Giáo án ngữ văn 6: Bài Ôn tập về dấu câu

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập về dấu câu. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
-Tìm hiểu công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy
2. Kỹ năng:
- Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy trong khi viết
- Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu
chấm than, dấu phẩy.
3. Thái độ:
- Có ý thức trong việc sử dụng đúng dấu câu khi ngăn cách thành phần câu,… khi kết thúc câu
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Giao tiÕp: tr×nh bµy suy nghÜ, ý t­ëng, th¶o luËn vµ chia sÎ kinh nghiÖm c¸ nh©n vÒ c¸ch sö dông dÊu c©u phï hîp.
- Giải quyết vấn đề, ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng dấu câu thích hợp
- Năng lực sáng tạo: Biết sử dụng dấu câu phù hợp với mục đích giao tiếp; So sánh cách dùng các dấu câu để thấy được mục đích diễn đạt
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, thảo luận ...
+ Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra công dụng, cách sử dụng dấu chấm, dấu hỏi, dấu than.
+ Thực hành có hướng dẫn: Viết câu, đoạn văn có sử dụng dấu chấm, dấu hỏi, dấu than theo những tình huống cụ thể.
- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách sử dụng dấu chấm, dấu hỏi, dấu than; Các kĩ thuật khác: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày một phút ...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Bài soạn, tranh minh hoạ (SGK) ...
- HS: Đọc truyện và soạn bài theo hướng dẫn trong SGK.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Khi viết câu, ta có thể mắc những lỗi gì ? Nêu cách chữa lỗi khi câu thiếu CN?
Yêu cầu:
- Các lỗi có thể mắc: Thiếu CN, thiếu VN...
- Khi câu thiếu chủ ngữ: Thêm chủ ngữ cho câu. Hoặc: Chuyển trạng ngữ thành CN...
3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ: Ở bậc tiểu học, em đã học những dấu câu nào?
- HS trả lời.
- GV dẫn dắt: Các dấu câu được phân thành 2 loại: dấu đặt cuối câu và dấu đặt trong câu. Các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than là các dấu đặt cuối câu. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công dụng của các loại dấu câu và những lỗi thường gặp phải khi sử dụng chúng.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 25p
Hoạt động của Gv và HS Nội dung bài học
HĐ 1: Tìm hiểu công dụng các loại dấu câu I. Công dụng
- Bước 1: Gv yêu cầu HS đọc VD và đặt các dấu chấm, dấu hỏi, chấm than vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn.
- HS làm – HS và GV nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức
- GV đặt tiếp câu hỏi: Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy?
- Bước 2: GV đặt câu hỏi: Cách dùng dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong những câu ở ví dụ 2 có gì đặt biệt?
- HS trả lời. GV bổ sung, chuẩn kiến thức:
- Bước 3: GV yêu cầu HS đọc ví dụ 2 và rút ra nhận xét.
- GV giải thích thêm: Câu 2 và 4 là câu cầu khiến nhưng cuối các câu ấy dùng dấu chấm. Dấu (!), (?) đặt trong ngoặc đơn để thể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hoặc nội dung của từ ngữ đó).
1, Phân tích ngữ liệu.
1.1. Ngữ liệu – Sgk T149

- a, c: Dấu chấm than đặt cuối câu cảm thán và câu cầu khiến.
- d: Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật.
- b: Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn.
- Một số trường hợp đặt biệt: Dùng dấu câu không đúng với kiểu câu, nhằm biểu đạt tư tưởng tình cảm...

