Giáo án ngữ văn 6: Bài Trả bài Tập làm văn số 6

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Trả bài Tập làm văn số 6. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết :
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6, BÀI KIỂM TRA VĂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Củng cố lại kiến thức về phần văn bản và tập làm văn (kiểu bài tả người).
- Học sinh nhận ra được ưu - nhược điểm trong bài viết của mình về các mặt: nội dung và hình thức trình bày.
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết tìm ra lỗi sai và sửa lỗi trong bài làm của mình.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, khách quan trong việc đánh giá kết quả bài làm của mình. Thấy được lỗi sai và cách khắc phục.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự nhận thức về kiến thức của bản thân mà mình đã tiếp thu được trong quá trình học tập.
- NL ra quyết định: Lựa chọn các đơn vị kiến thức phù hợp với đề bài kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. GV: Chấm, chữa bài, thống kê những lỗi tiêu biểu.
2. HS: Xem lại kiến thức văn miêu tả, xây dựng lại dàn ý đề bài viết số 5.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thực hành có hướng dẫn, p2 thuyết trình...: GV gợi mở hướng dẫn để hs xây dựng dàn ý của bài văn ...
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới:
I. BÀI KIỂM TRA VĂN
* Hoạt động 1 : Tái hiện đề bài, tìm ý, xây dựng dàn ý cho bài làm.
- GV đưa đề bài lên máy chiếu – HS quan sát.
- GV yêu cầu hs trả lời từng câu hỏi trong đề bài – đưa đáp án lên máy chiếu.
* Hoạt động 2: Nhận xét bài làm của học sinh.
- GV nhận xét khái quát ưu - nhược điểm trong bài làm của tập thể lớp, có VD cụ thể ...
1. Ưu điểm :
- Học sinh nhớ và chép được chính xác đoạn thơ, nắm được tên tác giả và PTBĐ của văn bản.
- Nắm chắc nội dung và đặc sắc nghệ thuật các đoạn văn bản cần phân tích.
- Hiểu rõ về nhân vật Lượm và hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ.
- Liên hệ thực tế tốt ( câu 3)
- Đạt trên 80% làm tốt câu 1, 2.
- Một số bài làm sạch sẽ.
2. Nhược điểm:
- ND: Một số bài làm chưa đủ ý, chưa nắm chắc kiến thức, hoặc bài làm còn sơ sài
- Hình thức:
+ Nhiều HS ko làm đúng yêu cầu, chưa viết thành đoạn văn, lí giải tâm trạng chưa sâu sắc.
+ Nhiều HS cảm nhận còn sơ sài, sa vào kể tóm tắt nhân vật, chưa bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của mình.
+ Trình bày bẩn, không khoa học, không để lề, chữ xấu, cẩu thả, sai chính tả nhiều.
+ Diễn đạt: lủng củng, lặp từ, dùng từ không chuẩn, câu thiếu CN, không rõ nghĩa, dấu chấm câu sai.
* Hoạt động 3: Trả bài.
* Hoạt động 4: Chữa lỗi.
- GV đưa một số lỗi tiêu biểu trong bài làm của học sinh lên máy chiếu –
Hs quan sát, nhận xét, tự chữa lỗi...
* Lỗi trình bày, diễn đạt.
- Chính tả:
+ Nhầm lẫn giữa: s/x; r/d; l/n; ...
- Dùng từ: Lặp từ:
- Viết câu:
+ Câu sai ngữ pháp
+ Câu lủng củng không có nghĩa.
*Lỗi lạc đề, không xác định đung yêu cầu của bài.
* Hoạt động 5: Đọc bài, đoạn, phần tiêu biểu.

II. BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 6
* Hoạt động 1 : Tái hiện đề bài, tìm ý, xây dựng dàn ý cho bài làm.
- Gv đưa đề lên máy chiếu – HS quan sát.
- GV yêu cầu hs trả lời từng câu hỏi trong đề bài – đưa đáp án lên máy chiếu
* Hoạt động 2: Nhận xét bài làm của học sinh.
* GV nhận xét chung ưu nhược điểm của bài văn làm, khi nhận xét – GV có thể chiếu một vài đoạn bài làm để hs quan sát.
1/ Ưu điểm:
- Biết xác định yêu cầu của đề, nắm được các đặc điểm nổi bật của đối tượng, bước đầu xây dựng được bố cục bài văn 3 phần...
