Giáo án ngữ văn 6: Bài Chữa lỗi dùng từ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Chữa lỗi dùng từ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết :
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Nắm được định nghĩa về từ, từ phức và cấu tạo của từ phức (từ ghép, từ láy), từ mượn, nguyên tắc mượn từ và vai trò của nó trong tiếng Việt.
- Nắm được đơn vị cấu tạo từ
- Nhận ra cách giải thích nghĩa của từ
2. Kĩ năng
- Phân biệt được từ và tiếng; từ đơn và từ phức; từ ghép và từ láy.
- Rèn kĩ năng phân tích cấu tạo của từ.
- Rèn kĩ năng sử dụng từ, từ ghép, từ láy, từ mượn trong hoàn cảnh giao tiếp
- Nhận ra được lỗi sai khi dùng từ và biết cách sửa lỗi sai đó.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng đúng nghĩa của từ
- Yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng
2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV dẫn dắt: Sử dụng từ khi nói và viết, chúng ta do nhiều nguyên nhân khác nhau mà thường hay mắc một số lỗi cơ bản: lặp từ, lẫn lộn từ gần âm, dùng từ sai nghĩa… Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu các lỗi đó và đưa ra cách khắc phục.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu lỗi lặp từ
- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát ngữ liệu SGK/68 và trả lời câu hỏi: Trong ví dụ a, những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần?
- HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức

- GV đặt tiếp câu hỏi : Việc lặp lại các từ ngữ như trên có tác dụng gì?
- HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức
- Khẳng định, nhấn mạnh vai trò của cây tre trong việc đánh giặc giữ làng, bảo vệ con người, bảo vệ đất nước, là biểu tượng cho tính cách anh hùng trong lao động và chiến đấu của dân tộc ta.
- Tạo nhịp điệu hài hoà như một bài thơ. I. Lặp từ
* Phân tích ngữ liệu
(SGK/68)
Đoạn văn a)
- Tre: Lặp lại 7 lần.
- Giữ: Lặp lại 4 lần.
- Anh hùng: Lặp lại 2 lần.
-> Nhấn mạnh, tạo nhịp điệu
- Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát ví dụ b và trả lời câu hỏi: Ở ví dụ b, từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần?
- HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức
- GV đặt tiếp câu hỏi: Việc lặp này có đem lại tác dụng gì cho câu văn không?
- HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức
- GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, đặt tiếp các câu hỏi:
+ Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ? Khi bỏ từ bị lặp đi, em thấy câu như thế nào?
+ Tại sao có hiện tượng dùng sai từ như vậy?
- GV bổ sung: Do vốn từ nghèo nàn; do dùng từ thiếu lựa chọn, cân nhắc.
- GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Muốn tránh mắc lỗi lặp từ thì phải làm gì?
- HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức
Đoạn văn b)
- Truyện dân gian: lặp 2 lần

-> Câu văn nặng nề, nhàm chán

- Chữa: Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo

- Biện pháp: Trau dồi vốn từ; khi nói, viết, phải hết sức tránh lặp từ một cách vô ý thức khiến cho lời nói trở nên nặng nề, dài dòng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu lỗi Lẫn lộn các từ gần âm
- Bước 1: GV yêu cầu HS gạch chân dưới các từ dùng sai âm trong câu a, b. và giải thích tại sao dùng sai âm như vậy?
- HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức

- Bước 2: GV đặt tiếp câu hỏi: Tại sao có hiện tượng dùng sai từ như vậy? Muốn tránh mắc lỗi dùng sai từ thì phải làm gì?
- HS trả lời, HS khác bổ sung. GV nhận xét, chuẩn kiến thức: II. Lẫn lộn các từ gần âm
* Phân tích ngữ liệu
(SGK/68)
- VD a) Thăm -> Tham: Lẫn lộn 2 từ gần âm. (Tham quan: Xem tận mắt để mở rộng tầm hiểu biết; Thăm quan: Vô nghĩa, không có trong từ điển).
- VD b) Nhấp nháy -> Mấp máy. Lẫn lộn từ láy gần âm (Nhấp nháy: mở ra nhắm lại liên tiếp hoặc có ánh sáng khi loé ra, khi tắt liên tiếp; Mấp máy: cử động khẽ và liên tiếp của mắt hoặc ánh sáng).

