Giáo án vnen bài Buổi học cuối cùng

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Buổi học cuối cùng. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 6 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:../…/20…
Ngày dạy: …/…/20…
Tiết 85 - 88
BÀI 21: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Phân tích được nội dung ý nghĩa của truyện Buổi học cuối cùng.
- Chỉ ra được các kiểu nhân hóa và phân tích tác dụng của phép nhân hóa.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu truyện ngắn.
- Nhận biết được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhân vật qua ngoại hình, hành động, ngôn ngữ.
- Sử dụng phép nhân hóa khi làm văn tả cảnh. Biết cách viết đoạn văn, bài văn tả người.
3. Thái độ: Trân trọng yêu quý, giữ gìn tiếng mẹ đẻ.
4. Định hướng phẩm chất năng lực :
- Phẩm chất: Yêu nước nhân ái, chăm chỉ
- Năng lực:Ngôn ngữ, tự chủ tự học, giao tiếp, hợp tác
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học.
2. Học sinh: Đọc kĩ bài, soạn bài theo yêu cầu phần tìm hiểu văn bản.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Mục tiêu- Nội dung- Phương thức Yêu cầu cần đạt Dự kiến tình huống
A. Hoạt động khởi động:
* Nắm được giá trị của tiếng Việt.
Gv cho h/s hoạt động cá nhân
H/s đọc đoạn thơ.
? Đọc vài câu thơ, văn hay mà em biết, chỉ ra từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm?
*Phương pháp , kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, hoạt động cá nhân.
Gv chốt, chuyển

B. Hoạt động hình thành kiến thức:
*Mục tiêu: Học sinh phân tích được nội dung ý nghĩa của truyện Buổi học cuối cùng. GV gọi h/s chia sẻ về cách đọc
? Nêu cách đọc văn bản ?
- GV đọc mẫu, gọi hs đọc, hs khác nhận xét, gv nhận xét.

*Phương pháp , kĩ thuật dạy học: vấn đáp, hoạt động cá nhân
Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu chú thích về tác giả tác phẩm
H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện
GV quan sát trợ giúp khi cần
? Nhắc lại những nét chính về tác giả?
?Thể loại văn bản ?
?PTBĐ?
?Bố cục của văn bản?
*Phương pháp, kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp
Gv hỏi học sinh về một số chú thích và giải đáp khi có thắc mắc của trò

Gv cho h/s hoạt động cặp đôi yêu cầu mục 2.a.(1), (2), (3).
H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện
GV quan sát trợ giúp khi cần
? Em hiểu thế nào là tên truyện Buổi học cuối cùng?
? Các sự việc diễn ra trong hoàn hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào?
? Truyện có những nhân vật nào? Truyện được kể theo lời nhân vật nào? Nhân vật nào gây cho em ấn tượng nhất? Vì sao?
Gv chuẩn kiến thức.

Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.2.a. (4a,b), (5), (6)
H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận
Gv quan sát trợ giúp khi cần
PP,KT: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác, ...
?điểm khác lạ trên đường tới trường, quang cảnh trườngg và không khí lớp học? Những điều khác lạ đó báo hiệu việc gì?
? Ý nghĩa tâm trạng của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
? Ý nghĩa của truyện?
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung
Gv chuẩn kiến thức.

Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.2.b, c, d
H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận
Gv quan sát trợ giúp khi cần
PP,KT: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác, ...
? Trang phục của thầy khác với mọi ngày ra sao?
? giọng nói của thầy có gì khác thường?
?Cử chỉ thái độ của thầy?
? Thầy nói gì về việc học tiếng Pháp?
? Nét mặt, lời nói, hành động, cử chỉ của thầy lúc buổi học kết thúc?
? Em hiểu gì về câu nói: “khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ...lao tù”
? tìm trong truyện một số câu văn sử dụng phép so sánh và nêu tác dụng?
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung
Gv chuẩn kiến thức

*Mục tiêu: nhận diện được phép nhân hóa, các kiểu nhân hóa, tác dụng của phép nhân hóa.
Gv cho h/s hoạt động cá nhân
H/s đọc mục 3.a và thực hiện yêu cầu
?Tìm phép nhân hóa trong khổ thơ?
*Phương pháp , kĩ thuật dạy học :Thuyết trình , hoạt động cá nhân.
Gv chốt , chuyển

Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.3.b. tìm hiểu tác dụng phep nhân hóa.
H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận
Gv quan sát trợ giúp khi cần
PP,KT: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác, ...
? So sánh các cách diễn đạt? Cách sử dụng nhân hóa hay hơn ở chỗ nào?
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung
Gv chuẩn kiến thức.

Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu các kiểu nhân hóa.
H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện
GV quan sát trợ giúp khi cần
? xác định các sự vật được nhân hóa trong các ví dụ?
? mỗi ví dụ thuộc kiểu nhân hóa nào? Chỉ ra tác dụng của mỗi phép nhân hóa?
*Phương pháp , kĩ thuật dạy học :PP thảo luận cặp ,vấn đáp
Gv chốt.

*Mục tiêu: biết cách phân tích đoạn văn tả người. Xác định bố cục của nó? Biết viết đoạn văn, bài văn tả người.
Gv yêu cầu hs hđ chung cả lớp: đọc 3 đoạn văn.
Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.4. tìm hiểu phương pháp tả người.
H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận
Gv quan sát trợ giúp khi cần
PP,KT: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác, ...

? Mỗi đoạn văn tả ai?
? Người được tả có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
? Xác định bố cục của ví dụ (3) và nêu nội dung chính của mỗi phần.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung
Gv chốt

C. Hoạt động luyện tập:
Gv cho hs hoạt động cá nhân yêu cầu C.1 theo câu hỏi trong sách hướng dẫn
*Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp, thuyết trình
Gv quan sát trợ giúp
Gv yêu cầu h/s báo cáo kết quả

Gv cho h/s hoạt động cặp đôi ý C.2a,b,c. Xác định phép nhân hóa và nêu tác dụng?
H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận
Gv quan sát trợ giúp khi cần
Phương pháp,kĩ thuật dạy học :PP thảo luận cặp đôi, hợp tác
Gv cho h/s báo cáo kết quả

Gv cho hs hoạt động cá nhân yêu cầu C.4. theo câu hỏi trong sách hướng dẫn
*Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp, thuyết trình
Hs đặt câu theo yêu cầu trong phiếu học tập.
Gv yêu cầu h/s báo cáo kết quả

D. Hoạt động vận dụng:
Gv cho h/s thực hiện cá nhân ở nhà
1.Viết đoạn văn , thơ có sử dụng phép nhân hóa nói lên suy nghĩ khi nghe những bài hát ru.
2. Xây dựng dàn ý cho đề: Tả lại hình ảnh thầy cô giáo của em trong ngày đầu em đến trường
3. “Tiếng Việt ta rất giàu đẹp”. Em hiểu câu nói đó ntn?
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Gv cho h/s thực hiện cá nhân ở nhà
1. Sưu tầm tục ngữ ca dao có sử dụng phép nhân hóa
2. Đọc thêm : Tiếng mẹ đẻ ( R. Gam-da-tốp)

1. Đọc văn bản:

*Tác giả
- An-phông-xơ Đô-đê (1840 -1897). Là nhà văn hiện thực xuất sắc của nước Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
- Đề tài: chủ yếu viết về cảnh vật và con người miền Nam nước Pháp.
- Phong cách sáng tác: giọng văn nhẹ nhàng thấm đẫm chất đồng dao, thể hiện tinh thần nhân đạo, đặc biệt là tình yêu quê hương đất nước.
* Tác phẩm:
+ Hoàn cảnh sáng tác: Sau chiến tranh Pháp - Phổ (1870-1871), Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo-ren cho Phổ.
+ Xuất xứ: In trong tập truyện ngắn “ Những vì sao” – 1873
- Thể loại: Truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả
- Ngôi kể : 1
- Bố cục:
P1: Từ đầu...vắng mặt con: Phrăng trên đường tới trường
P2: Tiếp theo...Nhớ mãi buổi học cuối cùng này
P3: Còn lại: Giờ học kết thúc với hành động đột ngột của thầy Ha-men
- Chú thích

2. Tìm hiểu văn bản:
a.
(1)- Tên truyện: Là buổi học tiếng Pháp - tiếng dân tộc cuối cùng của người Pháp trên đất Pháp
(2)- Hoàn cảnh: Vùng An-dát của Pháp rơi vào tay nước Phổ. Từ đây sẽ không còn được học tiếng Pháp.
(3a) - Nhân vật chính: Chú bé Phrăng và thầy Ha-men
(3b) - Người kể chuyện : Chú bé Phrăng

(4.a) Quang cảnh trên đường và ở trường vào buổi sáng diễn ra buổi học cuối cùng.
- Sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Nhiều người đang đọc cáo thị của nước Đức.
-> Hiện tượng ban đầu như báo hiệu về một điều chẳng lành xảy ra.
- Khung cảnh lớp học:
+ Vắng lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
+ Lặng ngắt,
+ Thầy Ha-men dịu dàng mặc đẹp hơn mọi ngày.
+ Có cả dân làng với vẻ buồn rầu.
(4b) .Tất cả tạo nên không khí khác lạ, báo hiệu một sự kiện quan trọng sắp diễn ra.
- Thầy Ha-men nói: Hôm nay là bài học tiếng Pháp cuối cùng của các con
-> Vùng An-dát của Pháp đã rơi vào tay nước Đức. Việc học tập không còn được như trước nữa.Tiếng Pháp sẽ không còn được dạy.