- Một số chữ viết sạch, đẹp; nội dung đầy đủ chi tiết; Biết sử dụng ngôn ngữ miêu tả linh hoạt hấp dẫn; Câu văn lưu loát.
2/ Nhược điểm:
- Một số hs chưa vận dụng linh hoạt lí thuyết vào làm bài. Chưa nắm chắc bố cục bài viết: Các phần MB - KB chưa tốt, chưa đạt yêu cầu.
- Một số bài miêu tả còn lộn xộn, chưa đảm bảo trình tự hợp lí, chưa biết tái hiện đối tượng thông qua những đặc điểm nổi bật nhất, lời văn dài dòng ... Một số còn sao chép văn mẫu.
- Một số hs còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày cẩu thả, chữ xấu.
* Hoạt động 3: Trả bài.
- GV trả bài cho HS, y/c HS đọc kĩ bài làm của mình, so sánh với dàn ý đã nêu.
- Yêu cầu hs quan sát, xem bài của mình đã đạt yêu cầu chưa -> sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt trong bài làm của mình.
* Hoạt động 4: Chữa lỗi.
- GV đưa một số lỗi tiêu biểu trong bài làm của học sinh lên máy chiếu – Hs quan sát, nhận xét, tự chữa lỗi...
- GV chữa lỗi cụ thể nhưng không nêu tên học sinh phạm lỗi. Tuyên dương bài khá - có tên HS.
- GV chọn một số lỗi tiêu biểu ghi lên bảng phụ, yêu cầu hs xác định lỗi sai, nguyên nhân mắc lỗi, cách chữa và chữa lỗi.
1. Phương pháp làm bài.
- Chưa quan sát miêu tả đặc điểm nổi bật của đối tượng. Nhầm sang bài kể người.
- Xác định chưa đúng yêu cầu của đề về đối tượng, nên còn nhầm sang bài kể một kỉ niệm với người ấy.
- Liên tưởng và so sánh chưa hợp lí:
+ Mắt mẹ em tròn xoe như hai hòn bi ve (Hà A2).
+ Môi mẹ em lúc nào cũng đỏ như máu. ( Vi A1)
+ Môi mẹ em chúm chím như cánh hồng mới nở còn đọng long lanh những hạt sương (Phú A2)
- Lựa chọn chi tiết chưa tiêu biểu: Tả nốt ruồi trên mặt, tả tai... Hoặc kể chi tiết không nhằm làm nổi bật tính cách nhân vật (Đáng khen hay đáng chê)
- Mở bài chưa giới thiệu khái quát về đặc điểm của đối tượng. Trình tự miêu tả phần thân bài còn lộn xộn. Kết bài sơ sài, chưa khẳng định đối tượng.
2. Trình bày:
- Lỗi chính tả:
+ Nhầm lẫn các phụ âm:
+ Viết sai chính tả do chưa hiểu từ
- Hình thức bài làm.
+ Chữ viết cẩu thả, gạch xóa nhiều
3. Diễn đạt.
- Lỗi diễn đạt:
+ Diễn đạt lủng củng, không rõ ý...
+ Dùng từ chưa phù hợp, từ không đúng nghĩa, từ không đúng về sắc thái biểu cảm.
+ Lặp từ nhiều.
+ Câu sai ngữ pháp: Thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ, hoặc: câu mới chỉ có trạng ngữ mà thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
+ Câu không rõ nội dung; có câu chủ ngữ nêu sự vật, hiện tượng nhưng vị ngữ lại nêu thông tin không lô gic với chủ ngữ.
* Hoạt động 5: Đọc bài, đoạn, phần tiêu biểu.
- GV Công bố điểm, đọc bài văn hay
- GV đọc những đoạn, những bài viết tốt cho HS tham khảo: Nga, Vân Anh, Diệp, Hiền ( A2) Trang, Mai, Uyên ( A3)
3. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ: Sửa lỗi sai trong bài làm. Làm lại bài với những em điểm kém.
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập văn miêu tả.
+ Ôn lại đặc điểm, yêu cầu của một bài văn miêu tả.
+ Phân biệt được sự khác nhau giữa văn miêu tả và tự sự; văn tả cảnh và văn tả người.
+ Yêu cầu và bố cục bài văn miêu tả.
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.