Giáo án ngữ văn 6: Bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết:
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng
1. Kiến thức
- Nắm được thế nào là sự việc, nhân vật trong văn bản tự; vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
- Hiểu được ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự.
- Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể.
3. Thái độ
- Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; bảng phụ
2. Học sinh: soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ(3 phút)
3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- GV đặt câu hỏi: Nói đến tự sự chúng ta nghĩ ngay đến những yếu tố nào? Nếu thiếu các yếu tố này thì có còn được gọi là tự sự không?
- HS trả lời. GV nhận xét và rút ra kết luận: Nói đến tự sự, chúng ta nói đến hai éu tố sự việc và nhân vật. Đây là những yếu tố không thể thiếu.Vậy sự việc và nhân vật trong văn tự sự là gì? có vai trò như thế nào, tiết học này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Giúp HS nắm được thế nào là sự việc, nhân vật trong văn bản tự; vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự. Hiểu được ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, t.luận nhóm…
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
- Bước 1: GV y/c HS đọc 7 sự việc trong SGK và trả lời câu hỏi: Trong 7 sự việc trên, sự việc nào là sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc?
- HS đọc và suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức
- GV đặt tiếp câu hỏi: Có thể thay đổi trật tự trước sau của các sự việc ấy không? Vì sao?
- HS trả lời, GV bổ sung: Các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian. Sự việc trước kể trước, sự việc sau kể sau. Sự việc trước nêu lí do giải thích nguyên nhân dẫn đến sự việc sau, cả chuỗi sự việc đã khẳng định chiến thắng của ST.
- GV: Như vậy, các sự việc trên kết hợp với nhau theo mối quan hệ nào?
- HS trả lời, GV kết luận: Mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
1. Phân tích ngữ liệu
a. Sự việc trong văn tự sự

- Gồm 7 sự việc:
+ Sự việc khởi đầu (1)
+ Sự việc phát triển (2,3,4)
+ Sự việc cao trào (5,6)
+ Sự việc kết thúc (7)
- Các sự việc diễn ra liên tục, được sắp xếp theo trật tự có ý nghĩa, sự việc trước giải thích lý do cho sự việc sau (Quan hệ nguyên nhân – kết quả).

- Bước 2: GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức và trả lời: Kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?
- HS trả lời: Có 5 nhận vật là Sơn Tinh, Thủy Tinh, Hùng Vương, Mị Nương, Lạc Hầu
- GV đặt tiếp câu hỏi: Truyện xảy ra ở đâu ? Vào thời gian nào? Vì sao diễn ra cuộc giao tranh giữa ST và TT ? Diễn biến? Kết quả?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức
+ Địa điểm: ở thành Phong Châu.
+Thời gian: Đời Hùng Vương thứ 18.
+Nguyên nhân: Sự ghen tuông của Thuỷ Tinh.
- Diễn biến: ...
- Kết quả: ST thắng, TT thua phải rút quân.
- GV đặt tiếp câu hỏi đàm thoại:
+ Theo em, có thể bỏ yếu tố thời gian (đời Hùng Vương thứ 18) địa điểm (thành Phong Châu) được kể trong truyện được không ? Vì sao?
• Không, vì truyện sẽ thiếu sức thuyết phục.
+ Việc giới thiệu Sơn Tinh là người tài giỏi có cần thiết không? Vì sao?
• Có, vì như thế n/vật hiện lên mới cụ thể rõ ràng sinh động. Tài năng như vậy ST mới chống nổi TT.
+ Nếu ta bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không ? Vì sao?
• Không thể bỏ, vì các sự việc sẽ thiếu tính liên tục, sự việc sau đó sẽ không được giải thích rõ.
+ Việc Thuỷ Tinh nổi giận theo em có lý hay không? Vì sao?
• Việc ghen tuông là có lý, vì Thuỷ Tinh thấy mình không kém Sơn Tinh, nhưng chỉ vì chậm chân nên mất vợ (nguyên nhân dẫn đến giao tranh).
GV chuẩn kiến thức và kết luận vấn đề: Nếu kể một câu chuyện mà chỉ có 7 sự việc như trên thì truyện sẽ chung chung trừu tượng, khô khan. Vì thế, muốn câu chuyện cụ thể, hấp dẫn thì sự việc trong bài văn tự sự phải được kể cụ thể, chi tiết, phải nêu rõ sáu yếu tố:
+ Sự việc do ai làm? (Nhân vật).
+ Sự việc xảy ra ở đâu? (Địa điểm).
+ Sự việc xảy ra lúc nào? (Thời gian).
+ Sự việc diễn biến thế nào? (Diễn biến).
+ Việc xảy ra do đâu? (Nguyên nhân).
+ Việc kết thúc thế nào? (Kết quả)

