Giáo án ngữ văn 6: Bài Tổng kết phần văn

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tổng kết phần văn. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết :
TỔNG KẾT PHẦN VĂN

I. TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- HS bước đầu làm quen với loại hình bài học tổng kết chương trình của năm học. Biết hệ thống hoá VB, nắm được nhân vật chính trong các truyện các đặc trưng thể loại của VB, củng cố, nâng cao khả năng hiểu biết và cảm thụ được vẻ đẹp của 1 số hiện tượng VH tiêu biểu, nhận thức được 2 chủ đề chính: Truyền thống yêu nước và tinh thần nhân ái trong hệ thống VB đã học ở chương trình NV6.
- Hệ thống hoá kiến thức cơ bản của các văn bản đã học trong chương trình ngữ văn lớp 6. Nội dung, nghệ thuật của các văn bản. Thể loại, phương thức biểu đạt của các văn bản.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết ý nghĩa, yêu cầu và cách thức tực hiện các yêu cầu của bài tổng kết.
- Khái quát, hệ thống văn bản trên các phương diện cụ thể.
- Cảm thụ và phát biểu cảm nghĩ cá nhân.
3. Thái độ:
- GD HS ý thức tự giác tích cực trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực:.
- Năng lực tự nhận thức: Tự nhận thức về kiến thức văn bản đã học trong chương trình NV6.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. Kĩ năng giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày về những giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản đã học.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình ...
- Kĩ thuật động não. Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. GV: Bài soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK ...
2. HS: Đọc và soạn bài theo hướng dẫn trong SGK.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới: Kết hợp trong giờ

Hoạt động 1: Ôn lại tên các VB đã học.
- GV yêu cầu Em hãy nhớ và ghi lại tất cả tên các VB đã được đọc, hiểu trong cả năm học. Sau đó tự kiểm tra và bổ sung những chỗ còn thiếu, điều chỉnh những chỗ sai và viết vào vở học 1 cách đầy đủ, chính xác danh mục các VB đã học.
HS ghi vào vở tên các VB đã học - GV nhận xét, sửa chữa.
Hoạt động 2: Ôn lại định nghĩa truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện trung đại, VB nhật dụng.
* Đọc lại các chú thích (*) SGK ở các bài 1, 5, 10, 14, 29 và trả lời câu hỏi:
- HS trả lời, GV nhận xét, sửa sai.
Truyện truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười Truyện trung đại Văn bản nhật dụng
- Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ. Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo. Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử. Người nghe, người kể tin câu chuyện như có thật, dù chuyện có chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của người dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. - Là truyện kể về cuộc đời, số phận của 1 số kiểu nhân vật quen thuộc: Người mồ côi, xấu xí…Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật.
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải - Là truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người
Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý. Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy. - Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống để những hiện tượng này phơi bày ra và người nghe phát hiện thấy
- Có yếu tố gây cười
- Nhằm gây cười, mua vui hoặc phê phán, châm biếm thói hư tật xấu ... - Loại truyện ra đời khoảng từ thế kỉ X đến cuối tk XIX, viết bằng văn xuôi chữ Hán, cách viết gần gũi với kí,với sử thường mang tính giáo huấn, cốt truyện đơn giản, nhân vật miêu tả chủ yếu bằng hành động và ngôn ngữ.
Truyện:
- Con hổ có nghĩa, mẹ hiền dạy con, thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng. VB nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại, văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
Văn bản:
- Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử.
- ĐộngPhong nha

Hoạt động 3: Lập bảng thống kê.
STT Tên VB NV chính Tính cách, vị trí, ý nghĩa của NV
1

2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19

20

21
22
23
24 Con Rồng cháu Tiên

Bánh chưng, bánh giày
Thánh Gióng

Sơn Tinh- Thủy Tinh
Sự tích Hồ Gươm
Sọ Dừa
Thạch Sanh
Em bé thông minh
Cây bút thần
Ông lão đánh cá...
Ếch ngồi đáy giếng
Thầy bói xem voi
Đeo nhạc cho Mèo
Chân, Tay, Tai, Mắt...
Treo biển
Lợn cưới áo mới
Con hổ có nghĩa
Mẹ hiền dạy con

Thầy thuốc giỏi...

