Giáo án ngữ văn 6: Bài Câu trần thuật đơn không có từ là

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Câu trần thuật đơn không có từ là. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm về câu trần thuật đơn không có từ “là”. Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn không có từ “là”. Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là”.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được câu trần thuật đơn không có từ “là” và xác định được các kiểu cấu tạo của câu trần thuật đơn không có từ “là” trong văn bản. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn không có từ “là”.
- Đặt được câu trần thuật đơn không có từ “là”, vận dụng hiệu quả trong nói và viết.
3. Thái độ: GD HS ý thức sử dụng câu trần thuật đơn không có từ “là” trong khi nói và viết một cách có hiệu quả.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng câu trần thuật đơn không có từ “là”.
- Năng lực ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng câu trần thuật đơn không có từ “là” cho phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân...
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, thảo luận, phân tích, thực hanh có hướng dẫn.
+ Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra câu trần thuật đơn không có từ “là”, tác dụng của việc sử dụng câu trần thuật đơn không có từ “là”. Thực hành có hướng dẫn: Viết câu, đoạn văn có sử dụng câu trần thuật đơn không có từ “là” theo những tình huống cụ thể.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; bảng phụ, máy chiếu
2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, A0, bút
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: Thế nào là câu trần thuật đơn có từ “là”? có những kiểu câu trần thuật đơn có từ “là” nào? cho ví dụ 1câu/kiểu?
* Yêu cầu:
- Câu trần thuật đơn có từ là là câu có VN: là + DT (CDT), TT (CTT), ĐT (CĐT).
- Khi VN biểu thị ý phủ định nó kết hợp với các cụm từ: không phải, chưa phải.
- Câu trần thuật đơn có từ “là” gồm 4 kiểu nhỏ: câu định nghĩa, câu giới thiệu, câu miêu tả, câu đánh giá.
- Ví dụ: HS tự đặt câu và xác định kiểu câu trần thuật có từ “là”.
3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 1 phút
- GV dẫn dắt: Câu trần thuật đơn không có từ “là” được gọi là câu tả trong các sách nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt. Vị ngữ của kiểu câu này thường do động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ) đảm nhiệm. Bài học hôm nay sẽ cùng tìm hiểu đặc điểm của kiểu câu này.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 25p
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.
- Bước 1: GV yêu cầu Học sinh đọc ví dụ/SGK-118 và trả lời câu hỏi: Xác định CN-VN trong 2 ví dụ trên.
- HS: xác định. Cả lớp theo dõi.
- Gọi HS khác nhận xét. GV bổ sung, chuẩn kiến thức
a, Phú ông // mừng lắm.
CN VN (CTT)
b, Chúng tôi // tụ hội ở góc sân.
VN (CĐT)
- Bước 2: GV đặt câu hỏi: Hai câu trên thuộc kiểu câu nào ? Căn cứ vào đâu em khẳng định như vậy?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức
+ Câu trần thuật đơn.
+ Câu do một cụm C-V đảm nhiệm, dùng để kể...
- GV đặt tiếp câu hỏi: VN của các câu trên do từ loại hoặc cụm từ loại nào tạo thành?
Hs trả lời. GV chuẩn kiến thức:

- Bước 3: GV yêu cầu HS đặt 2 câu có VN là một động từ hoặc tính từ đảm nhiệm.
- HS thực hiện. GV đưa ra ví dụ mẫu
(1): Lá // rơi
CN VN(ĐT)
- Bước 4: GV đặt câu hỏi: Những câu trên khác với câu trần thuật đơn có từ là như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức:
Vị ngữ do động từ (cụm Đt) hoặc tính từ (cụm TT) đảm nhiệm.
- Bước 5: GV yêu cầu HS chọn các từ hoặc cụm từ phủ định (không, không phải, chưa, chưa phải) điền vào trước VN của các câu trên sao cho thích hợp ? Nhận xét nghĩa của câu....
HS thực hiện và rút ra nhận xét. GV chuẩn kiến thức
- Nhận xét: Câu chuyển từ khẳng định sang ý phủ định.

- Bước 6: GV yêu cầu HS: Khái quát lại đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.
- HS khái quát như bảng ghi.
- Bước 7: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ 1 (119)
- HS đọc. GV nhấn mạnh kiến thức

