Giáo án vnen bài Em bé thông minh

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Em bé thông minh. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn : …/…/20…. Ngày dạy:…/…/20…

BÀI 7: EM BÉ THÔNG MINH

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
• Chỉ ra được chi tiết cho thấy sự thông minh của em bé trong truyện Em bé thông minh.
• Xác định được biện pháp tạo tình huống thách đố, hình thức giải đố và tác dụng, nêu được biểu hiệ của trí tuệ dân gian và sự thông minh, khôn khéo của người Việt Nam.
2. Kĩ năng:
• Phát hiện và chữa lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
• Biết cách diễn đạt bằng lời nói một câu chuyện đời thường
3. Thái độ: có ý thức sử dụng từ chính xác khi nói và viết.
4. Phẩm chất, năng lực: ngôn ngữ, tư duy sáng tạo, hợp tác, tự chủ, tự học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
• Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, phiếu học tập
• Tranh ảnh về truyện Em bé thông minh,máy chiếu
2. Học sinh : Xem trước bài, soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: nhóm, cặp đôi, thuyết trình vấn đáp...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG
MT, ND hoạt động CTTC Sản phẩm DK tình huống
Tuần 7 – Tiết 25
- Mục đích: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới
- PP, KT: giao và giải quyết vấn đề
- PTHĐ: nhóm

- MT: Rèn kĩ năng kể TTVB
- PPDH : PP dạy học nêu và GQVĐ, PP Dạy học hợp tác.
- KTDH: KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT lắng nghe và phản hồi tích cực,…
-HTTCDH: CL, CN

+ GV cho h/s làm việc chung cả lớp ,GV chiếu hình ảnh lên máy,h/s mô tả
+ GV dẫn dắt đến hoạt động hình thành kiến thức

+ Gv cho học sinh hoạt động chung cả lớp theo yêu cầu mục B.1
+ GV: Hỏi học sinh với văn bản cần có giọng đọc như thế nào để hấp dẫn người đọc người nghe.
+ GV biểu dương về cách đọc của học sinh và nhấn mạnh về cách đọc văn bản: giọng em bé hồn nhiên ngây thơ ,viên quan và nhà vua điềm tĩnh ,chú ý nhấn mạnh các động từ tính từ chỉ hành động thái độ của các nhân vật ,người dẫn truyện đảm bảo sự truyền cảm
+ Phân vai cho học sinh theo các nhân vật ,cử người dẫn chuyện ,yêu cầu phối hợp tái hiện
+ GV: Trong câu chuyện có những nhân vật nào?Nhân vật nào là nhân vật chính? Nhân vật thuộc kiểu nhân vật nào dưới đây:
- Bất hạnh
- Thông minh
- Ngốc nghếch
- Dũng sĩ
- Đội lốt xấu xí
Nêu các sự việc chính của chuyện (đưa lên máy chiếu )

- MT: Nắm được cốt truyện , hiểu được ý nghĩa, nội dung của truyện
- PPDH : PP dạy học nêu và GQVĐ, PP Dạy học hợp tác.
- KTDH: KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT lắng nghe và phản hồi tích cực, KT động não,
- HTTCDH: CĐ,N, CN
- Giáo viên chuyển phần chú thích: Hướng dẫn HS đọc thầm phần chú thích. GV có thể đặt vấn đề đối với HS ngoài các từ được giải thích trong văn bản có thể tìm hiểu thêm một số từ khác.

- GV cho h/s hoạt động cặp đôi theo yêu cầu mục B.2a,b
Viên quan đi tìm người tài đã gặp em bé trong hoàn cảnh nào?
Quan đã hỏi cha em bé điều gì ?
Câu hỏi của viên quan có phải là một câu đố không ?
Em bé đã giải đố bằng cách nào ?
Có nhận xét gì về em bé ?
Vì sao vua có ý định thử tài em bé?
Vua thử bằng cách nào?
Lệnh đó của vua có phải là một câu đố không?
Em bé đã thỉnh cầu vua điều gì ?
Cách giải đố của em bé có gì đặc biệt ?
Điều đó chứng tỏ tài năng của em bé như thế nào?
Để tin chắc em bé có tài thật vua thử bằng cách nào ?
Lệnh của vua có phải là một câu đố không ?
Em bé giải lệnh vua bằng cách nào?
Cách giải đố của em bé có gì đặc biệt ?
Qua 2 lần em đều giải được câu đó của Vua. Điều đó xác nhận phẩm chất đáng quý nào của em ?
Sứ thần nước ngoài thách đố nước ta điều gì?
Vì sao triều đình nước ngoài lại thách đố nước ta ?

