Giáo án ngữ văn 6: Bài Trả bài kiểm tra Tập làm văn số 3

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Trả bài kiểm tra Tập làm văn số 3. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết theo PPCT: 61

Tập làm văn
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3, BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Qua tiết trả bài các em được củng cố thêm về văn tự sự: chủ đề, cách làm một bài văn tự sự, thứ tự kể, ngôi kể... các yêu cầu đối với sự việc và nhân vật trong văn tự sự. Củng cố kiến thức về cách làm bài văn kể chuyện đời thường (Kể người).
- Củng cố những kiến thức tiếng Việt đã học: từ, cấu tạo từ, từ mượn, nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, danh từ, cụm danh từ.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý (lựa chọn chi tiết, xây dựng nhân vật), kĩ năng lập dàn ý, kỹ năng tạo lập văn bản tự sự. HS tự sửa chữa bài viết của bản thân: lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt...
- Nhận diện danh từ, cụm danh từ, từ ghép, từ láy trong đoạn văn. Dùng từ, đặt câu, xây dựng đoạn văn theo chủ đề tự chọn.
3. Thái độ
- Nghiêm túc, khách quan, nhận ra những lỗi sai trong bài làm và biết cách tự sửa lỗi, từ đó rút kinh nghiệm cho những bài kiểm tra lần sau.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự nhận thức: Biết nhìn nhận đánh giá đúng về khả năng của mình thông qua một bài viết văn, một bài kiểm tra Tiếng Việt cụ thể.
- Năng lực giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực: Tiếp thu ý kiến của người khác rút ra những kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình học tập...
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thực hành có hướng dẫn, thuyết trình,...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Chấm, chữa bài, thống kê lỗi sai.
2. Học sinh: Xem lại kiến thức văn tự sự, xây dựng lại dàn ý đề bài viết số 3. Ôn tập kiến thức TV đã học về từ, nghĩa của từ, từ loại và cụm từ.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Thế nào là kể chuyện đời thường? Bài văn kể chuyện đời thường có những yêu cầu gì?
Đáp án:
- Kể chuyện đời thường: Là kể về s/v, con người diễn ra trong cuộc sống hàng ngày ... ở xung quanh ta.
- Yêu cầu đối với bài văn kể chuyện đời thường:
+ Nhân vật cần chân thực, không bịa đặt.
+ Sự việc chi tiết được lựa chọn phải tập trung cho một chủ đề nào đó, tránh kể tuỳ tiện, rời rạc.
3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV giới thiệu tiết trả bài
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết, nắm được các đặc điểm về chỉ từ; Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tái hiện đề, tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý
- Bước 1: Gv yêu cầu HS tóm tắt truyện “Ông lão...” (HĐ cá nhân)
- HS thực hiện. GV đánh giá, công bố đáp án trên máy chiếu.
- GV yêu cầu HS: Phân tích tác dụng của thứ tự kể trong truyện “Thầy bói xem voi”?
- HS thực hiện. GV đánh giá, công bố đáp án trên phông chiếu.
-Bước 2: Tìm hiểu đề bài Kể về một người thân của em?
GV yêu cầu HS xác định kiểu bài, lựa chọn nhân vật để kể.
- HS thực hiện. GV đánh giá, công bố đáp án trên máy chiếu.
+ Kiểu bài: Văn kể chuyện
+ Yêu cầu: kể về một người mà em yêu quý.
Có nghĩa là kể về một một người mà em quý mến, có thể là ông bà, bố, ẹm, anh, chị, bạn, hay thấy cô giáo. Người ấy có ảnh hưởng tốt đến em, có thể còn làm thay đổi hành động tư tưởng tình cảm của em theo hướng tích cực ...
- GV đặt tiếp câu hỏi: Với đề bài này em sẽ kể theo ngôi kể nào? Thứ tự kể ?
- HS thực hiện. GV đánh giá, công bố đáp án trên máy chiếu.
+ Ngôi thứ nhất: xưng tôi, xưng em. Vì ...
+ Thứ tự kể: kể ngược + kể xuôi.
+ Nhân vật; Chủ đề (Mục đích em kể chuyện nhằm nhắn gửi ý nghĩa gì?)
- GV đặt tiếp câu hỏi: Với nhân vật, ta cần kể những gì?
- HS thực hiện. GV đánh giá, công bố đáp án trên máy chiếu.
• Kể về lai lịch, tuổi, nghề nghiệp, dáng vẻ ngoại hình ...; Kể tính tình, sở thích thông qua hành động thái độ, ngôn ngữ của nhân vật;
• Kể về mối quan hệ của nhân vật với mọi người xung quanh đặc biệt là với mình -
- Bước 3: GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài - Hs thảo luận theo nhóm 4 phút.
- Các nhóm trình bày và nhận xét. GV chốt đáp án
- GV lưu ý HS:
+ Lựa chọn sự việc hợp lý, có ý nghĩa làm nổi bật đặc điểm phẩm chất của nhân vật; biết đặt sv vào tình huống bất ngờ; biết kết hợp kể và thể hiện cảm xúc.
+ Có thể sử dụng thứ tự kể xuôi, kể ngược. Tuy nhiên, trong phần thân bài, chuỗi sự việc cần kể xuôi.
- HS suy nghĩ, trả lời. GV công bố đáp án trên phông chiếu

