Giáo án ngữ văn 6: Bài Thầy bói xem voi

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Thầy bói xem voi. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết :
Văn bản: THẦY BÓI XEM VOI
(Truyện ngụ ngôn)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “Thầy bói xem voi”, đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm thuộc thể loại ngụ ngôn; ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện.
- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện. Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn; Kĩ năng kể tóm tắt, kể diễn cảm truyện.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
3. Thái độ
- Cẩn thận, khách quan khi xem xét đánh giá sự vật.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
 Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: thuyết trình, vẽ tranh
- Kĩ thuật: lắng nghe tích cực
- Phương tiện: Máy chiếu
- Thời gian: 1p
 Hoạt động hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não
- Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập
- Thời gian : 34p

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Thời gian: 1p
- Giáo cho học sinh nghe bài hát "Chú voi con ở bản Đôn"
- GV dẫn dắt: Trong mắt các bạn thiếu nhi, chú voi hiện lên như thế nào: chú voi con ở bản Đôn, chưa có ngà nên còn trẻ con, ham ăn, ham chơi, chú voi con thật là khôn... Đó là hình ảnh chú voi trong các bạn thiếu nhi, vậy thì trong mắt các vị thầy bói, hình ảnh chú voi hiện lên như thế nào? Cô và các con sẽ tìm hiểu bài "Thầy bói xem voi"
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Hiểu được các đặc điểm của truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn; ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. Nắm được những đặc sắc về nghệ thuật của truyện:
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 25 phút
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát chú thích dấu sao SGK, hãy nhắc lại đặc điểm của truyện ngụ ngôn?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
- GV yêu cầu HS xác định ngôi kể và thứ tự kể trong truyện ...? Tác dụng?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
Ngôi thứ 3, thứ tự tự nhiên => kể linh hoạt, tự do, người đọc dễ hình dung, dễ theo dõi, làm nổi bật nội dung, ý nghĩa truyện. I. Giới thiệu chung
Thể loại: Truyện ngụ ngôn.

Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản.
- Bước 1: GV hướng dẫn HS đọc: Nêu y/ c đọc: to, rõ, mạch lạc, thể hiện rõ thái độ dứt khoát, đầy tự tin, hăm hở, mạnh mẽ của các thầy bói nhưng giọng của mỗi thầy khác nhau. Nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả voi của các thầy.
- GV gọi HS đọc phân vai (dẫn chuyện, 5 thầy bói)
- GV nhận xét và sửa cách đọc => đọc mẫu lại 1 số đoạn...
- Bước 2: Gv yêu cầu HS kể tóm tắt những sự việc chính của truyện?
- HS trả lời, HS khác nhận xét => GV kết luận
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích sgk II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, kể tóm tắt, tìm hiểu chú thích

- Bước 3: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- HS trả lời, HS khác nhận xét => GV kết luận

- GV đặt tiếp câu hỏi: Bức tranh trong SGK ứng với nội dung nào của văn bản?
Năm thầy bói xem voi. 2. Bố cục: 3 phần

P1: Từ đầu -> Sờ đuôi: Giới thiệu cuộc xem voi (Năm thầy bói xem voi, mỗi thầy xem một chỗ).
P2: Tiếp -> chổi sể cùn: Hình thù con voi qua miêu tả của 5 thầy (mỗi thầy tả con voi theo hiểu biết của mình)
P3: Còn lại: Năm thầy không ai chịu nghe ai dẫn đến đánh nhau.

- Bước 4: GV đặt tiếp câu hỏi: Năm ông thầy bói rủ nhau xem voi trong hoàn cảnh như thế nào? Vì sao 5 ông lại muốn xem voi ? Nêu cách xem voi của 5 ông thầy bói?
- HS trả lời, HS khác nhận xét. GV chuẩn kiến thức
Lí do: mù và chưa biết hình thù con voi...

GV bổ sung kiến thức: Ngay ở đoạn văn đầu tiên truyện đã đưa ra một tình huống thú vị, bất ngờ: các thầy bói mù muốn xem voi mà lại xem voi bằng tay. Chi tiết rất đúng với thực tế: Xem voi theo cách của người mù. Như cha ông ta thường nói “mắt không hay lấy tay mà sờ”. Có thể nói đây là màn mở đầu cho một vở kịch. Mỗi câu trong đoạn văn là một thông tin. Các thông tin nối tiếp nhau mở ra cho người đọc theo dõi màn kịch thứ 2, đó là cách miêu tả voi của các thầy bói. 3. Phân tích
a. Năm ông thầy bói xem voi
- Hoàn cảnh: ế hàng
- Lí do xem voi: Năm ông thầy bói mù, chưa từng biết hình thù con voi.
- Cách xem voi: Mỗi thầy sờ một bộ phận của con voi.
=> Cách xem voi đặc biệt, gây chú ý, tạo ấn tượng hài hước...