1.2. Ngữ liệu – Sgk T157

- Câu a: Câu thứ hai và câu thứ tư đều là câu cầu khiến, nhưng các câu ấy đều dùng dấu chấm. Đây là cách dùng đặc biệt của dấu chấm để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm.
- Câu b:Dấu chấm than và dấu chấm hỏi được đặt trong ngoặc (!?) với ngụ ý nghi ngờ, pha sắc thái châm biếm.
- Bước 4: GV gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- HS đọc. GV nhấn mạnh kiến thức. 2, Ghi nhớ:(Sgk/150)
HĐ 2: Chữa một số lỗi thường gặp II. Chữa một số lỗi thường gặp
- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc ví dụ 1 và so sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu.
- HS làm và giải thích. GV nhận xét, chuẩn kiến thức:
- 1a: dùng dấu chấm: đúng; dùng dấu (,) không thật hợp lí vì làm cho câu này trở thành câu ghép có 2 vế nhưng 2 vế câu không liên quan chặt chẽ với nhau.
- 1b: Dùng dấu (;) là đúng, câu có 2 vị ngữ được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ: vừa... vừa ...

- Bước 2: Đọc ví dụ thứ 2 và trả lời: Cách dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong các câu dưới đây vì sao không đúng? Hãy chữa lại các dấu câu ấy cho đúng.
- HS làm và giải thích. GV nhận xét, chuẩn kiến thức:

- 1a: Dùng dấu chấm: đúng,
dùng dấu (,) chưa hợp lí

- 1b: Dùng dấu (;) là đúng, câu có 2 vị ngữ được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ: vừa... vừa ...

- 2 a, b: Dấu chấm hỏi, dấu chấm than đặt cuối câu trần thuật: sai.

- a, b ( T 158): Đặt dấu phẩy vào đúng chỗ của nó
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp, thực hanh
- Thời gian: 20 phút
HĐ 3: luyện tập
- Gv chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Bài tập 1
+ Nhóm 2: Bài tập 2
+ Nhóm 3: Bài tập 3
+ Nhóm 4: Bài tập 4
- Các nhóm thảo luận và trình bày. Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức. III. Luyện tập
Bài tập 1: Đặt lại dấu câu
Bài tập 2: Câu chưa đúng là:
- Câu "Chưa?" (câu tỉnh lược thành phần) không phải là câu nghi vấn không mà là câu trần thuật nên đặt dấu chấm hỏi cuối câu là sai. Ta thay dấu chấm hỏi bằng dấu chấm
- Câu "Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy?" là câu trần thuật nên sửa dấu chấm hỏi bằng dấu chấm.
Bài tập 3:
- Vì câu 2 là câu trần thuật, câu 3 là câu cầu khiến nên không thể đặt dấu chấm than vào cuối câu
- Câu 1 là câu cảm thán nên có thể đặt dấu chấm than vào cuối câu.
=> Động Phong Nha thật đúng là "Đệ nhất kì quan" của nước ta!
Bài tập 4: Đặt dấu câu thích hợp
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV giao bài tập cho HS. HS thảo luận và trả lời.
Trong các đoạn trích sau, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy dùng để làm gì?
a) Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
(Thép Mói, Cây tre Việt Nam)
b)
– Bác ơi! Bác chưa ngủ?
Bác có lạnh lắm không?
(Minh Huệ, Đêm nay Bác không ngủ
Gợi ý đáp án:
a) Dấu chấm than được đặt cuối câu cảm thán. Dấu phẩy thứ nhất được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các thành phần của câu; dấu phẩy thứ hai, thứ ba, thứ tư được dùng để đánh dấu giữa những từ ngữ cùng chức vụ trong câu.
c)
+ Dấu chấm than đặt cuối câu cảm thán.
+ Dấu chấm hỏi: đặt cuối câu nghi vấn.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn
- GV giao BTVN: Viết một đoạn hội thoại ngắn có sử dụng các loại dấu câu đã học. Chỉ ra công dụng của các dấu câu đó.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ, tìm và sửa lỗi dùng dấu câu trong các bài viết của bản thân. Tìm một số ví dụ về sử dụng dấu phẩy hiệu quả đạt mục đích giao tiếp, một số ví dụ về sử dụng dấu phẩy sai chức năng và sửa lại cho đúng.
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập – kiểm tra tiếng Việt

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.