Giáo án ngữ văn 6: Bài Mưa

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Mưa. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiếtk;

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Đọc thêm:
MƯA
- Trần Đăng Khoa-

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Bước đầu hiểu và cảm nhận được bức tranh thiên nhiên phong phú sinh động trước và trong cơn mưa rào; tư thế lớn lao của con người được miêu tả trong bài thơ.
- Nắm được nét chính về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc diến cảm bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
- Nhận biết tác dụng của phép nhân hoá, ẩn dụ có trong bài thơ.
- Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên, con người nơi làng quê Việt Nam sau khi học xong văn bản.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
4. Thái độ:
- Yêu con người và cảnh vật thiên nhiên, đất nước.
Tích hợp kĩ năng sống:
- Tự nhận thức giá trị của vẻ đẹp quê hương đất nước.
- Suy nghĩ, thảo luận, cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật; về ý nghĩa các tình tiết trong tác phẩm hoặc bài học rút ra.
Tích hợp giáo dục đạo đức:
- Giáo dục phẩm chất yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
a. Đọc thuộc lòng bài thơ Lượm? Nêu ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ?
b. Kiểm tra phần bài tập về nhà đã giao tiết trước.
3. Bài mới. ( 33 phút)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:3 phút
- GV huy động kiến thức đã biết từ HS thông qua câu hỏi: Em đã bao giờ quan sát một trận mưa rào? Hãy kể lại 1 kỉ niệm gây ấn tượng với em gắn với 1 cơn mưa.
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV dẫn dắt: Mưa rào mùa hạ là một hiện tượng thiên nhiên thường gặp ở làng quê nước ta. Vậy dưới góc nhìn của một chú bé, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả cơn mưa như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Hoạt động 1: Giới thiệu chung văn bản ( Hoạt động hình thành kiến thức)
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về nhà thơ Trần Đăng Khoa?
- HS đọc chú thích và trình bày.
Gv bổ sung: Từ lúc còn là học sinh tiểu học ông đã có những bài thơ đăng báo được in năm 1968, lúc tác giả 10 tuổi. Gv treo ảnh tác giả. I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả

- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958
- Quê Nam Sách- Hải Dương.
- Có năng khiếu văn thơ từ nhỏ
- Bước 2: GV đặt câu hỏi: Bài thơ được viết năm nào?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức:
- Bài thơ được rút ra từ tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của tác giả, tác giả viết bài thơ khi 9 tuổi và đang là cây bút thiếu nhi nổi tiếng. 2. Tác phẩm
- Sáng tác năm 1967.
- In trong tập “Góc sân và khoảng trời”
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản
II. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
1. Đọc- tìm hiểu chú thích
- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét về thể thơ bài thơ
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức:
- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn đọc:
+ Ngắt nghỉ đúng.
+ Đọc hơi nhanh thể hiện sự dồn dập của trận mưa
- GV gọi HS đọc bài. GV nhận xét.
- Bước 3: GV đặt câu hỏi:
+ Bài thơ được miêu tả theo trình tự nào?
+ Các loài vật được khắc họa ở những thời điểm nào?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức:
+ Trình tự thời gian.( Qua trạng thái hoạt động của sự vật).
+ Thời điểm: Lúc sắp mưa - Trong cơn mưa. 2. Thể thơ, bố cục

- Thể thơ tự do
- Bước 4: GV đặt tiếp câu hỏi: Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV bổ sung: Điều thú vị ở bài thơ là tác giả không chỉ tập trung miêu tả cơn mưa mà tác giả còn khắc họa được những hoạt động của các loài vật, cây cối, con người trước và trong cơn mưa  Tác động của cơn mưa đến cuộc sống và sinh hoạt của các loài vật.
- GV yêu cầu HS: Nhận xét gì về thể thơ và nhịp điệu câu thơ?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Sử dụng thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp nhanh. - Bố cục: 3 phần.
+ P1: Từ dầu…trọc lóc: Quang cảnh lúc trời sắp mưa và những hoạt động trạng thái khẩn trương vội vã của những sự vật.
+ P2: Tiếp …hả hê: Cảnh trong cơn mưa.
+ P3: còn lại: Hình ảnh con người trong cơn mưa.
- Bước 5: GV gợi ý giới thiệu nội dung phân tích, hs nghiên cứu. 3. Hướng dẫn phân tích:
- GV chia lớp thành các nhóm thảo luận:
Nhóm 1: Nghiên cứu SGK và thảo luận:
+ Bài thơ tả cảnh cơn mưa ở vùng nào? Mùa nào? Tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng, trạng thái, hoạt động của các loài vật lúc sắp mưa?
+ Nhận xét nghệ thuật miêu tả cảnh vật trước cơn mưa? Cảnh vật trước cơn mưa hiện lên như thế nào?
+ Hãy tìm và phân tích một số hình ảnh tiêu biểu?
Nhóm 2:
+ Cảnh trong cơn mưa được tác giả miêu tả ra sao?
+ Cảm nhận thiên nhiên của Trần Đăng Khoa trong bài thơ này vừa hồn nhiên, trẻ thơ, vừa sâu sắc in đậm dấu ấn của thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Em hãy làm rõ nhận xét trên?
Nhóm 3:
+ Gần hết bài thơ chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên. Đến cuối bài thơ mới xuất hiện hình ảnh con người. Hãy đọc các câu thơ đó ?
+ Hình ảnh con người được miêu tả trong bài thơ là ai? Trong hoàn cảnh nào? Nhận xét cách diễn đạt của tác giả?
- Các nhóm thảo luận và trả lời. GV nhận xét và bổ sung a. Hình ảnh thiên nhiên:

GV chốt kiến thức bằng bảng phụ hoặc máy chiếu:
Nhóm 1
- Đồng bằng Bắc Bộ và mùa hạ.
- Mối: mối trẻ bay cao, mối già bay thấp
- Gà con: ríu rít tìm nơi ẩn nấp
- Mặt trời: mặc áo giáp đen ra trận
- Mía: múa gươm, bụi tre tần ngần gỡ tóc
- Kiến : hành quân
- Cỏ gà: rung tai lắng nghe
- Hàng bưởi: bế lũ con.
- Biện pháp nghệ thuật: Nhân hoá, tưởng tượng, liên tưởng phong phú.
Nhờ sự quan sát tinh nhạy và sức tưởng tượng vô cùng phong phú của một tâm hồn trẻ thơ.. Cảnh tượng 1 cuộc ra trận dữ dội với khí thế mạnh mẽ khẩn trương.
GV đặt thêm câu hỏi: Hãy tìm và phân tích một số hình ảnh tiêu biểu?
VD1: Ông trời – Mặc áo giáp đen – Ra trận
- Cảnh những đám mây đen, dầy kéo lên che phủ kín bầu trời khiến cho bầu trời giống như được mặc chiếc áo giáp ra trận.
VD2: Muôn nghìn cây mía – Múa gươm.
- Lá mía nhọn hoắt chĩa lên bầu trời quay cuồng trong gió trong giống như những lưỡi gươm khua lên trong những cánh tay của một đội quân đông đảo.
VD3: Cỏ gà rung tai nghe bụi tre tần ngần gỡ tóc. Hàng bưởi đu đưa, bế lũ con đầu tròn trọc lốc.
Cỏ mà cũng có tai, tai còn biết rung lên trong cơn mưa để nghe ngóng tiếng lá tre xào xạc. Chữ tần ngần hay ỏ chỗ đó, nó làm cho bụi tre có hồn, ngập ngừng tình tứ biết bao nhiêu! Quả bưởi đu đưa trong gió, mưa, được hình dung như những đứa trẻ conđầu tròn trọc lông lốc đang nghịch ngợm, ngây thơ trong lòng mẹ bưởi. Sức tưởng tượng của bé Khoa thật bất ngờ, lí thú. Như thấy cả tình mẹ con chở che bao dung, vượt qua bão dông bằng sức mạnh thần kì.
 Nghệ thuật nhân hóa cùng trí tưởng tượng phong phú, sinh động. * Quang cảnh lúc sắp mưa

- Cảnh vật, cây cối, loài vật trước cơn mưa hiện lên thật sinh động.

- Nghệ thuật:
+ Sử dụng thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp nhanh.
+ Phép nhân hóa, liên tưởng phong phú.
Nhóm 2
* Cảnh vật:
- sấm ghé khanh khách cười.
- Chớp gạch ngang trời khô khốc.
- Dừa sải tay bơi mùng tơi nhảy múa.
- Mưa ù ù lộp bộp, cóc nhảy, chó sủa, cây lá hả hê.
* Đoạn thơ in đậm dấu ấn của thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ là đoạn:
Ông trời
mặc áo giáp đen, ra trận.
muôn nghìn cây mía múa gươm
Kiến hành quân đầy đường.
 Âm vang một thời chống Mĩ hào hùng được tái hiện qua ba hình ảnh ra trận, múa gươm, hành quân đầy đường, cũng vừa rất phù hợp với hình ảnh màu trời, ngọn mía, hàng đàn kiến chạy mưa. * Cảnh trong cơn mưa
- Mọi vật bị cuốn hút vào trạng thái đột ngột của tự nhiên.
- Cơn mưa: dồn dập, hối hả, dữ dội.

Nhóm 3
* 4 câu thơ cuối miêu tả hình ảnh con người:
- Người cha đi cày về ( trong một công việc quen thuộc của làng quê).
- Con người hiện lên lớn lao, vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm chớp của trận mưa.
- Con người có tầm vóc lớn lao, vững vàng, tư thế hiên ngang có thể sánh ngang với sức mạnh của thiên nhiên vũ trụ.
* GV bình: HÌnh ảnh con người mới xuất hiện trên cái nền thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ, vừa mang tính hiện thực, nhưng nổi bật tính khái quát.
- Tính hiện thực: hình ảnh người bố nhà thơ - bác nông dân làng quê Bắc bộ vừa xong buổi cày, trên đường về nhà trong mưa rào xối xả.
- Tính khai quát: ca ngợi vẻ đẹp lao động cần cù của con người nông dân bình dị chống chọi, vượt qua và chiến thắng những trở ngại của thiên nhiên, góp phần vừa sản xuất vừa đánh giặc Mĩ xâm lược
 hình ảnh thơ còn toát lên tình cảm kính yêu, trân trọng, tự hào của đứa con về người cha của mình.
- Nghệ thuật: Kết hợp lối nói ẩn dụ, khoa trương và động từ “đội” được điệp 3 lần gợi cho người đọc ấn tượng đẹp, khỏe của con người nông dân lao động Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ trong cái nhìn và cảm nhận hồn nhiên, ngây thơ của đứa con trai sớm nảy tài hoa. b. Hình ảnh con người
- Người cha đi cày về: Đội sấm, chớp, trời mưa.

