê Việt Nam.
- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ)
3. Bài mới:
Câu hỏi: Cảm nhận của em về chân lí của lòng yêu nước mà I-lia E-ren-bua đưa ra? Nêu những câu văn thể hiện chân lí đó?
Yêu cầu:
- I.E-ren-bua đưa ra chân lí về lòng yêu nước hết sức đúng đắn, được đúc kết, chứng minh qua thực tiễn.
- Hai câu văn thể hiện chân lí đó: "Dòng suối đổ vào sông...lòng yêu tổ quốc".
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
- GV cho HS quan sát hình ảnh về một số loài chim và HS đoán tên gọi các loài chim ấy.
- GV dẫn dắt: Thế giới loài chim phong phú và đã dạng với tiếng hót líu lo, ríu rít những màu sắc đáng yêu, cũng vì lẽ đó mà loài chim có sức hút rất lớn đối với các bạn nhỏ. Nhà văn Duy Khán cũng đóng góp vào đề tài này với tác phẩm Lao xao. Tác giả đã làm hiện lên bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở làng quê thuở trước, tuy đơn sơ, nghèo khó nhưng giàu sức sống, đậm đà tình người. Bài học hôm nay sẽ cùng tìm hiểu tác phẩm này.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 25 p
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu chung.
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Duy Khán?
- HS đọc chú thích và trình bày .
- GV cho HS quan sát chân dung nhà văn.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức
I - Giới thiệu chung.
1. Tác giả:

- Duy Khán (1934-1995)
- Quê: Quế Võ - Bắc Ninh.

- Bước 2: GV yêu cầu HS dựa vào SGK: Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản ...
- HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức
- GV đặt tiếp câu hỏi: Em biết gì về thể loại: Hồi kí tự truyện.?
- GV mở rộng: 1 số hồi kí tự truyện nổi tiếng chúng ta sẽ được tìm hiểu trong chương trinh ngữ văn như: Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng; Thời thơ ấu – Macxim Groki.
- GV giới thiệu về tập hồi kí “Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán.... Giải thưởng hội nhà văn VN … 1987 2. Tác phẩm:
Văn bản “Lao xao” trích từ tập Hồi ký tự truyện "Tuổi thơ im lặng" – 1985.

Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản.
- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn đọc:
Đọc diễn cảm, chú ý nhấn mạnh các thành ngữ, câu chuyện cổ tích, bài đồng dao, thể hiện chất dân gian trong bài.
- Bước 2: Tìm hiểu từ khó
+ Hoa móng rồng là loài hoa như thế nào.
+ Giải thích thành ngữ: Kẻ cắp bà già gặp nhau.
- Bước 3: GV đặt câu hỏi: Trong văn bản, em thấy có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? Nêu nội dung chính của văn bản. (Đại ý …)
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- Bước 4: GV đặt tiếp câu hỏi: Từ ý chính ấy, hãy xác định bố cục bài văn (Văn bản chia mấy phần? Giới hạn và nội dung từng phần ?)
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
II – Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản.
1. Đọc, tìm hiểu chú thích:

2. Kết cấu - Bố cục:

- Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả.