(5) Tâm trạng nhân vật Phrăng.
- Thái độ của Phrăng đối việc học tiếng Pháp:
+ Định trốn học đi chơi-> giận mình vì bỏ phí thời gian học tập.
+ Từ chán sách đến thấy sách là bạn cố tri. + Thấy xấu hổ khi không thuộc bài, lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên.
+ Trong buổi học cuối cùng kinh ngạc khi thấy mình "hiểu đến thế...chưa bao giờ thấy mình chăm chú nghe đến thế."
- Thái độ đối với thầy Ha-men:
+ Từ sợ hãi: lẻn vào chỗ ngồi, đỏ mặt tía tai khi nhìn cây thước sắt khủng khiếp của thầy Ha-men, đến thân thiện, quí trọng thầy, thấy thầy mặc đẹp
+ Qua lời thầy nhận thấy quân Phổ là "Quân khốn nạn", nghĩ đến việc thầy sắp ra đi, thấy tội nghiệp cho thầy, chưa bao giờ thấy thầy lớn lao đến thế.

 Hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải.
- Tình yêu tiếng Pháp; quí trọng biết ơn người thầy, đó là tình yêu tiếng nói dân tộc, một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.

(6) Ý nghĩa truyện
-Tiếng nói là một giá trị văn hoá DT, yêu tiếng nói là yêu văn hoá dân tộc, là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói DT là sức mạnh của văn hoá, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một DT gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của DT mình

b. Hình ảnh thầy Ha-men
- Trang phục: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen, mũ bằng lụa đen thêu -> Đẹp
-> Thể hiện buổi học cuối cùng rất hệ trọng
- Thái độ đối với HS: không giận dữ, thật dịu dàng, nhiệt tình, kiên nhẫn giảng bài muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học trò.
- Những lời nói về việc học tiếng Pháp: Tai họa lớn nhất là bao giờ cũng hoãn lại việc học đến ngày mai...; Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới...phải giữ lấy nó và đừng bao giờ quên lãng nó...Khi một dân tộc...chốn lao tù

- Hành động, cử chỉ: thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn dằn mạnh hết sức, cố viết thật to: "Nước Pháp muôn năm".

c. Lời nói nhằm đề cao và khẳng định sức mạnh của tiếng nói dân tộc
Thầy là một người yêu nghề dạy học, và có lòng yêu nước sâu sắc.

d. Hình ảnh so sánh, tác dụng

Nhưng đúng ngày hôm đó mọi sự bình lặng như ngày chủ nhật -> Quang cảnh trang nghiêm của lớp học trong buổi học cuối cùng

- Dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi-> Nỗi buồn của người dân, tình yêu tiếng mẹ đẻ...
- Khi một dân tộc...chẳng khác nào...chốn lao tù-> Đề cao và khẳng định sức mạnh của tiếng nói dân tộc

3. Tìm hiểu về phép nhân hóa:
a. Nhân hóa là gì?
- Phép nhân hóa:

- Các sự vật được gán cho hành động của con người chuẩn bị chiến đấu: ông trời mặc áo giáp, ra trận, Cây mía múa gươm, kiến hành quân.
-Gọi ông trời bằng ông: Dùng đại từ gọi người để gọi sự vật.

b. So sánh hai cách diễn đạt
- Cách diễn đạt 1 bày tỏ thái độ tình cảm của con người - người viết-> có tính hình ảnh, làm cho các sự vật, sự việc được tả gần gũi hơn với con người.

- Cách diễn đạt 2 chỉ có tính chất miêu tả, tường thuật.
 Tác dụng: làm cho thế giới loài vật, cây cối...gần gũi với con người, biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người.

c. Sự vật được nhân hóa
- Miệng, tai, mắt, chân, tay.
-Tre
- Trâu.
d.Mỗi sự vật trên được nhân hoá bằng cách:

- Lão miệng, bác tai, cô mắt, cậu chân, cậu tay
-> Từ ngữ dùng gọi người

-Tre chống lại-xung phong- giữ-> Từ ngữ chỉ hành động, tính chất của người.
- Trâu ơi -> Từ ngữ vốn xưng hô với người