Bài học đường đời...

Sông nước Cà Mau
Bức tranh của em gái...
Vượt thác
Buổi học cuối cùng LLQ
ÂC
Lang Liêu
Thánh Gióng

ST & TT
Lê Lợi
Sọ Dừa
Thạch Sanh
Em bé
Mã Lương
Cá vàng
Ếch
5 ông thầy bói
Chuột Cống
Cả 5 bộ phận
Chủ nhà hàng
Anh có áo
Bà Trần, bác tiều
Bà mẹ

Phạm Bân

Dế Mèn

Không có
Người anh
Dượng HT
Chú bé, thầy giáo Sức khỏe vô địch, tài năng kì lạ.
Xinh đẹp tuyệt trần.
Chăm chỉ, chịu khó.
Ra đời kì lạ, khỏe mạnh phi thường, đánh giặc cứu nước.
Có tài lạ, khỏe mạnh, ...
Tài giỏi, dũng cảm, yêu nước.
Tài giỏi, thông minh, có tài dự đoán.
Tài giỏi, thông minh, tốt bụng.
Thông minh, dũng cảm.
Vẽ giỏi, thông minh, dũng cảm.
Sống có tình, có lí.
Chủ quan, kiêu ngạo.
Chủ quan, sai lầm.
Đạo đức giả, hèn nhát.
Ghen tị, thiếu suy nghĩ.
Không có lập trường.
Khoe khoang, hợm hĩnh.
Là những người nhân nghĩa.
Thương con, nghiêm khắc trong việc dạy con.
Thương yêu người bệnh, không sợ cường quyền.
Lúc đầu hống hách, xốc nổi, về sau biết hối hận,

Mặc cảm, tự ti, biết hối hận.
Dũng cảm, nhanh nhẹn, khỏe mạnh.
Chú bé lúc đầu mải chơi, về sau biết sửa chữa. Thầy nhiệt tình dạy, yêu nghề, yêu HS, yêu nước.
Hoạt động 4: Phát biểu cảm nghĩ vế nhân vật.
? Trong các nhân vật chính . kể ở trên, hãy chọn 3 nhân vật mà em thích nhất. Vì sao em lại thích các nhân vật đó?
* HS trả lời. GV nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 5:
? Về phương thức biểu đạt, truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại có điểm gì giống nhau?
- Truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại phải có cốt truyện, nhân vật, chi tiết, lời kể, tả.
Hoạt động 6: Hãy liệt kê từ NV6, tập 2 những VB thể hiện truyền thống yêu nước và những VB thể hiện lòng nhân ái của dân tộc ta?
Những VB thể hiện:
a. Truyền thống yêu nước: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, Lượm, Cây tre VN, lòng yêu nước, Buổi học…, Bức thư…, Động Phong Nha.
b. Tinh thần nhân ái: Con Rồng…, Bánh chưng…, Sơn Tinh thuỷ tinh, Thạch Sanh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá…, Con hổ…, Mẹ hiền…, Thầy thuốc…, Đêm nay…, Dế Mèn…, Bức tranh…, Lao Xao.
Hoạt động 7: Đọc kĩ bảng tra cứu các yếu tố HV ở cuối cuốn sách NV6, tập 2. Ghi vào sổ tay những từ (mở rộng) khó hiểu và tra nghĩa trong từ điển.
4.Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ: Đọc kĩ văn bản đã học, nhớ được nội dung, nghệ thuật, các chi tiết hình ảnh tiêu biểu trong mỗi bài.
- Chuẩn bị bài mới: Tổng kết phần Tập làm văn.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.