Giáo án vnen bài Kiểm tra học kì I

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Kiểm tra học kì I. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

KIỂM TRA HỌC KÌ I

A. MỤC TIÊU RA ĐỀ KIỂM TRA
1. Kiến thức: Giúp hs củng cố , khắc sâu kiến thức và tự kiểm tra kiến thức đã học trong chương trình học kì I
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng làm bài tổng hợp
3.Thái độ: Giáo dục hs ý thức tự giác , tích cực trong kiểm tra thi cử

B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
• Kết hợp trắc nghiệm và tự luận
C. MA TRẬN

Cấp độ

Tên
(nội dung,
Chủ đề chương…) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL TN TL TN TL
Văn bản -Chỉ ra được tác phẩm nào không phải truyền thuyết -Nắm được đặc điểm của thể loại truyền thuyết, truyện trung đại -Biết được văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt của đoạn văn
-Nêu được về nội dung của đoạn văn

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ % 3
0,75
7.5% 4
2 đ
20% 7
2.75
27.5%

Tiếng Việt

-Xác định được từ mượn Hán Việt, lỗi dùng từ, từ viết sai quy tắc viết hoa, cụm danh từu và động từ tình thái

-Xác định được cụm danh từ, cụm động từ và vẽ mô hình cấu tạo

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ % 5 câu
1.25đ
12,5% 1 câu

10% 6
2.25
2.25%

Tập làm văn Viết được bài văn tự sự theo yêu cầu

Số câu
Số điểm Tỉ lệ % 01
5,0
50% 01
5
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ % 07
2,75
27,5% 06
2,25
22.5% 1
5,0
50% 14
10
100%

D. ĐỀ BÀI

I/ TRẮC NGHIỆM: (2.0 điểm)
Đọc kĩ câu hỏi và chọn đáp án đúng nhất bằng cách chép đáp án đó vào bài làm
Câu 1 . Tác phẩm nào không phải truyện truyền thuyết?
A.Thánh Gióng B.Sơn Tinh,Thủy Tinh C.Treo biển D. Bánh chưng,bánh giầy
Câu 2. Văn bản “Treo biển” thuộc thể loại văn học dân gian nào ?
A. Truyện ngụ ngôn B.Truyện cười C.Truyện cổ tích D.Truyện truyền thuyết
Câu 3.Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân?
A. Niềm tin, khát vọng của nhân dân về công bằng xã hội, đề cao cái tốt ,cái thiện.
B. Đề cao công lao dựng nước của các vua Hùng và khát vọng chế ngự thiên tai .
C. Tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm, khát vọng có người anh hùng giúp nước.
D. Đề cao lao động và nghề nông, lòng biết ơn tôn kính tổ tiên
Câu 4. Dòng nào nói đúng nhất sự công tâm trong y đức đối với người bệnh của Thái y lệnh họ Phạm trong văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” ?
A. Năm đói kém dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng , đói khát ở và chữa bệnh cho họ.
B. Thường xuyên mang hết của cải trong nhà mua thuốc tốt để chữa cho người bệnh.
C. Không ngại chữa các bệnh dầm dề , máu mủ.
D. Luôn ưu tiên chữa chạy cho người bệnh nặng trước , bất kể họ có địa vị cao hay thấp trong xã hội.
Câu 5. Câu nào mắc lỗi dùng từ ?
A.Sau nhiều năm bôn ba, Bác đã trở về . B. Bức tranh thủy mạc thật đẹp.
C.Nhiều bạn còn bàng quang trong học tập. D.Ngày mai,lớp em đi tham quan.
Câu 6. Từ nào không phải từ láy ?
A. Lềnh bềnh B. Ngăn chặn C. Vững vàng D.Ròng rã
Câu 7.Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Em bé thông minh”là gì ?
A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Tự sự
Câu 8.Người kể chuyện xưng tôi là đặc điểm của ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Không thuộc ngôi kể nào.
II/ TỰ LUẬN: (8.0 điểm)
Câu 1.(1điểm) Truyện “ Ếch ngồi đáy giếng ”ngụ ý phê phán, khuyên răn ta điều gì?
Câu 2.(2 điểm) Viết đoạn văn từ 4 đến 6 câu kể về một việc tốt của em, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một cụm danh từ ,một cụm động từ ,một cụm tính từ gạch chân dưới cụm danh từ,cụm động từ ,cụm tính từ đó ?
Câu 3. (5 điểm). Đóng vai nhân vật Sơn Tinh kể lại truyện “Sơn Tinh,Thủy Tinh”
--------- HẾT ---------

E. Hướng dẫn chấm

I. TRẮC NGHIỆM:( 2 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C B A D C B D A

II.TỰ LUẬN (8 ĐIỂM)
Câu 1:(1điểm )
Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán,khuyên răn
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng huênh hoang, hống hách . (0.5đ)
- Khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo (0.5đ)
Câu 2: (2 điểm )
Yêu cầu
- Học sinh viết được đoạn văn tự sự đảm bảo số câu, đúng chủ đề, thể hiện tốt nội dung, có sự liên kết , diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng đúng từ ngữ trình bày sạch, đẹp rõ ràng. Học sinh sử dụng các cụm từ theo yêu cầu (1,5điểm)
- Học sinh gạch chân các cụm từ theo yêu cầu (0,5điểm)
Câu 3: (5 điểm)
*Về hình thức:
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
- Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, từ ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm
- Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng .
*Về nội dung:
- Đảm bảo các hệ thống sự kiện của cốt truyện và nhân vật.
- Biết đóng vai Sơn Tinh để kể chuyện (Sơn Tinh xưng tôi, tự kể việc và bày tỏ suy nghĩ ,đánh giá....)
- Biết sáng tạo, kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết.
a. Mở bài : (0,5 điểm)
Sơn Tinh giới thiệu về bản thân và sự việc vua Hùng kén rể khiến chàng đến Phong Châu
b. Thân bài: (4 điểm)
- Kể lại diễn biến
+ Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn, họ ngang tài ngang sức
+ Vua không biết chọn ai nên phán đồ sính lễ ...
+ Sơn Tinh đến trước được cưới Mị Nương
+ Thủy Tinh đến sau nổi giận đem quân đuổi đánh ròng rã mấy tháng...
+ Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua
c.Kết bài : (0,5điểm )
Chuyện báo thù hằng năm của Thủy Tinh, suy nghĩ của Sơn Tinh,mong muốn của chàng .
* Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, có sự sáng tạo, diễn đạt tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 4: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 3: Đáp ứng đư¬ợc khoảng một nửa số ý trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 1-2: Năng lực kể chuyện còn yếu,còn nhầm lẫn ngôi kể, trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề, hoặc không làm bài

Duyệt ngày … tháng …năm 20…
* Nhật kí giờ lên lớp

……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.