- Sự việc trong văn tự sự phải cụ thể, chi tiết, nêu rõ 6 yếu tố: Nhân vật - Thời gian - Địa điểm - Diễn biến - Nguyên nhân - Kết quả.
? Em hãy cho biết những chi tiết trong truyện thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh?
- Sơn Tinh: Có tài xây lũy chống lũ.
- Món đồ sính lễ là sản vật của núi rừng, có lợi cho Sơn Tinh mà khó cho Thủy Tinh. Sơn Tinh đến sớm lấy được vợ, thắng trận tiếp theo và mãi mãi về sau năm nào cũng chiến thắng.
? Nếu như kết thúc truyện là TT thắng ST thì có được không ? Vì sao?
Không thể kết truyện như vậy. Vì TT thắng thì có nghĩa là đất đai nhà cửa sẽ ngập chìm trong nước, mọi người sẽ chết hoặc biến thành ba ba tôm cá -> Chủ đề của truyện (Ca ngợi sự chiến thắng lũ lụt của Sơn Tinh ... ca ngợi vua Hùng -> Ca ngợi sức mạnh của người Việt cổ trong chiến thắng thiên tai. Thể hiện ước mơ... ) sẽ không còn.
? Có thể bỏ qua chi tiết: “Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh” được không? Vì sao?
Không thể bỏ qua, vì đó là hiện tượng xảy ra hàng năm -> Quy luật. (Nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt của người xưa).
? Vậy các chi tiết, sự việc trong văn tự sự được lựa chọn như thế nào?
HS suy nghĩ, trả lời
GV chốt

- Sự việc và chi tiết phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, tư tưởng mà người kể chuyện muốn biểu đạt.
GV yêu cầu HS đọc nội dung chấm 1 trong phần ghi nhớ
HS đọc
HD học sinh luyện tập củng cố T1
? Liệt kê các sự việc chính trong truyện Con Rồng, cháu Tiên?
- LLQ là con trai thần Long Nữ, mình rồng, ở được cả dưới nước và trên cạn, có nhiều phép lạ.
- Âu Cơ thuộc họ thần Nông, xinh đẹp.
- Hai người gặp nhau, thành vợ chồng.
- Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con.
- LLQ quen sống dưới nước, phải trở về thủy phủ. Hai người chia ra 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi.
- Người con trưởng theo Âu Cơ, sau làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
- Từ sự tích này, người VN thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên.
? Nhân vật trong văn tự sự là gì?
HS suy nghĩ, trả lời
GV chốt
b. Nhân vật trong văn tự sự
- Vai trò: vừa là người thực hiện các sự việc, vừa là người được nói tới, được biểu dương hay bị lên án.

Thảo luận nhóm (3p)
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn hoàn thiện bảng khuyết trong phiếu học tập
HS thực hiện nhiệm vụ
GV đánh giá, chốt

Nhân Vật Tên gọi Lai lịch Chân dung Tài năng Việc làm
Vua Hùng Vua Hùng Thứ 18 Không kén rể, ra điều kiện
Sơn Tinh Sơn Tinh Ở vùng núi... Không Có tài lạ, đem sính lễ trước Cầu hôn, giao chiến
Thủy Tinh Thủy Tinh Ở vùng nước.. Không Có tài lạ Cầu hôn. Đánh ST
Mị Nương Mị Nương Con Vua Hùng Người đẹp Theo ST về núi
Lạc Hầu