* Bố cục: 2 phần
- Đ1: từ đầu đến "Râm ran": Buổi sáng chớm hè ở làng quê.
- Đ2: tiếp theo đến hết: Thế giới loài chim.
- Bước 5: GV yêu cầu HS đọc phần 1 và trả lời câu hỏi: Đoạn văn miêu tả cảnh gì ? Vào thời điểm nào.?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Khung cảnh vườn quê, vào chớm hè.
- GV: “Chớm hè” là như thế nào.
 Bắt đầu vào hè.
- GV bổ sung: Đây là thời điểm vừa mới bắt đầu vào hè. “Chớm” – mới bắt đầu ... Còn được gọi là khoảnh khắc giao mùa ... Khoảng thời gian đẹp ... Nhiều nhà văn, nhà thơ đã chọn thời điểm ... để làm đề tài ... Hữu Thỉnh, trong một buổi sớm mai, bỗng nhận thấy mùa thu về trong mùi hương ổi chín, trong làn gió thu se lanh. Vậy mà vẫn ngỡ ngàng chưa dám tin là thật “Hình như, thu đã về”. Bởi thu vừa chớm đến, rất nhẹ nhàng … Buổi sáng chớm hè của Duy Khán chắc chắn cũng …
- Bước 6: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. (3 phút)
*Nhóm 1: Tìm những chi tiết mà Duy Khán đã sử dụng để miêu tả khung cảnh vườn quê trong buổi sáng chớm hè. (Cảnh vật ? Con người ?)
- HS thảo luận và trình bày. GV chuẩn kiến thức
- Cây cối um tùm
- Cả làng thơm
- Hoa lan nở trắng xoá
- Hoa móng rồng thơm như mùi mít chín
- Hoa giẻ từng chùm
- Ong vàng, ong vò vẽ...
- Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao
- Trẻ em trò chuyện râm ran.
* Nhóm 2: Nhận xét trình tự miêu tả. Từ ngữ, chi tiết, hình ảnh ... ? Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng..
+ Miêu tả từ khái quát đến cụ thể.
+ Từ ngữ gợi tả, hình ảnh chi tiết chọn lọc: “um tùm” “Trắng xóa” “Bụ bẫm” ....
- Phép tu từ....
+ Nhân hóa chỗ nào ? (Hoa dẻ bụ bẫm, ong đánh lộn ... đuổi bướm ... bướm hiền lành, bỏ chỗ ...)
+ So sánh ... ? (thơm như mùi mít chín ...)
+ Hoán dụ ...? (Cả làng thơm)
- Học sinh thảo luận nhóm và cử đại diện phát biểu.

* Nhóm 3: Đoạn văn giúp em cảm nhận như thế nào về cảnh thiên nhiên ... buổi sớm ở làng quê ... (? Hình ảnh cây cối, các loài hoa, các loài vật được miêu tả ở đây có gì đặc biệt ? Có mấy loài ... được nhắc tên ? Mỗi loài ... có giống nhau không ? Chúng có đặc điểm gì ... đặc điểm ấy có phù hợp với thực tế không ?)
? Ngoài ... bức tranh vườn quê còn có cả âm thanh, hãy lắng nghe xem đó là âm thanh gì ? Từ ngữ nào gợi tả âm thanh đó.
- HS thảo luận và trình bày. GV nhận xét, chuẩn kiến thức
Âm thanh của cây cối, muôn vật, đất trời, âm thanh của con người: lao xao, râm ran.
- GV bổ sung: Người ta thường ví: Đẹp như tranh vẽ. Nếu như họa sĩ vẽ những bức tranh với màu sắc, hình khối, đường nét. Thì Duy khán, bằng chất liệu ngôn từ, ông đã vẽ lên một bức tranh cảnh vật làng quê trong buổi sáng chớm hè không chỉ có màu sắc, hình khối đường nét mà còn có cả âm thanh và hương vị.
- Nhiều loài hoa ... mỗi loài có dáng vẻ riêng, vẻ đẹp riêng, phong phú, đa dạng ...
- Đường nét mềm mại, duyên dáng của cây, lá, hoa, của ong bướm rập rờn, nhẹ nhàng nên thơ.
- Màu sắc tươi sáng của cây lá xanh um = màu xanh dày và đậm, điểm xuyết trên đó là sắc trắng của hoa lan, màu vàng của hoa dẻ hoa móng rồng và rất nhiều màu sắc khác của bướm của ong. Nhà văn không hề nhắc đến, nhưng đọc câu văn dường như ta còn cảm nhận được cả màu xanh mát của bầu trời buổi ban mai ...
- Hương thơm nồng nàn quyến rũ của mít chín, của hoa lan, hoa dẻ, hoa móng rồng. Tất cả hòa quyện, lan tỏa trong không gian bao la, khoáng đạt và trong trẻo, thấm vào từng nhành cây ngọn cỏ, khiến cả làng thơm ...
Nhà văn đã sử dụng thật đắt (chính xác, hiệu quả) các từ láy: từ gợi hình dáng như “um tùm, bụ bẫm”, đặc biệt là hai từ láy gợi tả âm thanh “lao xao, râm ran”. Lao xao là thứ âm thanh rất nhẹ rất khẽ .... (SGV). Đó là sự sống của muôn ngàn vạn vật đang cựa mình, đang sinh sôi, nảy nở. Nếu như âm thanh lao xao nhẹ và khẽ, ta chỉ có thể cảm nhận và thật lắng nghe, thì “râm ran” ... lại là thứ âm thanh hiện hữu rất rõ ... Âm thanh của sự sống con người.
* Hình ảnh lũ trẻ con xuất hiện cuối đoạn văn có ý nghĩa hoàn thiện bức tranh cuộc sống ...
- Con người được nhắc đến rất ít, nhưng vẫn rõ nét, là trung tâm cảnh vật ... Thiên nhiên có đẹp đến đâu, cũng chỉ là phông nền ... là nơi chúng tôi tụ hội chơi đùa ...
- Chi tiết chuyển đoạn, chuyển ý ....
- Bước 7: GV đặt câu hỏi: Qua đó ta hiểu gì về tác giả?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Tác giả rất yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu sự sống quê hương. Trong cái lao xao của thiên nhiên, cây cỏ có cả cái lao xao của tâm hồn tác giả. 3. Hướng dẫn phân tích:
3.1, Khung cảnh vườn quê vào buổi sáng chớm hè.