Hoạt động 2: Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là
- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các ví dụ a, b mục II/119 và xác định CN-VN trong 2 câu ví dụ trên.
- HS lên bảng xác định, cả lớp làm vào vở.
- GV chữa bài, chuẩn kiến thức.
a, Đằng cuối bãi, hai câu bé con // tiến lại.
Tr.N CN VN
b, Đằng cuối bãi, tiến lại // hai cậu bé con.
Tr.N VN CN
- Bước 2: GV yêu cầu HS nhận xét về nội dung và cấu tạo ngữ pháp của hai câu trên.
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức:
+ Cùng nội dung thông báo.
+ Cấu tạo ngữ pháp khác nhau ....
- Bước 3: GV yêu cầu HS chọn 1 trong 2 câu ví dụ điền vào chỗ trống vào đoạn văn của Tô Hoài sao cho thích hợp ? Giải thích tại sao lại chọn câu đó.
Ấy là vào đầu mùa hè một năm kia. Buổi sáng, tôi đang đứng ở ngoài cửa gặm mấy nhánh cỏ non để ăn điểm tâm. Bỗng (…..) tay cầm que, tay xách cái ống bơ nước. Thấy bóng người, tôi vội lẩn xuống cỏ, chui nhanh về làng.
- GV gợi ý câu văn (bỏ trống) của Tô Hoài nhấn mạnh sự xuất hiện của nhân vật. Vậy câu nào trong 2 câu ví dụ có tác dụng đó?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
chọn câu b vì: “Hai cậu...”lần đầu xuất hiện trong đoạn trích. Nếu đưa ... câu (a) thì có ý nghĩa những nhân vật đó đã biết từ trước. Và câu b gọi là câu tồn tại, câu (a) là câu miêu tả.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Câu a và b khác nhau như thế nào về ý nghĩa và cấu tạo ngữ pháp?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
• a, miêu tả hành động của nhân vật
• b, thông báo sự xuất hiện của nhân vật.
- Bước 4: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Thế nào là câu miêu tả, câu tồn tại.
- Bước 5: HS phát biểu như ghi nhớ 2 (119)
- HS đọc, GV nhấn mạnh kiến thức. I - Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”.
1. Phân tích ngữ liệu.
(SGK 118)

- Câu a: VN do CTT đảm nhiệm.
- Câu b: VN do CĐT đảm nhiệm.

- Khi VN kết hợp: không, chưa ... biểu thị ý phủ định.
-> câu trần thuật đơn không có từ là.

2. Ghi nhớ (SGK/119)

II – Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là (Câu miêu tả và câu tồn tại).
1, Phân tích ngữ liệu.

- VDa. CN đứng trước VN miêu tả hành động của nhân vật (Câu miêu tả)
- VDb. CN đứng sau VN thông báo sự xuất hiện của nhân vật. (Câu tồn tại)

2, Ghi nhớ (SGK)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp, thực hanh
- Thời gian: 20 phút
Luyện tập.
Bài tập 1
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 1 (Tr120)
- HS xác định CN – VN/ xác định kiểu câu.
- HS làm việc theo nhóm bàn (3phút): dãy 1: a; dãy 2: b; dãy 3: c
- Gọi 3 HS lên bảng hoàn thành ba ý a,b,c. Lớp nhận xét
- GV chuẩn kiến thức
a, (1) Bóng tre // trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
CN VN (câu miêu tả).
(2) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng // mái đình, mái chùa cổ kính. (câu tồn tại)
(3) Dưới bóng tre xanh, ta // gìn giữ một nền văn hoá lâu
đời. (câu miêu tả).
b, (1): Bên làng xóm tôi có // cái hang của Dế Choắt.
(câu tồn tại)
(2): Dế Choắt // là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế. (câu miêu tả)
c, (1): Dưới gốc tre, tua tủa // những mầm măng
CN (câu tồn tại)
(2): Măng // trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ qua đất luỹ mà trỗi dậy. (câu miêu tả)
III/ Luyện tập.
Bài tập 1 (120)

a, (1) (câu miêu tả).
(2) (câu tồn tại)
(3) (câu miêu tả).
b, (1): (câu tồn tại)
(2): (câu miêu tả)
c, (1): (câu tồn tại)
(2): (câu miêu tả)

Bài tập 2:
- GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 (120)
- HS viết đoạn văn ngắn 5-7 câu tả cảnh sân trường có sử dụng ít nhất một câu tồn tại.
- GV gợi ý: câu tồn tại là câu có cấu tạo ngữ pháp: VN-CN nhằm thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sv
- HS thực hiện.
- GV nhận xét và chấm điểm. Bài tập 2 (120)
Viết đoạn văn.

Gv: đọc - hs: nghe viết: văn bản "Cây tre VN"; từ "Nước VN xanh" đến "chí khí như người".
Hs: - 1 hs lên bảng viết, dưới lớp cùng viết.
Gv: - chữa bài viết trên bảng. Bài tập 3(120)
- Viết chính tả.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV giao nhiệm vụ: Tìm ví dụ về câu trần thuật đơn không có từ là trong các văn bản đã học.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn
- GV nêu yêu cầu: Hãy viết đoạn văn miêu tả trong đó có câu trần thuật đơn không có từ là (chủ đề tự chọn).

4. Hướng dẫn học bài
- Học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ, nhớ khái niệm câu trần thuật đơn không có từ là. Nhận diện được câu trần thuật đơn không có từ là trong văn bản và xác định được chức năng của câu trần thuật đơn không có từ là, sử dụng chúng trong khi nói và viết.
- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Ôn tập truyện và kí”

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.