Giáo án ngữ văn 6: Bài Viết bài tập làm văn số 5 - ở nhà

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Viết bài tập làm văn số 5 - ở nhà. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 - Ở NHÀ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Biết được yêu cầu của bài văn tả cảnh
- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.
2. Kỹ năng:
- Quan sát cảnh vật
- Trình bày những điwều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lí.
3. Thái độ:
Có ý thức quan sát, tìm chi tiết đặc sắc khi miêu tả.
Định hướng phát triển năng lực:
+ Tự học: tự nghiên cứu các đơn vị kiến thức theo sự chuẩn bị bài ở nhà, tự nhận thức .
+ Sử dụng CNTT: Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bài học.
+ Sử dụng ngôn ngữ: trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm/ cặp đôi
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; bảng phụ, máy chiếu
2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn. Chuẩn bị bài theo hướng dẫn về nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp (1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
- Kết hợp trong quá trinh làm bài mời.
3. Bài mới. (33 phút)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: đàm thoại gợi mở
- Thời gian: 2 phút
- GV dẫn dắt: Cảnh vật xung quanh ta vô cùng tươi đẹp. Vậy làm thế nào để tả cảnh đó vào một trang giấy cũng sôi động và đẹp đẽ không kém thực tế? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học để biết cách làm bài văn tả cảnh.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 15p
Hoạt động 1: Phương pháp viết văn tả cảnh
- Bước 1: GV yêu cầu học sinh đọc bài tập SGK – trang 45.
- Mỗi HS đọc 1 văn bản.
- Bước 2: GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm. HS thảo luận trong 5 phút
Nhóm 1:
+ Văn bản (a) tả ai ? Đang làm gì?
+ Tác giả đã tập trung tả những nét nào?
+Nhận xét của em về người vượt thác? Những chi tiết nào thể hiện điều đó?
+ Qua nhân vật DHT vượt thác em hình dung khúc sông đó như thế nào?
- HS đọc và suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
Nguy hiểm, dữ dội => ý chí quyết tâm, thực sự khoẻ mạnh mới chống đỡ được… I, Phương pháp viết văn tả cảnh:
1. Phân tích ngữ liệu:
* Đoạn văn a :

- Miêu tả Dượng Hương Thư
- Người vượt thác đã đem hết sức lực, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ.
- Các hình ảnh:
+ Hai hàm răng cắn chặt
+ Cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt…
Nhóm 2:
+ Đoạn văn (b) tả cảnh gì?
+ Tác giả đã lựa chọn cảnh nào để tả? Nhận xét về đối tượng miêu tả?
+ Người viết miêu tả quang cảnh theo trình tự nào? Có thể tả ngược theo thứ tự từ trên bờ xuống dưới sông được không? Vì sao?

- HS đọc và suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
* Đoạn văn b :

Tả quang cảnh dòng sông Năm Căn: Nước…cá…chiều rộng của sông…Hai bên bờ..
- Có thể được. Nhưng theo điểm nhìn của tác giả tả như vậy hợp lý vì người miêu tả đang ngồi trên thuyền xuôi dòng. Tả kênh -> dòng sông -> nước chảy -> cảnh vật…) - Miêu tả theo trình tự:
+ Thoát khỏi kênh đổ ra sông sau đó xuôi về Năm Căn
+ Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ
+ Từ gần-> xa
Nhóm 3:
+ Văn bản (c) miêu tả cảnh gì?
+ Văn bản có thể chia ra làm mấy phần? Chỉ ra ranh giới và ý chính của mỗi phần?
- HS đọc và suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
* Đoạn văn c : Hình ảnh luỹ tre làng
- Trình tự miêu tả: Từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể
- Xđịnh đối tượng, quan sát, trình bày…
- Dàn ý gồm 3 phần
+ Phần 1 (MB): Giới thiệu khái quát về luỹ tre.
+ Phần 2 (TB): không rõ. Miêu tả cụ thể, chi tiết từng luỹ tre, sự khác biệt của từng vòng luỹ.
+ Phần 3 (KB): Cảm nghĩ và nhận xét về loài tre Dàn ý gồm 3 phần
- Bước 3: GV đặt câu hỏi: Qua tìm hiểu em thấy muốn tả cảnh được ta phải làm gì?
- HS đọc và suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

- GV đặt tiếp câu hỏi: Bố cục bài làm văn tả cảnh gồm mấy phần?
- HS đọc và suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

- Bước 4: GV gọi học sinh đọc ghi nhớ

- Xác định đối tượng, quan sát, trình bày…

- Dàn bài:
+ Mở bài: giới thiệu cảnh được tả;
+ Thân bài: tập trung tả cảnh chi tiết theo một trình tự;
+ Kết bài: thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.

2. Ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 15 phút
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề và trả lời các câu hỏi:
- Cần lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu nào?
- Miêu tả theo trình tự nào?
- Lập dàn ý cho bài văn?
* Mở bài:
- Sáu tiếng trống vang lê, bạn nào bạn nấy chay nhanh vào lớp chẳng là hôm nay có bài viết TLV
* Kết bài:
- Em rất thích những giờ viết bài như thế này, qua giờ học chúng ta đudược rèn luyện thêm kĩ năng cũng như ý thức…
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Tả lại quang cảnh trong giờ viết TLV
a. Những hình ảnh tiêu biểu
- Cô giáo, không khí lớp, quang cảnh chung (bảng, bàn, ghế)
- Các bạn (Tư thế, thái độ, công việc chuẩn bị viết bài)
- Cảnh viết bài
- Ngoài sân trường, tiếng trống
b. Thứ tự miêu tả
+ Ngoài -> trong
+ Trên bảng -> dưới lớp
+ Từ cảnh chung -> bản thân người viết
c. Viết mở bài, kết bài

Bài tập 2: Học sinh đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu:
Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi em sẽ miêu tả theo thứ tự nào?
* Phần thân bài
- Từ xa => gần: hàng cây từng nhóm học sinh đá cầu, nhảy dây, đánh cầu lông…tiếng ồn ào
- Trước…trong…và sau khi ra chơi
+ Trước khi ra chới: Sân trường
+ Trong khi ra chơi: Sân trường
+ Sau khi ra chơi: Sân trường
* Chọn 1 cảnh để viết thành đoạn văn.
- Yêu cầu: Cảnh tiêu biểu (trong giờ ra chơi)
Bài tập 2
- Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi
Bài tập 3:
- Học sinh đọc bài tập 3 => nêu yêu cầu
+ Rút thành dàn ý cho bài “biển đẹp”
+ Theo em văn bản này có phần mở bài ko?
+ Phần thân bài giới hạn đến đâu? ý chính? Bài tập 3
- Dàn ý
* Mở bài: Tên văn bản “Biển đẹp”
* Thân bài
- Tả cảnh biển ở những góc độ, tiêu điểm khác
- Buổi sáng
-Buổi chiều: Lạnh, nắng tắt, chiều tàn mát dịu
- Buổi trưa
- Ngày mưa rào
- Ngày nắng
* Kết bài
Nhận xét, suy nghĩ về sự thay đổi cảnh sắc của biển
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p

- GV yêu cầu HS đọc đề sau: Hãy viết một đoạn văn miêu tả một vung quê sau cơn bão (thiên tai) mà em được chứng kiế hoặc xem qua truyền hình.
- GV đặt câu hỏi: Khi miêu tả cơn bão cần miêu tả theo trình tự như thế nào?
- HS thảo luận trả lời. GV chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:10 phút
Sưu tầm, đọc tham khảo một số bài văn mẫu để học hỏi cách làm bài.
4. Hướng dẫn học sinh ở nhà (5 phút)
- Học ghi nhớ.
- GV yêu cầu HS về nhà viết bài văn: chọn 1 trong 4 đề (sách giao khoa – trang 49) để hoàn thành.

Viết bài Tập làm văn số 5: Văn tả cảnh (ở nhà)
Chủ đề

Mức độ Nhận biết
(TL) Thông hiểu
(TL) Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp
(TL) Cấp độ cao
(TL)

- Quan sát, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
- Phương pháp viết văn tả cảnh.
- Bài văn tả cảnh. -Tìm hiểu đề cho đề văn tả cảnh.
- Xác định đối tượng miêu tả trong đoạn văn hoặc bài văn miêu tả.
- Nêu trình tự miêu tả trong đoạn văn hoặc bài văn m.tả.
- Chỉ ra những hình ảnh so sánh trong đoạn văn hoặc bài văn miêu tả. - Xác định nội dung miêu tả trong đoạn văn.
- Chỉ ra đặc điểm nổi bật của sự vật và quang cảnh được miêu tả trong đoạn văn tả cảnh.
- Lập dàn ý sơ lược cho đề bài miêu tả.
-Tìm ý cho phần thân bài của bài văn miêu tả.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về đối tượng miêu tả

Viết bài văn tả cảnh.
Số câu 2 1 1 1 5
Số điểm 1.0 2.0 2.0 5.0 10.0
Tỉ lệ % 10% 20% 20% 50% 100%

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.