- Biện pháp:
+Muốn tránh mắc lỗi dùng sai từ thì phải nhớ chính xác nghĩa của từ.
+ Chỉ dùng từ nào mình nhớ chính xác hình thức ngữ âm.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng dùng từ không đúng nghĩa
- Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo tổ
- Tổ 1: Chỉ ra các lỗi dùng từ trong câu 1.a
- Tổ 2: Chỉ ra các lỗi dùng từ trong câu 1.b
- Tổ 3: Chỉ ra các lỗi dùng từ trong câu 1.c
- HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức
- Bước 2: GV đặt tiếp câu hỏi: Tại sao có hiện tượng dùng sai từ như vậy?
- HS trả lời. GV nhận xét: Do không hiểu nghĩa của từ (a, b) hoặc dùng từ sai thực tế (c - Nguyễn Đình Chiểu bị mù)
-Bước 3: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Hãy thay các từ dùng sai bằng các từ thích hợp khác? Làm thế nào để không bị dùng từ sai nghĩa?
- HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức:
Để không dùng từ sai nghĩa, cần:

- Bước 4: Hãy khái quát lại các lỗi thường gặp khi sử dụng từ?
- HS trả lời. GV nhấn mạnh lại kiến thức: Các lỗi thường gặp là lặp từ; Lẫn lộn các từ gần âm; Dùng từ không đúng nghĩa III. Dùng từ không đúng nghĩa
* Phân tích ngữ liệu
1. Chỉ ra lỗi dùng từ.

a. Dùng sai từ: Yếu điểm
b. Dùng sai từ: Đề bạt
c. Dùng sai từ: Chứng thực

2. Chữa lỗi
a. Thay yếu điểm bằng nhược điểm hoặc điểm yếu.
b. Đề bạt bằng đề cử hoặc bầu c. Tận mắt, chứng thực bằng tận tai nghe thấy hoặc chứng kiến.
- Biện pháp:
- Nắm chắc nghĩa của từ.
- Không hiểu hoặc chưa rõ nghĩa thì chưa dùng mà cần tra từ điển.
- Suy nghĩ kĩ để chọn lựa từ phù hợp trước khi dùng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10p
Bài tập 1 (SGK/68)
- GV yêu cầu HS làm BT1 (SGK/68)
- HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày.
- GV chuẩn kiến thức.
Bài tập 1 (SGK/68)
Sau khi bỏ từ lặp, câu sẽ như sau:
a) Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến
b) Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
c) Qúa trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.

Bài tập 2 (SGK/69)
- GV yêu cầu HS làm BT
- HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày.
- GV chuẩn kiến thức.
Bài tập 2 (SGK/69)
a) Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
b) Có một số bạn còn bàng quan với lớp
c) Vùng này còn khá nhiều hủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái...

Bài tập 3 (SGK/76)
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn (theo tổ)
- Tổ 1: 3a
- Tổ 2: 3b
- Tổ 3: 3c
- HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày.
- GV chuẩn kiến thức. a) Thay từ đá bằng đấm hoặc thay từ tống bằng tung
b) Thay từ thực thà bằng thành khẩn; thay từ bao biện bằng ngụy biện
c) Thay tinh tú bằng tinh túy

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 3p
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và ghi lại các lỗi dùng từ của bản thân trong đoạn văn đã viết ở bài “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt”?
- HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày. GV chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Sưu tầm 3 lỗi dùng từ: lặp từ, lẫn lộn từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa trên các bài báo hoặc bài viết trên in-tơ-net (chuẩn bị ở nhà)
4. Hướng dẫn về nhà
1. Hướng dẫn học sinh học bài cũ: Học thuộc phần ghi nhớ; Làm các bài tập còn lại trong SGK.
2. Hướng dẫn học sinh đọc trước bài tiếp theo.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.