Bàn bạc

? Qua bảng trên, cho biết trong các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, ai là nhân vật chính? Ai là nhân vật phụ?
- Nhân vật chính: ST, TT
- Nhân vật phụ: vua Hùng, Mị Nương, Lạc Hầu
? Nhân vật chính và nhân vật phụ có vai trò như thế nào trong truyện?
HS suy nghĩ, trả lời
GV chốt

? Nhân vật trong văn tự sự được kể ra như thế nào?
HS suy nghĩ, trả lời
GV chốt

- Nhân vật chính: Được nói tới nhiều, có vai trò quan trọng thể hiện tư tưởng, chủ đề của văn bản.
- Nhân vật phụ xuất hiện ít hơn, thậm chí chỉ nói qua nhưng vẫn không thể thiếu, giúp nhân vật chính hoạt động, giúp làm nổi bật nhân vật chính...
- Nhân vật trong văn tự sự được kể bằng cách:
+ Gọi tên, đặt tên
+ Giới thiệu lai lịch, tài năng
+ Kể việc làm
+ Được miêu tả (chân dung, ngoại hình...)
GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/38
HS đọc 2. Ghi nhớ (SGK/38)

 Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút
- Phương tiện: Máy chiếu
- Thời gian: 5p
Bài tập 1 (SGK/38)
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân theo tổ:
- Tổ 1: phần 1a
- Tổ 2: phần 1b
- Tổ 3: phần 1c
HS thực hiện nhiệm vụ
GV chốt
a. Những việc mà các nhân vật đã làm:
- Vua Hùng: Kén rể cho con, thách cưới...
- Mị Nương: Theo Sơn Tinh về núi Tản Viên.
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: Cùng đến hỏi Mị Nương, tìm lễ vật, đánh nhau...
b. Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật:
- Nhân vật chính: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
+ Quyết định phần chính yếu của câu chuyện.
+ Nói lên thái độ người kể.
+ Giải thích hiện tượng lũ lụt.
+ Vua Hùng: nhân vật phụ: không thể thiếu vì ông là người quyết định cuộc hôn nhân lịch sử.
+ Mị Nương: đầu mối cuộc xung đột
b. Tóm tắt
- Hùng Vương có con gái đẹp là Mị Nương, muốn kén rể.
- Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn, hai chàng thi tài, không phân hơn kém.
- Nhà vua đành ra điều kiện về sính lễ (cơm nếp, bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao).
- Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, lấy được Mị Nương. Thủy Tinh nổi giận, đem quân đánh Sơn Tinh để cướp lại Mị Nương.
- Hai bên giao chiến, Thủy Tinh thua phải rút quân về.
- Hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh để báo thù.
c. Truyện lại mang tên Sơn Tinh, Thuỷ Tinh vì đây là cách gọi tên theo nhân vật chính. Gọi Vua Hùng kén rể chưa nói được thực chất của truyện. Gọi là Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thì dài dòng, đánh đồng nhân vật chính với nhân vật phụ. Cách gọi Bài ca chiến công của Sơn Tinh cũng chưa phù hợp với tinh thần của truyện.

 Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút
- Thời gian: 5p
? Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy. Em dự định sẽ kể sự việc gì, diễn biến ra sao, nhân vật của em là ai?
* Xác định sự việc:
- Sự việc gì? Diễn ra ở đâu?
- Diễn biến của câu chuyện ra sao?
- Kết thúc như thế nào?
- Rút ra bài học?
* Xác định nhân vật:
- Những ai tham gia?
- Nhân vật chính – người kể: là em.

 Hoạt động mở rộng, sáng tạo
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, giao nhiệm vụ
- Phương tiện: Máy chiếu
- Thời gian: 3p
? Sưu tầm một câu chuyện trong sách, báo hoặc internet và xác định các sự việc, nhân vật, ý nghĩa trong câu chuyện đó? (Thực hành ở nhà)
GV gợi ý: Sưu tầm trong báo đội hoặc các bài viết trên trang mạng xã hội, trên trang dân trí, sau đó xác định các sự việc, nhân vật và nêu ý nghĩa văn bản.

Bước 4: Hướng dẫn về nhà ( )
- Hướng dẫn học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ, hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Đọc thêm Sự tích Hồ Gươm
+ Xác định bố cục của truyện
+ Xác định và nêu ý nghĩa của các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.