Giáo án ngữ văn 6: Bài Câu trần thuật đơn có từ là

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Câu trần thuật đơn có từ là. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:

CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là
- Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ là và xác định được cấu tạo của các kiểu câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản.
- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu
- Đặt câu trần thuật đơn có từ là.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách nhận biết, tạo lập và sử dụng động từ trong khi nói, viết.
- Năng lực lựa chọn cách sử dụng động từ trong thực tiễn giao tiếp
4. Thái độ:
- Có ý thức vËn dụng đúng câu câu trần thuật đơn có từ là trong giao tiếp hàng ngày.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp: thuyết trình, thảo luận, phân tích, thực hành có hướng dẫn...
- Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra các câu câu trần thuật đơn có từ là.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; bảng phụ, máy chiếu
2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, A0, bút dạ...
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
Câu hỏi: Câu trần thuật đơn là gì? Đặt một câu trần thuật đơn và cho biết câu em vừa đặt dùng để làm gì?
Yêu cầu:
- Học sinh đặt một câu trần thuật đơn
- Tác dụng
3. Bài mới. (33 phút)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 2 phút
- GV đưa ra ví dụ:
Tôi/ là học sinh lớp 6G1
- GV yêu cầu HS xác định câu trên thuộc kiểu câu nào, và cho biết câu đó dùng để làm gì?
- HS trả lời. GV nhận xét: Câu trần thuật đơn - giới thiệu, trước vị ngữ có từ “là”
GV: Gọi câu trên là câu trần thuật đơn có từ là. Vậy câu trần thuật đơn có từ là có đặc điểm thế nào? Có những kiểu câu nào? Chúng ta tìm hiểu bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 25p
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 1: Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.
- Bước 1: GV giới thiệu: Câu trần thuật đơn không có từ là gọi là câu tả. Câu TT đơn có từ là => Câu luận.
- Bước 2: GV yêu cầu Học sinh đọc bài tập (SGK) và trả lời câu hỏi: Xác định thành phần chính trong bài tập trên? Và cho biết các câu đó thuộc kiểu câu nào?
- HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời. GV chuẩn kiến thức
Bà đỡ Trần/ là người huyện Đ. Triều
CN VN
Truyền thuyết/ là loại truyện dân gian

CN VN
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô/ là
CN
một ngày trong trẻo, sáng sủa.
VN

- Dế Mèn trêu chị Cốc// là dại.
CN VN I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.
1. Phân tích ngữ liệu :

- Bước 3: GV đặt tiếp câu hỏi: VN của các câu trên do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức
+ Câu 1: là + Cụm DT .
+ Câu 2: là + cụm DT.
+ Câu 3: là + cụm DT.
+ Câu 4: là + TT. - Câu 1: là + Cụm DT .
- Câu 2: là + cụm DT.
- Câu 3: là + cụm DT.
- Câu 4: là + TT.

- Bước 4: GV yêu cầu HS chọn những từ, cụm từ phủ định điền vào trước VN của những câu trên cho thích hợp?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức
(a,. …không phải là …
b, …chưa phải….
c, …..không phải….
d,…..không phải….)
- Bước 5: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc. GV chuẩn kiến thức 2. Ghi nhớ 1: (SGK- 114)
* Lưu ý: Không phải bất cứ câu nào có từ là cũng là câu luận.
- Bước 6: GV đưa ra BT thực hành. Yêu cầu HS xác định CN- VN và cho biết câu trên có phải là câu TT đơn có từ là không? Tại sao?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức
Người ta/ gọi chàng là Sơn Tinh.
CN VN phụ ngữ
- Không phải câu TT đơn có từ là: VN là ĐT "gọi", từ là chỉ là phụ ngữ của ĐT "gọi".

Hoạt động 2: Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc BT- SGK- 115 và trả lời câu hỏi:
+ Trong các câu trên, VN của câu nào trình bày cách hiểu về SV, HT, khái niệm nói ở CN?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức
II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
1. Phân tích ngữ liệu:

- Câu b: Trình bày cách hiểu về SVHT…
+ VN của câu nào có tác dụng giới thiệu SV, HT, khái niệm nói ở CN?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức

- Câu a: Giới thiệu SVHT…
+VN của câu nào miêu tả đặc điểm, trạng thái của SVHT, khái niệm nói ở CN?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức - Câu c: Miêu tả đặc điểm trạng thái của SVHT.
+ Câu nào có VN thể hiện sự đánh giá đối với SVHT khái niệm nói ở CN?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức - Câu d: Đánh giá SVHT…
+ Qua việc tìm hiểu bài tập, hãy cho biết có mấy kiểu câu TT đơn có từ là?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức
- Bước 2: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- GV chốt kiến thức. 2. Ghi nhớ 2(SGK - 115)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: định hướng, vấn đáp, đánh giá...

- Thời gian: 20 phút
Luyện tập
Bài tập 1
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm theo nhóm bàn
- Các nhóm trình bày kết quả.
- GV chốt lại.
Bài tập 2:
- GV yêu cầu hs đọc Bt 2 SGK.
Xác định CN, VN của các câu trần thuật đơn có từ là trên và cho biết cấu tạo của VN ?
a/ là + CĐT
c/ là + CDT
d/ là + CDT
đ/e/ là + TT
là + CDT
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS làm ra nháp.
- Trình bày trước lớp.
- HS nhậ xét, GV sửa sai. III. Luyện tập
Bài tập 1
Các câu trần thuật đơn có từ Là:
Câu a, c, d, e.

Bài tập 2:
Xác định CN- VN của những câu TT đơn ở bài tập 1:
a. Hoán dụ/ là gọi tên…
CN VN
c. Tre / là cánh tay…
CN VN

Bài tập 3:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS đặt 2 câu trần thuật đơn có từ là Bài tập 3:
- Đặt 2 câu trần thuật đơn có từ là
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy vào vở về khai niệm, phân loại Câu trần thuật đơn có từ là.
- GV hướng dẫn cách vẽ. HS thực hiện
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hanh có hướng dẫn.
- GV yêu cầu: Viết một đoận văn miêu tả có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là (chủ đề tự chọn) và cho biểt tác dụng của kiểu câu này.
4. Hướng dẫn học sinh ở nhà: (5 phút)
* Học bài cũ:
- Nhớ câu trần thuật đơn có từ là và các kiểu của kiểu câu này.
* Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị bài Ôn tập truyện và kí

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.