- Bước 5: GV yêu cầu HS dựa vào văn bản và trả lời: Xem voi, các thầy đã miêu tả con voi như thế nào?
- HS trả lời, HS khác nhận xét. GV chuẩn kiến thức

Thầy sờ vòi bảo: voi sun sun như con đỉa...
Thầy sờ ngà bảo: voi chần chẫn như cái đòn càn...
Thầy sờ tai bảo: voi bè bè như cái quạt thóc...
Thầy sờ chân cãi: voi sừng sững như cái cột đình...
Thầy sờ đuôi lại nói: voi tun tủn như cái chổi sể cùn...
- GV đặt tiếp câu hỏi: Cách miêu tả voi của các thầy có gì đặc biệt? Cách miêu tả ấy có gì đúng, có gì sai? Đó là cách miêu tả như thế nào?
- HS trả lời, HS khác nhận xét. GV chuẩn kiến thức
+ Đặc biệt: Sờ một bộ phận => khẳng định toàn bộ.
+ Đúng với từng bộ phận của con voi nhưng sai với toàn bộ con voi.
+ Cách miêu tả sai lầm, phiến diện.
- Bước 6: GV đặt tiếp câu hỏi: NX về từ ngữ và biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn. Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy?
- HS trả lời, HS khác nhận xét. GV chuẩn kiến thức

ĐV đã sử dụng phép so sánh, các từ láy gợi tả -> Sự vật được miêu tả thêm sinh động, cụ thể, hấp dẫn. Tô đậm cái hài hước trong cách miêu tả voi của 5 thầy.
Tích hợp: Trong văn MT muốn lời văn hay, sinh động, ta cần chú ý lựa chọn và sử dụng những biện pháp tu từ, từ ngữ gợi tả, gợi cảm một cách hợp lí....

- Bước 7: GV yêu cầu HS nhận xét: Cả 5 thầy đều có thái độ như thế nào khi phán về con voi? Hãy tìm những từ ngữ cho thấy điều đó?

- HS trả lời, HS khác nhận xét. GV chuẩn kiến thức
• Tưởng con voi nó thế nào....
• Không phải...
• Đâu có...
• Ai bảo...
• Các thầy nói không đúng cả...
GV bổ sung kiến thức: Một loạt các câu phủ định thể hiện thái độ ... của 5 ông thầy bói. Cả 5 ông thầy bói đều phán sai về con voi nhưng ai cũng khẳng định chỉ có mình là đúng và phủ nhận ý kiến của người khác -> Chủ quan, bảo thủ sai lầm.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Cái sai nọ dẫn đến cái sai kia, kết quả cuộc xem voi của các thầy là gì?
Mỗi thầy chỉ sờ vào một bộ phận của con voi mà đã phán đấy là toàn bộ con voi.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi: Nguyên nhân dẫn đến sai lầm của họ là ở chỗ nào?
Cả 5 thầy đều có cách xem voi một cách phiến diện nhưng cứ chủ quan cho rằng mình đã biết đầy đủ về một con voi (dùng bộ phận để nói cái toàn thể). Trong khi đó, ở trường hợp này, các bộ phận của con voi không thể đại diện cho toàn thể thân hình con voi.
GV bình: Câu chuyện không nhằm chế giễu, phê phán cái mù về thể chất mà muốn nói đến cái mù về nhận thức, cái mù về phương pháp nhận thức, phương pháp tìm hiểu thực tế.Vì thế đã dẫn đến kquả vừa bi vừa hài: các thầy đánh nhau vỡ đầu, chảy máu mà vẫn không tìm được chân lí, không biết hình thù con voi. Đúng là“tiền mất, tật mang”. b. Năm thầy bói tả voi
- Mỗi thầy tả một bộ phận của con voi, nhưng lại cho rằng đó là hình thù con voi.

=> Cách miêu tả sai lầm, phiến diện, chủ quan.

- Từ ngữ và biện pháp nghệ thuật: Từ láy, so sánh

- Thầy nào cũng khăng khăng cho mình là đúng và phủ nhận ý kiến của người khác.