+ Quan sát tỉ mỉ, tinh tế.
+ Từ ngữ gợi tả, hình ảnh đặc sắc.
+ Nghệ thuật: Nhân hóa, so sánh, hoán dụ

=> Cảnh thiên nhiên đẹp như một bức tranh sinh động, tràn đầy sức sống.

=> Tác giả rất yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu sự sống quê hương.

- Bước 8: GV yêu cầu HS đọc phần 2 văn bản và trả lời câu hỏi: Phần 2 của văn bản miêu tả cảnh gì?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu HS tiê[s tục tìm hiểu theo nhôm (2 phút)
* Nhóm 1: Em hãy kể tên các loài chim được miêu tả trong tác phẩm?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

(Học sinh liệt kê các loài chim)
- Bìm bịp, diều hâu, quạ cắt...
- Chèo bẻo
- Sáo sậu, sáo đen đậu cả trên lưng trâu mà hót, mà học nói, hót mừng được mùa.
- Bồ các kêu váng lên vừa bay vừa kêu...
- Chim tu hú kêu báo hiệu được mùa vải chín.
- Đàn ngói sạt qua vội vã...
- Nhạn tha hồ vùng vẫy...
* Nhóm 2: Tại sao các loài chim ... được tác giả gọi là loài chim "mang vui đến cho trời đất"?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

-> Chúng là loại chim hiền mang tiếng hót vui cho con người. Chúng đều gần gũi, gắn bó với con người mang niềm vui đến thôn quê.
* Nhóm 3: Loài chim ác được tác giả miêu tả như thế nào? Vì sao tác giả gọi chúng là loài chim ác? Theo em, quan niệm về tiếng kêu báo điềm dữ của loài quạ có đúng không ? Vì sao?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- Diều hâu mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm ...
- Chèo bẻo là kẻ cắp, là chim trị ác, có nét
đáng yêu...
- Quạ băt gà con, trộm trứng...
- Cắt đánh nhau xỉa bằng cánh...
- Quan niệm của dân gian – không chính xác ..., tư tưởng lạc hậu, mê tín ...
- Bước 9: GV yêu cầu HS tổng kết, nhận xét về hình ảnh các loài chim.
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
3.2, Thế giới loài chim trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên của làng quê lúc giao mùa.

- Có rất nhiều loài chim.

- Các loài chim hiền mang vui đến cho trời đất.

- Nhóm các loài chim xấu, chim ác.

- Các loài chim hiện lên sinh động với những nét độc đáo riêng.
- Tình cảm yêu mến, sự hiểu biết về các loài chim...
- Bước 10: GV yêu cầu HS hãy nhận xét khái quát về nghệ thuật toàn bài.