Triều đình đã có những cách giải đố nào ?

Không giải được triều đình đã nhờ đến em bé. Em bé đã có kế sách gì ?

Lời giải của em dựa trên tri thức sách vở hay kinh nghiệm trong dân gian?
Qua lần giải đố này đã chứng tỏ em là một câu bé như thế nào?
Có nhận xét gì về tính chất câu đố, em có nhận xét gì về cậu bé?

Trong mỗi lần thử thách, em đã dùng những cách gì để giải câu đố oái oăm? Lí thú ở chỗ nào?

+ GV cho học sinh hoạt đông cá nhân theo mục B.2c,d,e
+ Giáo viên giới thiệu bảng ,yêu cầu h/s điền
+ Gv chiếu bảng điền thông tin

GV cho h/ s hoạt động chung cả lớp theo yêu cầu mục B.2g/48.

- MT: Luyện cách dùng từ đúng
- PP, KT: nêu và giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi
- HTTC: HĐ cả lớp

+ GV cho h/s hoạt động chung cả lớp theo yêu cầu mục B.3/48
+ G/v yêu cầu h/s phát hiện lỗi sai nêu nguyên nhân chỉ ra cách sửa

- Mục tiêu: Rèn kĩ năng kể chuyện, sự tự tin
- PP, KT: thuyết trình, lắng nghe và phản hồi tích cực
- HTTC: HĐ cá nhân

Tuần 7 – Tiết 26

+ Gv cho h/s hoạt động cá nhân
+ Gv yêu cầu học sinh bằng lời văn của mình kể lại truyện Em bé thông minh theo gợi ý sgk.

Tuần 7 – Tiết 27

- Mục tiêu: nắm rõ nội dung và nghệ thuật của câu chuyện. Từ đó có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Biết so sánh các nhân vật thuộc cùng một motip truyện.
- PP, KT: nêu và giải quyết vấn đề, trình bày 1 phút
- HTTC: cả lớp

+ Yêu cầu 1 h/s đọc văn bản
+ Gv yêu cầu h/s lấy phiếu học tập và hoàn thành các yêu cầu mục C.1a,b/65

+ GV cho học sinh hoạt động nhóm lớn thực hiện yêu cầu các mục C.1c/50
+ GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
+ GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV kết luận.

Tuần 7 – Tiết 28

- MT: rèn về sử dụng từ đúng nghĩa
- PP, KT: giải quyết vấn đề,động não
- HTTC: nhóm
+ GV cho học sinh hoạt động nhóm lớn thực hiện yêu cầu các mục C.2a,b,c
+ GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
+ GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
+ GV kết luận.
- Mục tiêu: vận dụng các kiến thức văn bản, nghĩa của từ để hoàn thành các bài tập
- PP, KT: nêu và giải quyết vấn đề, động não
- HTTC: cá nhân
+ GV cho h/ s hoạt động chung cả lớp theo yêu cầu mục C.3/50.
+ Đại diện nhóm lên kể ,h/s lắng nghe,nhận xét
+ Khống chế thời gian ,yêu cầu nội dung ,phong thái

- Mục tiêu: vận dụng các kiến thức văn bản, nghĩa của từ để hoàn thành các bài tập
- PP, KT: nêu và giải quyết vấn đề, động não
- HTTC: cá nhân
+ GV cho h/ s hoạt động chung cả lớp theo yêu cầu mục D, E.