- Bước 8: GV đặt câu hỏi: Từ câu chuyện về cách xem voi và tả voi của 5 ông thầy bói, truỵện muốn khuyên chúng ta điều gì?
(? Muốn xem xét đánh giá sự vật, hiện tượng, ta phải xem xét ntn?)
- HS trả lời, HS khác nhận xét. GV chuẩn kiến thức
Sự vật, hiện tượng rất rộng lớn, bao gồm nhiều mặt nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu mới chỉ biết một mặt, một khía cạnh mà cho rằng đó là toàn bộ SV thì thật là sai lầm. Muốn kết luận đúng SV phải xem xét một cách toàn diện, có thế mới tránh được những sai lầm theo kiểu các thầy bói xem voi. Câu chuyện là bài học về cách tìm hiểu SV, hiện tượng mà chúng ta phải luôn chú ý để vận dụng tốt trong cuộc sống học tập và lao động.
- Bước 9: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Qua bài học vừa rút ra, em có suy nghĩ gì về nhan đề VB “ Thầy bói xem voi”?
- HS trả lời, HS khác nhận xét. GV chuẩn kiến thức
- Dùng để chỉ những người xem xét SV một cách phiến diện.
GV: Nhan đề “Thầy bói xem voi” đã trở thành thành ngữ và đi vào vốn ngôn ngữ thông thường của đời sống từ xưa đến nay mỗi khi có ai đó nhìn nhận, đánh giá SV, sự việc một cách phiến diện, chưa đến nơi đến chốn.
c. Kết quả
- Các thầy đánh nhau ...
=> Năm thầy bói bảo thủ dốt nát. Từ lời nói thiếu khách quan dẫn đến hành động sai lầm, thô bạo ...

- Bước 10: GV yêu cầu HS Khái quát nội dung, ý nghĩa văn bản?
- HS trình bày, nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức.
GV treo bảng phụ:
Xem xét bất kể một Sự việc, hiện tượng nào cũng phải xem xét một cách toàn diện. Chưa đưa ra kết luận vội vàng về bất cứ sự vật, hiện tượng nào khi chúng ta chưa xem xét đầy đủ, toàn diện.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Nêu những nét NT đặc sắc được sử dụng trong văn bản (cách kể chuyện, từ ngữ, phép tu từ ?)

- Bước 11: GV gọi HS đọc ghi nhớ sgk - T103
HS đọc 4. Tổng kết
a. Nội dung, ý nghĩa
- ND: Truyện kể về việc xem voi và phán voi của 5 ông thầy bói.
- Ý nghĩa:
+ Phê phán ...
+ Khuyên nhủ: Muốn hiểu biết về sự vật, hiện tượng, ta phải xem xét đánh giá chúng một cách toàn diện khách quan.
b. Nghệ thuật
- Kể chuyện ngắn gọn, cách nói bằng ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên sâu sắc.
- Sử dụng từ láy, phép so sánh, nghệ thuật phóng đại.
- Xây dựng đối thoại, tạo tiếng cười hài hước kín đáo.
- Lặp lại các sự việc.
c. Ghi nhớ
SGK- Tr103
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5 p
- GV nêu yêu cầu: Trong vai một nhân vật trong truyện, em hãy kể lại truyện “Thầy bói xem voi” bằng lời văn của mình (Chú ý kết hợp yếu tố biểu cảm)?
HS thực hiện - HS khác nhận xét - GV đánh giá
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5 phút
- GV nêu vấn đề: Em có cách giải quyết nào khác với cách giải quyêt của 5 thầy bói kia? Hãy kể một số VD của em hoặc của bạn về những trường hợp mà em và các bạn đã nhận định hay đánh giá sự vật, con người một cách sai lầm theo kiêủ “Thầy bói xem voi”?
- HS thảo luận và trả lời. GV nhận xét và bổ sung
Gợi ý: Cố gắng lắng nghe ý kiến của mọi người, nếu không ai chịu nhường ai thì còn một cách nữa là tìm người quản voi - chủ nhân của con voi sẽ là người giải đáp - tư vấn?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: vấn đáp
- GV yêu cầu HS về nhà:
1. Vẽ tranh miêu tả nội dung truyện “Thầy bói xem voi”?
2. Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ cùng chủ đề với câu chuyện
4. Hướng dẫn về nhà (1 phút )
- Học bài cũ: Kể tóm tắt truyện bằng lời văn của em; Học ghi nhớ; Nêu ví dụ về trường hợp nhận định đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm ... và hậu quả của việc đánh giá sai lầm ấy.
- Chuẩn bị bài mới: Danh từ (Danh từ chung, danh từ riêng)
+ Trả lời theo các câu hỏi SGK
+ Tìm các danh từ trong một đoạn văn tự chọn của văn bản “Con rồng cháu tiên”
+ Đặt câu với một trong các danh từ tìm được

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.