- Bước 4: GV nhận xét chung ưu nhược điểm của bài văn làm, khi nhận xét – GV chiếu một vài đoạn bài làm của học sinh để cả lớp quan sát
* Ưu điểm:
- Nắm được yêu cầu của đề:
+ Câu 1, 4 làm tốt
+ Câu 3: Nhiều bài làm tốt, bài viết có cảm xúc, chữ viết đẹp, trình bày rõ ràng bố cục 3 phần.
* Nhược điểm:
- Nhiều em chưa biết lập dàn ý, trình bày chưa khoa học, xây dựng các ý quá chi tiết vụn vặt
- ND bài viết: Một số bài viết sơ sài, chưa đầy đủ, các sự việc được kể còn vụn vặt, bạ đâu kể đấy không có ý nghĩa.
- Hình thức:
+ Chữ viết cẩu thả, trình bày gạch xoá...
+ Sai chính tả nhiều, viết hoa tuỳ tiện.
+ Một số bài bố cục không rõ ràng: Chưa phân biệt MB – TB – KB.
+ Diễn đạt lủng củng, lặp từ, lặp ý, dùng từ sai, từ không chính xác, câu thiếu CN, câu không rõ ý, dùng dấu chấm dấu phẩy ngắt câu chưa hợp lí.
+ Ý thức làm bài: chưa tích cực suy nghĩ viết bài, còn dựa dẫm bắt chước văn mẫu sáo rỗng. Một số bài quá sơ sài ...
- Bước 5: GV chữa lỗi cụ thể nhưng không nêu tên học sinh phạm lỗi. Tuyên dương bài khá - có tên HS.

- GV đọc một số đoạn văn viết tốt của HS trong lớp để cả lớp học tập.

- Bước 6: GV trả bài cho HS, y/c HS đọc kĩ bài làm của mình, so sánh với dàn ý đã nêu.
- Yêu cầu hs quan sát, xem bài của mình đã đạt yêu cầu chưa -> sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt.... I. Tái hiện đề, tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý

- Đối tượng cần kể: một người mà em yêu quý.

- Chủ đề:

- Dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật, tình cảm của mình với nhân vật.
b. Thân bài: Kể về nhân vật.
- Chân dung, ngoại hình.
- Tính tình, sở thích, tài năng...
- Kỉ niệm giữa mình và người ấy.
c, Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình với nhân vật.
II. Nhận xét chung
1. Ưu điểm

2. Nhược điểm

III/ Chữa lỗi:
- Phương pháp làm bài.
- Trình bày:
+ Chính tả.
+ Hình thức bài làm.
- Diễn đạt.
+ Dùng từ.
+ Viết câu.

IV/ Đọc đoạn, bài tiêu biểu

V/ Trả bài, giải quyết thắc mắc, thống kê, phân loại điểm
Thống kê điểm bài viết

Lớp
Điểm
0 -2 3 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10
6A

6B

Hoạt động 2: Chữa và trả bài kiểm tra Tiếng Việt
- Bước 1: GV đưa đề lên máy chiếu, yêu cầu hs đọc đề - HS thực hiện thao tác tìm hiểu đề, tìm ý cho bài làm – GV đưa đáp án.
- GV trả bài - yêu cầu HS đọc đề bài, xây dựng đáp án,
- GV giới thiệu đáp án trên máy chiếu.
- Bước 2: GV nhận xét ưu và nhược điểm mà HS gặp phải trong bài kiểm tra.
a. Ưu điểm
- Đa số hs nắm được kiến thức cơ bản, làm được bài đạt yêu cầu.
- Một số chữ sạch, ý thức làm bài tốt, đạt điểm giỏi.
- Biết viết đoạn văn theo yêu cầu
b. Nhược điểm
- Một số em chữ xấu, trình bày cẩu thả, sai chính tả nhiều.
- Một số không nắm được kiến thức cơ bản, lười học bài cũ – sai phần trắc nghiệm
- Một số em chưa nắm được cách giải thích nghĩa của từ.
- Chưa xác đinh đúng cụm danh từ. Đặt câu không đúng ngữ pháp (không đủ CN/VN); câu lủng củng, chưa trọn vẹn nghĩa; xác định từ và cụm từ chưa chính xác.
- Diễn đạt thiếu rõ ràng mạch lạc.
- Bước 3: GV hướng dẫn HS chữa các lỗi trong bài kiểm tra về:
+ Phương pháp làm bài, lỗi chính tả, viết ẩu, diễn đạt lủng củng, dùng từ chưa phù hợp…
+ Câu sai ngữ pháp: Thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ, hoặc: câu mới chỉ có trạng ngữ mà thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
+ Câu không rõ nội dung; có câu chủ ngữ nêu sự vật, hiện tượng nhưng vị ngữ lại nêu thông tin không lô gic với chủ ngữ.
- Bước 4: GV trả bài để HS theo dõi, chọn một số bài làm tốt tuyên dương.
I. Chữa bài tiếng Việt
1. Đề bài

2. Nhận xét chung

3. Chữa lỗi

4. Trả bài
Thống kê điểm bài viết
Lớp
Điểm
0 – 1 - 2 3 – 4 5 – 6 7 - 8 9 - 10
6A
6B

4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ: Ôn lại các kiến thức về văn tự sự, kiến thức tiếng Việt đã học, hoàn thành việc chữa lỗi trong bài làm.
- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Mẹ hiền dạy con”

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.