A. Hoạt động khởi động
Thử thách cân voi : Cho voi xuống thuyền ,đánh dấu mực nước , dẫn voi lên ,cho đá đúng mực nước đã đánh dấu , cân lượng đá ra số lượng cân voi

B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản

* Nhân vật : Em bé ,người cha,viên quan ,nhà vua ,sứ thần ,dân làng
* Nhân vật chính : Em bé

*Sự việc chính :
- Vua sai quan đi tìm người tài đã mất nhiều công nhưng chưa thấy
- Một hôm ,quan dừng lại hỏi cha con người đang cày ruộng,nghe đứa trẻ thay cha trả lời quan biết đã tìm được người tài bèn về tâu vua
- Vua cho thử tài ,em bé bạn với làng cho giết trâu và đồ gạo nếp ăn và sau đó 2 cha con lên kinh đô,em đã cho vua thấy sự thông minh của mình qua việc yêu cầu vua bắt cha sinh em bé ,xẻ thịt chim
- Sứ thần láng giềng thách đố cả triều đình bó tay,chú bé đã chỉ cách xâu sợi chỉ qua ruột ốc ,vua phong em bé là trạng nguyên

* Bố cục : 3 phần
+ phần 1: Từ đầu -> về tâu vua
Thử thách của quan
+ Phần 2: Tiếp -> hậu
Thử thách của vua
+ Phần 3 : Còn lại
Giải đố của sứ thần

* Chú thích

2. Tìm hiểu văn bản
a. Ứng xử thông minh của em bé qua những lần giải đố:

- Hoàn cảnh : hai cha con đang làm ruộng cha cầy, con đập đất

- Trâu cày một ngày được mấy đường

- Đó là một câu đố

- Giải đố bằng cách đố lại “Gậy ông đập lưng ông” khiến quan sửng sốt, không biết đối đáp sao cho ổn
- thông minh nhanh trí
- Để biết chính xác tài năng của em

*. Giải câu đố lần thứ 1 của Vua:
- Vua ban gạo và 3 con trâu đực, bắt đẻ thành 9 con nếu không cả làng bị phạt

- Phải , vì oái ăm , khó trả lời

- Em bé : Thỉnh cầu cua bắt bố đẻ em bé cho mình -> vừa là câu đố, vừa là lời giải, vì vạch ra cái vô lí trong lệnh vua

-> Dùng điều vô lí để giải điều vô lí

=> Thông minh,hiểu biết

*. Giải câu đố thứ 2 của vua:

- lệnh cho em sắp 3 cổ thức ăn chỉ bằng 1 con chim sẻ

- Phải, vì khó hơn và thậm chí không thể thực hiện được

- Giải lệnh vua : yêu cầu Vua rèn con dao từ một cây kim may áo

-> Dồn vua vào thế bí

=> thông minh hơn người,lòng can đảm tính hồn nhiên

- Dùng sợi chỉ xâu qua một con ốc vặn

- Để dò xem nước ta có nhân tài hay không

- Dùng miệng hút, dùng sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu,…
*Giải câu đố của viên sứ thần nước ngoài

- Em bé : bắt con kiến buộc chỉ ngang lưng, bôi mỡ..

- Kinh nghiệm dân gian

->Hơn tất cả những bậc tài giỏi trong triều đình , khiến sứ thần nước ngoài thán phục

=> Câu đố càng lúc càng khó khăn hơn, em bé tài trí thông minh, lanh lợi, hồn nhiên, trong sáng

- Đẩy thế bí về phía người ra câu đố. Giải đố lấy kinh nghiệm từ đời sống

b. Hình thức nghệ thuật

- Tạo tình huống mâu thuẫn
- Tạo tình huống hài hước
- Giải những câu đố và thách đố

c. Các tình huống

d. Tác dụng hình thức giải đố

e. Đề cao sự thông minh và trí tuệ dân gian

g. Bài học
-Ý nghĩa :
+Đề cao sự thông minh và trí khôn trong cuộc sống .
+Đề cao kinh nghiệm và cách ứng xử của dân gian
+ Tạo tiếng cười vui vẻ, hài hước vì có các tình huống bất ngờ thú vị, người đọc yêu thích tài năng, sự hồn nhiên ngây thơ của em bé
- Cách đọc truyện cổ tích :
+ Đọc kĩ những tình huống thách đố ,giải đố ,vượt thử thách

3. Chữa lỗi dùng từ không đúng nghĩa
- Sai : an lạc (vui sống trong bình an)
+ Sửa: Lỗi lạc ( tài giỏi khác thường vượt trội )
- Sai : Tưng tửng ( ra vẻ không có gì ,nửa như đùa nửa như thật )
+ Sửa: tưng hửng (ngẩn ra vì mất hứng đột ngột )
- Sai : Thỉnh kinh( đi đến nơi nghe giảng kinh,lấy sách kinh phật )
+ Sửa ; Trẩy kinh (lên kinh đô)
- Sai : Cổng quán (cổng của quá bán hàng ăn)
Sửa : Công quán (nhà dành tiếp quan phương xa về kinh)
->Nguyên nhân sai : Do dùng từ không đúng nghĩa