- Bước 11: GV yêu cầu HS: Nêu nội dung và ý nghĩa toàn bài.
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- Ý nghĩa : Bài văn đã cung cấp những thông tin bổ ích và lí thú về đặc điểm một số loài chim ở làng quê nước ta, đồng thời cho thấy mối quan tâm của con người với loài vật trong thiên nhiên. Bài văn đã tác động đến người đọc tình cảm yêu quý các loài vật quanh ta, bồi đắp thêm tình yêu làng quê đất nước.
- Bước 12: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc. GV nhấn mạnh kiến thức. 4. Tổng kết .
4.1. NT:
- Quan sát tinh tế, lựa chọn chi tiết tiêu biểu, vốn hiểu biết phong phú ...miêu tả tự nhiên, sinh động và hấp dẫn. Sử dụng nhiều yếu tố dân gian như đồng dao, thành ngữ.
- Lời văn giàu hình ảnh.
- Sử dụng các phép tu từ so sánh, nhân hóa; từ ngữ ...
4.2. ND – Ý nghĩa:
- Một bức tranh thiên nhiên sinh động... tràn đầy sức sống... Bộc lộ tình yêu thiên nhiên yêu quê hương...
- Ý nghĩa : ...

4.3. Ghi nhớ (SGK )

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 p
GV cho HS làm phần trắc nghiệm ôn tập kiến thức toàn bài.
Câu 1: Nhận xét nào đúng khi nói về đoạn trích?
A. Đoạn văn này miêu tả trực tiếp các loài chim theo cách nhìn và cảm nhận của người lớn.
B. Đây là lời kể của một em bé ở làng quê về các loài chim vì câu chuyện có nói đến chuyện lũ trẻ con xem đàn Chèo bẻo cứu bạn.
C. Đây là hồi kí của nhà văn về thời niên thiếu của mình ở làng quê.
D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Tác giả Duy Khán đã từng là:
A. Là nhà văn quân đội
B. Là một giáo viên
C. Là một phóng viên
D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Văn bản "Lao Xao" viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả
B. Kể chuyện
C. Trần thuật
D. Tả và kể
Câu 4: Văn bản "Lao xao" trích trong tác phẩm "Tuổi thơ im lặng" xuất bản năm 1987 của nhà văn Duy Khán đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 5: Đoạn trích Lao xao thuộc thể loại nào?
A. Hồi kí tự truyện.
B. Bút kí.
C. Truyện ngắn.
D. Nhật kí.
Câu 6: Nội dung chính của đoạn trích đề cập đến loài vật nào?
A. Loài gà.
B. Loài kiến.
C. Loài nhện.
D. Loài chim.
Câu 7: Trong đoạn trích thứ hai, tác giả đã miêu tả cuộc đánh nhau giữa:
A. Chèo bẻo và diều hâu.
B. Chèo bẻo và chim cắt.
C. Diều hâu và chim cắt.
D. Chim cắt và gà mẹ.
Câu 8: Chim cắt sử dụng loại vũ khí nào khi đánh nhau?
A. Dùng chân đá và cào đối thủ.
B. Vừa dùng mỏ, dùng chân, vừa dùng cánh đánh đối thủ.
C. Dùng cánh xĩa đối thủ.
D. Dùng mỏ cắn và xé thịt đối thủ.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV nêu yêu cầu: Viết 1 đoạn văn 5-7 câu miêu tả một cảnh đẹp tiêu biểu của quê hương hoặc một loài chim mà em yêu thích.
- HS thực hiện. GV nhận xét và chấm điểm 1 số bài.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn
- GV yêu cầu HS về nhà: Em hiểu như thế nào là động vật có trong Sách đỏ Việt Nam? Tìm những loài chim có trong danh sách này
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ: Đọc kĩ văn bản, nhớ được các chi tiết hình ảnh tiêu biểu về các loài chim, nhớ các câu đồng dao, thành ngữ trong bài. Tìm hiểu thêm các văn bản khác viết về làng quê Việt Nam.
- Chuẩn bị bài mới: Soạn Câu trần thuật đơn có từ là

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.