 Ẩn dụ, khoa trương, điệp ngữ: Hình ảnh người cha đi cày mạnh mẽ, đẹp đẽ.
- Bước 6: GV yêu cầu HS chỉ ra những nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
- HS thảo luận và trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
4. Tổng kết:
a. Nội dung và ý nghĩa văn bản:
* Nội dung:
- Bức tranh thiên nhiên hiện lên sống động qua hình ảnh cây cối, các loài vật trước và trong cơn mưa.
- Hình ảnh người cha đi cày về trong tư thế đội sấm đội chớp, đội cả trời mưa hiện lên mạnh mẽ, đẹp đẽ.
Ý nghĩa
Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chãi của con người. Từ đó thể hiện tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu quí của mình. * Ý nghĩa:
Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chãi của con người. Từ đó thể hiện tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu quí của mình.
Nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ tự do, câu ngắn, nhịp nhanh.
- Sử dụng các phép nhân hóa, tác giả tạo dựng được hình ảnh sống động về cơn mưa.
- Khắc họa được người cha đi cày về mang ý nghĩa biểu trưng cho tư thế lớn lao, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên.
- Quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo b. Nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ tự do, câu ngắn, nhịp nhanh.
- Sử dụng các phép nhân hóa, tác giả tạo dựng được hình ảnh sống động về cơn mưa.
- Khắc họa được người cha đi cày về mang ý nghĩa biểu trưng cho tư thế lớn lao, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên.
- Quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo
- Bước 7: GV gọi Hs đọc ghi nhớ
- HS đọc. GV nhấn mạnh kiến thức của bài. c. Ghi nhớ: ( SGK/81)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 7 p
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Tác giả bài thơ "Mưa" là ai?
A. Tố Hữu
B. Nguyễn Duy
C. Trần Đăng Khoa
D. Minh Huệ.
Câu 2: Bài thơ Mưa tả cảnh cảnh mưa ở vùng nào nước ta và vào thời gian nào?
A. vùng nông thôn Bắc Bộ vào mùa hè.
B. vùng miền núi lúc sáng sớm
C. vùng ven biển lúc hoàng hôn
D. vùng thành thị lúc chiều tối
Câu 3: Lũ con - Đầu tròn - Trọc lốc là những câu thơ chỉ đối tượng nào?
A. Trái dừa.
B. Trái đu đủ.
C. Trái bưởi.
D. Trái bóng.
Câu 4: Bài thơ "Mưa" được miêu tả theo trình tự nào?
A. Trước và trong cơn mưa
B. Từ ngoài đồng về
C. Từ trên trời xuống mặt đất
D. Trong và sau cơn mưa.
Câu 5: Loài vật nào không được miêu tả trong bài thơ "Mưa"?
A. Mối
B. Gà
C. Mèo
D. Kiến
Câu 6: Khổ thơ cuối cùng trong bài thơ "Mưa", tác giả miêu tả hình ảnh cha đi cày về làm nổi bật điều gì?
Nói lên sự vất vả, cực nhọc.
B. Ca ngợi hình ảnh những con người lao động.
C. Nổi bật dáng vẻ lớn lao, vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội.
D. Làm nổi bật cơn mưa dữ dội.
Câu 7: Nhịp thơ trong bài thơ như thế nào?
A. Rất ngắn, nhanh và dồn dập.
B. Rất chậm chạp, nhẹ nhàng.
C. Bình thường, mang âm điệu nhẹ.
D. Vui tươi, rộn ràng
Câu 8: Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng rộng rãi trong bài thơ Mưa?
A. Nhân hóa.
B. Hoán dụ.
C. So sánh.
D. Ẩn dụ.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV nêu yêu cầu: Viết một đoạn văn ngắn 5-7 câu miêu tả một cơn mưa em đã được chứng kiến. Đoạn văn có sử dụng 1 trong các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ…
- HS viết. GV chấm và nhận xét.
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Thời gian: ( )
GV giao HS làm BTVN: Sưu tầm các bài thơ, văn xuôi hoặc bài hát nói về mưa. Qua đó, tìm và ghi chép lại những câu văn, câu thơ miêu tả hay về mưa.

4. Hướng dẫn học sinh ở nhà (2 phút)
* Học bài.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người trong bài thơ.
- Sưu tầm các bài thơ, văn xuôi hoặc bài hát nói về mưa. Qua đó, tìm và ghi chép lại những câu văn, câu thơ miêu tả hay về mưa.
* Chuẩn bị bài: Hoán dụ.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.