4. Tìm hiểu về phương pháp tả người:
(1)
- Đoạn 1: Tả Dượng Hương Thư - Người chèo thuyền, vượt thác.
- Đoạn 2: Tả Cai Tứ - Người đàn ông gian hùng.
- Đoạn 3: Tả hai đô vật tài, mạnh: Quắm đen và Ông Cản Ngũ trong keo vật ở Đền Đô.
(2)Đặc điểm mỗi đoạn
- Đoạn 2: Tả chân dung nhân vật Cai Tứ -> dùng ít động từ mà nhiều tính từ, danh từ
- Đoạn 1,3: Tập trung miêu tả chân dung nhân vật kết hợp với hành động-> dùng nhiều động từ, ít tính từ.
Những từ ngữ và hình ảnh thể hiện:
- Đoạn 1: Như một pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn...
- Đoạn 2: Mặt vuông, má hóp, lông mày lổm nhổm, đôi mắt gian hùng, mồm toe toét, tối om, răng vàng hợm...
- Đoạn 3: Lăn xả, đánh ráo riết, thế đánh lắt léo, hóc hiểm, thoắt biến hoá khôn lường... đứng như cây trồng giữa xới, thò tay nhấc bổng như giơ con ếch có buộc sợi dây ngang bụng, thần lực ghê gớm...

(3) Bố cục
- Mở bài: Cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu.
- Thân bài: Diễn biến của keo vật. Đoạn này có thể chia làm 3 đoạn nhỏ:
+ Những nhịp trống đầu tiên. Quắm Đen ráo riết tấn công. Ông Cản Ngũ lúng túng đón đỡ, bỗng bị mất đà do bước hụt.
+ Tiếng trống dồn lên, gấp rút giục giã. Quắm Đen cố mãi cũng không bê nỗi cái chân của ông Cản Ngũ.
+ Quắm Đen thất bại nhục nhã.
- Kết bài: Mọi người kinh sợ trước thần lực ghê gớm của ông Cản Ngũ.

1. Viết đoạn tả Phrăng hoặc thầy Ha-men

2. Phép nhân hóa, kiểu nhân hóa, tác dụng
a. - Bến cảng...đông vui - Tàu mẹ, tàu con
-Xe anh, xe em -Tất cả đều bận rộn
- Dùng từ vốn gọi người gọi vật, gán cho vật hành động như con người
 Gợi không khí lao động khẩn trương phấn khởi của con người nơi bến cảng.
b. Chòm cổ thụ dáng mãnh liệt trầm ngâm lặng nhìn...
Thuyền vùng vằng....
-> gán cho vật hành động như con người
=> Thiên nhiên cổ kính hoang sơ như đang lo lắng cho thử thách con người sắp gặp phải
Sự dữ dội ,nguy hiểm của dòng thác
c...... bị thương....cục máu lớn ->Từ ngữ chỉ hành động, tính chất của người
=> Sức tàn phán khủng khiếp của bom đạn, tố cáo tội ác chiến tranh

4. Đặt câu
- Dùng từ vốn gọi người gọi vật : Chị Hằng ơi hãy xuống trần gian với chúng em
- Từ ngữ chỉ hành động, tính chất của người : Bầu trời như khoác một chiếc áo hoa mới
- Từ ngữ vốn xưng hô với người : Gió ơi đừng thổi nữa....

Hs có thể thấy được giá trị của tiếng Việt hoặc chưa thấy được giá trị của nó. Gv định hướng, dẫn vào bài.

Hs có thể chia sẻ đúng về cách đọc có thể chưa hợp lí. Gv định hướng cách đọc cho hs

Hs cũng có thể có cách chia bố cục khác. Gv tùy theo cách chia của hs định hướng.

HS có thể không xác định chính xác điều khác lạ báo hiệu điều gì. Gv định hướng.

Hs có thể không xác định đầy đủ tâm trạng của cậu bé. Gv định hướng.

Một vài hs có thể chưa xác định được ý nghĩa của truyện. Gv định hướng.

Hs có thể không nêu được ý nghĩa của câu nói của thầy Ha-men. Gv định hướng.

Hs có thể không xác định được cụ thể tác dụng của phép so sánh. Gv định hướng.

Hs có thể chưa nói rõ được tác dụng của phép nhân hóa. Gv định hướng.

Một số hs có thể chưa xác định đúng sự vật được nhân hóa. Gv định hướng.

Hs có thể xác định chưa đúng đặc điểm nổi bật của người được tả. Gv định hướng.

Hs có thể có cách chia bố cục khác nhau. Gv tùy theo ý kiến hs định hướng cách chia bố cụ và nội dung phù hợp.

Hs có thể xác định không đầy đủ phép nhân hóa và không nêu được tác dụng phép nhân hóa. Gv định hướng.

Một vài hs có thể đặt câu chưa chính xác. Gv định hướng.

*Nhật kí qua bài dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.