4.Kể lại truyện “Em bé thông minh”

C. Hoạt động luyện tập
1. Đọc văn bản

a.
(1) Nhân vật : Lương Thế Vinh
(2)- Chi tiết cho thấy sự thông minh tài trí : lấy nón múc nước đổ vào hố cho bưởi nổi lên
(3) Để thể hiện trí thông minh của nhân vật tác giả chọn hình thức nghệ thuật : ra thách đố. Tác dụng: làm chuyện sinh động hấp dẫn
(4) Cách giải đố : Thông minh dựa vào kinh nghiệm từ đời sống bản thân
b. Điểm giống và khác nhau giữa Em bé thông minh và Lương Thế Vinh
Em bé thông minh Lương Thế vinh
Giống Đều là những đứa trẻ thông minh hiểu biết ,hồn nhiên
Khác Trải qua nhiều thử thách hơn ,qua các câu đố tính chất mức độ ngày càng khó và oái oăm hơn Câu đố đơn giản hơn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm

c. Người thông minh : Có trí tuệ tốt ,có khả năng hiểu nhanh ,tiếp thu nhanh, khôn khéo tài tình trong ứng đáp, đối phó
- Phải học tập rèn luyện ,tích lũy kinh nghiệm sống ,vốn sống

2. Luyện tập về dùng từ đúng nghĩa
a.
- Thông thạo: Hiểu biết tường tận và làm được việc một cách thành thạo
- Thông thái : Có kiến thức và hiểu biết rộng ,sâu
- Thông minh: Có trí tuệ tốt ,có khả năng hiểu nhanh ,tiếp thu nhanh ,khôn khéo tài tình trong ứng đáp ,đối phó
b. Các kết hợp từ đúng
- Bản (tuyên ngôn)
- (Tương lai) xán lạn
- Bôn ba (hải ngoại)
- (Nói năng) tuỳ tiện
c.
- Yếu điểm(điểm quan trọng) -> điểm yếu, nhược điểm
- Đề bạt (cử đi giữ chức vụ cao hơn)-> bầu
- Bao biện (Nắm giữ hết công việc ,làm một mình )-> Ngụy biện(Biện luận bằng những lời lẽ tưởng như vững chắc nhưng sự thật vô giá trị- Cãi ngang cãi một cách sai lầm )
- Tinh tú (Sao trên trời )-> Tinh túy (Phần thuần khiết và quý báu nhất )

3. Kể chuyện : Chuyện Lương Thế Vinh

D. Hoạt động vận dụng
1. Nêu một tình huống thể hiện cách ứng xử khôn khéo, thông minh của con người trong cuộc sống
2. Lập dàn ý chi tiết cho bài kể miệng về bản thân và gia đình
3.Trong thực tiễn sử dụng Tiếng Việt của người Việt Nam hiện nay, có một số trường hợp thường bị nhầm lẫn. Hãy sử dụng từ điển Tiếng Việt để giải nghĩa và giúp mọi người phân biệt sự khác nhau giữa những từ đó.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
1. Tìm và kể lại câu chuyện khác về một em bé thông minh.
2. Tìm và đọc truyện Cây bút thần.
Đọc thêm mục 3.
- Học kĩ bài nắm được : Nội dung ý nghĩa của truyện và đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh,luyện cách dùng từ đúng nghĩa
- Xem trước : Bài 8 Danh từ

Có thể có HS đọc chưa tốt còn ngọng GV luyện cho HS

Có thể HS phân chia bố cục khác nhau nếu hợp lí vẫn có thể chấp nhận tuy nhiên định hướng tới bố cục chuẩn nhất

HS có thể có sử dụng từ chưa chính xác GV định hướng lại.

HS có thể phát hiện sai lỗi sai. GV định hướng lại

HS có thể so sánh chưa được chuẩn.GV định hướng lại

Có thể có HS còn nhầm lẫn nghĩa giữa các từ. GV định hướng lại.

Duyệt ngày…tháng…năm 20…
III. Nhật kí giờ lên lớp
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.