Giáo án ngữ văn 6: Bài Lượm (tiết 1)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Lượm (tiết 1). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiếtk;

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Đọc hiểu:
LƯỢM
(Tiết 1)

- Tố Hữu -
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm: Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi trong sáng. Cảm nhận được ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm, tình cảm yêu mến trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm.
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ: các chi tiết miêu tả và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó trong bài thơ; nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng đọc diến cảm bài thơ (bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và xen lời đối thoại).
- Kỹ năng đọc hiểu bài thơ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.
- Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh so sánh và những lời đối thoại trong bài thơ.
3. Thái độ:
- Cảm phục trước sự hi sinh anh dũng của Lượm.
- Biết ơn những người anh hùng đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
a. Đọc thuộc lòng và diễn cảm ba khổ thơ đầu bài “ Đêm nay Bác không ngủ”- của nhà thơ Minh Huệ
b. Nêu cảm nhận của em về tình thương yêu của Bác đối với nhân dân trong bài thơ ấy?
Đáp án: Tình thương bao la rộng lớn: thương bộ đội, thương dân công mà không hề nghĩ đến bản thân(trong đêm gió cắt da cắt thịt, tuổi đã cao). Đó là tình thương của người cha già dành cho người con: ân cần, chu đáo...=> Bác thật đáng kính trọng!
3. Bài mới. ( 33 phút)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:3 phút
- GV cho HS quan sát hình ảnh 1 số hình ảnh về các anh hùng nhỏ tuổi và đặt câu hỏi: Điểm chung giữa họ là gì?
- HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung: Lê Văn Tám- Trần Quốc Toản- Võ Thị Sáu-Kim Đồng- họ đều là những thiếu niên nhưng anh dũng, kiên cường, có lòng căm thù giặc....
- GV dẫn dắt: Trong những trang lịch sử hào hùng của dân tộc chống giặc ngoại xâm, đã có sự đóng góp công sức rất lớn của những anh hùng độ tuổi thiếu niên. Người nhỏ nhưng trí không nhỏ, luôn trung dũng, kiên cường trong công việc nhưng vẫn luôn hồn nhiên, vui tươi. Lượm là một trong những đồng chí nhỏ như thế....
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Hoạt động 1: Giới thiệu chung văn bản
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về nhà thơ Tố Hữu?
- HS đọc chú thích và trình bày
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức

- GV bổ sung: Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành(1920 - 2002), quê ở tỉnh Thừa thiên Huế, là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam
Giáo viên khái quát lại và minh họa thêm.
Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, sớm giác ngộ cách mạng. Ông được xem như là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông tương đối phong phú với nhiều thể loại như thơ, tiểu luận, hồi kí,...Song nổi bật nhất là thơ, với các tập thơ lớn như: Từ ấy, Việt bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa,... I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:

- Tố Hữu(1920- 2002)
- Quê: Thừa Thiên Huế.
- Ông là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại VN.
- Bước 2: GV đặt câu hỏi: Bài thơ được viết năm nào?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức:

TL: Bài thơ “Lượm” được ông sáng tác năm 1949 trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Cho HS quan sát lời tâm sự của tác giả. 2. Tác phẩm
- Sáng tác 1949 trích trong
“ Việt Bắc”
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản
- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn đọc: đoạn đầu lướt nhanh, vui. Đoạn Lượm hi sinh đọc lắng xuống, ngừng giữa các dòng thơ, trang nghiêm, cảm động.
Lưu ý: Cũng là đoạn thơ miêu tả Lượm
+ Đoạn đầu đọc nhanh => phấn khởi
+ Đạn sau đọc trầm- trùng giọng => xót thương II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc, chú thích.
- Bước 2: GV yêu cầu HS: Nhận xét thể thơ? Phương thức biểu đạt của bài thơ?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV giải thích thêm: Thể thơ 4 chữ: xuất hiện từ xa xưa, được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè, thích hợp với lối kể chuyện , thường có vần lưng và vần chân xen kẽ, gieo liền hoặc gieo cách, nhịp phổ biến là 2/2: Vd SGK/77)
Chú bé/ loắt choắt
Cái xắc/ xinh xinh
Cái chân / thoăn thoắt
Cái đầu / nghênh nghênh. 2. Kết cấu- bố cục
* Thể thơ, phương thức biểu đạt:
- Thể thơ 4 chữ kết hợp miêu tả + kể chuyện + biểu cảm.
- Bước 3: GV đặt câu hỏi: Bài thơ vừa kể vừa tả về Lượm bằng lời của ai? Kể qua những sự việc chính nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Kể bằng lời của người chú qua sự việc: 2 chú cháu gặp nhau tình cờ, biết Lượm đi làm cách mạng-> người chú nghe tin Lượm hi sinh-> tái hiện lại hình ảnh Lượm
- Bước 4: GV đặt tiếp câu hỏi: Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
* Bố cục:
- 3 đoạn
- Đ1:...xa dần: Cuộc gặp gỡ và hình ảnh Lượm đáng yêu
- Đ2: Cháu đi...giữa đồng: Lượm đi làm liên lạc cho cách mạng và hi sinh
- Đ3: Còn lại: hình ảnh Lượm
- Bước 5: GV yêu cầu HS đọc Đ1 và trả lời câu hỏi: Người chú gặp Lượm trong hoàn cảnh nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: 3. Phân tích
a. Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ

- Hoàn cảnh: Tình cờ vào Huế công tác
- Bước 6: GV chia lớp thanh 4 nhóm, thảo luận phiếu học tập số 1 (3 phút), tìm những chi tiết về hình dáng, trang phục, lời nói, cử chỉ của Lượm
- Các nhóm thảo luận và trả lời.
GV đặt tiếp câu hỏi: Trong cuộc gặp gỡ ấy Lượm hiện lên qua những chi tiết nào về hình dáng, trang phục, lời nói?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- Hình dáng: loắt choắt, nhỏ nhắn
Phiếu học tập
Hình ảnh nhân vật Lượm ( khổ 2,3,4,5)
Các chi tiết miêu tả Vẻ đẹp đáng mến. đáng yêu Các biện pháp nghệ thuật
Trang phục
Hình dáng
Cử chỉ
Lời nói

- GV: Loắt choắt gợi dáng vẻ chú bé như thế nào?
 Dáng vẻ nhỏ bé và nhanh nhẹn
- GV đặt tiếp câu hỏi: trang phục của chú được miêu tả ra sao?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV bổ sung: Trang phục đặc biệt, tiêu biểu. ( giống trang phục của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống TDP)

- Trang phục: Cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch  đặc biệt, tiêu biểu
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ miêu tả của tác giả: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh..?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu
- Bước 7: GV yêu cầu HS tìm các chi tiết thể hiện tính cách của Lượm. Rút ra nhận xét về tính cách chú bé?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
+ Các chi tiết: ca lô đội lệch, huýt sáo vang

- Tính cách: Nghịch ngợm yêu đời.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Cử chỉ của chú được miêu tả như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Huýt sáo vang- như chim chích ...đường vàng

- Cử chỉ: nhanh nhẹn, tinh nghịch.
- GV đặt thêm câu hỏi: Tại sao tác giả lại ví chú bé Lượm như con chim chích mà không ví với loài chim khác? Dụng ý của tác gỉa khi ví như thế ?
- HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung: Vì loài chim ấy nhỏ nhắn, nhanh nhẹn phép so sánh
- Bước 8: GV đặt câu hỏi: Ví Lượm như con chim chích nhảy trên đường vàng vậy con đường vàng ở đây là con đường nào?
- HS suy nghi trả lời, GV nhận xét và bổ sung:
Có thể là con đường trải lá vàng, cát vàng, con đường CM, con đường đưa dân tộc đến bến bờ hạnh phúc  có lẽ là thế nên Lượm say mê, yêu thích hoạt động CM vì điều ấy.
- Bước 9: GV đặt câu hỏi: Lời nói của chú bé Lượm bộc lộ tình cảm gì với công việc, với con đường mà Lượm đang chọn?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà

- Lời nói: tự nhiên, chân thật
 yêu thích hoạt động cách mạng

- Bước 10: Thảo luận theo cặp đôi và chỉ ra các đặc điểm nghệ thuật:
+ Tác giả đã dùng những phương pháp miêu tả nào?
+ Cách dùng từ, nhịp thơ có gì đặc sắc?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Quan sát, hồi tưởng , so sánh.
Từ ngữ gợi tả, từ láy.
- GV bổ sung: Đây là một trong những đoạn thơ miêu tả đặc sắc mà ta cần học tập: tác giả đã sử dụng các kĩ năng quan sát, hồi tưởng, so sánh, dùng từ ngữ gợi tả, từ láy, chọn lọc các hình ảnh tiêu biểu.
- Gv đặt tiếp câu hỏi: Những nét NT đặc sắc ấy dùng để miêu tả Lượm nhằm làm nổi bật đặc điểm đáng yêu nào của chú bé Lượm?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- Nghệ thuật: Quan sát, hồi tưởng, tưởng tượng, so sánh, từ ngữ gợi tả, từ láy, nhịp thơ nhanh.

=> Lượm hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia kháng chiến, đáng yêu!
- Bước 11: GV yêu cầu HS đọc Đ2 và trả lời câu hỏi: Đoạn thơ tái hiện lại hình ảnh nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Lượm đưa thư trong hoàn cảnh?(cấp bách, nguy hiểm hay bình yên?)
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV nói về công việc đưa thư ngày đó: đưa thư trực tiếp tới cấp trên.... * Lượm đi làm liên lạc và hi sinh

- Hoàn cảnh đưa thư: nguy hiểm, cấp bách.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Những lời thơ nào miêu tả hình ảnh Lượm đưa thư trong hoàn cảnh ấy?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Vụt qua mặt trận, đạn bay vèo vèo, sợ chi hiểm nghèo
- GV đặt tiếp câu hỏi: Vụt thuộc loại từ nào? Diễn tả hành động ra sao?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
+ Động từ mạnh  chạy rất nhanh, thi cùng đạn địch.
- Bước 12: GV đặt câu hỏi: Đạn bay vèo vèo diễn tả không khí mặt trận như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Âm thanh đạn nhiều, bay gần sát  Miêu tả sự nguy hiểm, ác liệt của mặt trận.

- Mặt trận: nguy hiểm, ác liệt
- GV: Vậy mà chú bé khẳng định: “ sợ chi hiểm nghèo”
Qua hành động và câu nói ấy cho biết Lượm là chú bé như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
 Dũng cảm, gan dạ, không sợ hi sinh nguy hiểm.
Lượm hăng hái tham gia cách mạng nhưng kẻ thù đã không cho em thực hiện lí tưởng của mình

- Dũng cảm, gan dạ, hăng hái,không sợ hi sinh nguy hiểm, quyết hoàn thành nhiệm vụ.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 p
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm bài thơ Lượm.
- Gọi 1-2 HS đọc. HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và sửa chữa những lỗi về cách đọc, chính tả cho HS.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV yêu cầu HS: Em hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh chú bé Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu.
- HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét, bổ sung
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (5 phút)
* Học bài cũ.
- Học thuộc 5 khổ thơ đầu của bài thơ.
- Nêu cảm nhận của em về hình ảnh chú bé Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu.
* Chuẩn bị bài mới: Soạn tiếp văn bản Lượm.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.